Trắc Nghiệm Công Dân 11 Bài 2: Hàng Hóa, Tiền Tệ, Thị Trường (P3)

Câu 1: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua yếu tố nào dưới đây?

  • A. Giá trị trao đổi.
  • B. Giá trị số lượng, chất lượng.
  • C. Lao động xã hội của người sản xuất.
  • D. Giá trị sử dụng của hàng hoá.

Câu 2: Tiền tệ có mấy chức năng?

  • A. Hai chức năng
  • B. Ba chức năng
  • C. Bốn chức năng
  • D. Năm chức năng

Câu 3: Giá trị của hàng hoá được thực hiện khi

  • A. người sản xuất cung ứng hàng hoá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
  • B. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán.
  • C. người sản xuất mang hàng hoá ra thị trường bán và bán được.
  • D. người sản xuất cung ứng được hàng hoá có nhiều giá trị sử dụng.

Câu 4: Tiền làm chức năng phương tiện cất trữ trong trường hợp nào dưới đây?

  • A. Gửi tiền vào ngân hàng
  • B. Mua vàng cất vào két
  • C. Mua xe ô tô
  • D. Mua đô là Mĩ

Câu 5: Giá trị của hàng hoá là:

  • A. lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá.
  • B. lao động của người sản xuất được kết tinh trong hàng hoá.
  • C. lao động xã hội của người sản xuất được kết tinh trong hàng hoá.
  • D. lao động của người sản xuất hàng hoá.

Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và các hình thái giá trị là xuất hiện:

  • A. Thị trường
  • B. Hàng hóa
  • C. Tiền tệ
  • D. Kinh tế

Câu 7: Công thức H-T-H, trong đó, H-T là quá trình bán, T-H là quá trình mua, người ta bán hàng lấy tiền rồi dùng tiền mua hàng là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

  • A. Thước đo giá trị
  • B. Phương tiện lưu thông.
  • C. Phương tiện cất trữ
  • D. Phương tiện thanh toán.

Câu 8: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ được gọi là

  • A. Chợ.
  • B. Kinh tế.
  • C. Thị trường.
  • D. Sản xuất.

Câu 9: Mục đích mà người tiêu dùng hướng đên hàng hóa là

  • A. giá cả của hàng hoá.
  • B. lợi nhuận.
  • C. công dụng của hàng hoá.
  • D. mẫu mã của hàng hoá.

Câu 10: Tiền tệ thực hiện chức năng tiền tệ thế giới khi

  • A. tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hoá.
  • B. trao đổi hàng hoá vượt khỏi biền giới của một quốc gia
  • C. tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
  • D. tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.

Câu 11: Những chức năng của thị trường là gì?

  • A. Thông tin, điều tiết.
  • B. Kiểm tra, đánh giá.
  • C. Thừa nhận, quy định
  • D. Cả a, b, c đúng.

Câu 12: Công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người là

  • A. giá trị.
  • B. chức năng.
  • C. giá trị sử dụng
  • D. chất lượng.

Câu 13: Chức năng nào dưới đây của tiền tệ đòi hỏi tiền phải là tiền bằng vàng?

  • A. Thước đo giá trị.
  • B. Phương tiện lưu thông
  • C. Phương tiện cất trữ
  • D. Phương tiện thanh toán.

Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng cơ bản của thị trường:

  • A. Chức năng thực hiện thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá
  • B. Chức năng thông tin.
  • C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  • D. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

Câu 15: Tại sao nói tiền tệ là hàng hóa đặc biệt?

  • A. Vì tiền tệ chỉ xuất hiện khi sản xuất hàng hóa đã phát triển.
  • B. Vì tiền tệ ra đời là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của các hình thái giá trị.
  • C. Vì tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa.
  • D. Vì tiền tệ là hàng hóa nhưng không đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán.

Câu 16: Thị trường bao gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?

  • A. Hàng hoá, tiền tệ, cửa hàng, chợ.
  • B. Hàng hoá, người mua, người bán
  • C. Hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
  • D. Người mua, người bán, tiền tệ.

Câu 17: Khi là người mua hàng trên thị trường, em chọn trường hợp nào sau đây để có lợi nhất?

  • A. Cung bằng cầu.
  • B. Cung nhỏ hơn cầu
  • C. Cung lớn hơn cầu
  • D. Cung nhỏ hơn cầu rất nhiều.

Câu 18: Quan hệ về số lượng hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau là:

  • A. gía trị.
  • B. giá trị sử dụng.
  • C. giá trị cá biệt.
  • D. giá trị trao đổi.

Câu 19: Anh A trồng rau sạch bán lấy tiền mua dụng cụ học tập cho con. Trong trường hợp này, tiền tệ thể hiện chức năng nào sau đây?

  • A. Thước đo giá trị
  • B. Phương tiện lưu thông.
  • C. Phương tiện cất trữ
  • D. Phương tiện thanh toán

Câu 20: Hãy chỉ ra đâu là hình thái tiền tệ?

  • A. 1 con gà = 9 kg thóc = 5 m vải.
  • B. 0.1 gam vàng = 5 m vải = 5 kg chè.
  • C. 1 con gà + 9 kg thóc + 5 m vải.
  • D. 0.1 gam vàng + 5 m vải + 5 kg chè

Câu 21: Theo quy luật lưu thông tiền tệ, nếu số lượng tiền vàng ít hơn mức cần thiết cho lưu thông hàng hoá thì tiền vàng sẽ

  • A. được cất trữ nhiều hơn.
  • B. được đưa vào lưu thông nhiều hơn.
  • C. giảm giá trị.
  • D. giảm số vòng luân chuyển.

Câu 22: Chị A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng nào dưới đây?

  • A. Phương tiện thanh toán.
  • B. Phương tiện giao dịch.
  • C. Thước đo giá trị
  • D. Phương tiện lưu thông.

Câu 23: Tháng 06 năm 2017, 1 USD đổi được 22.300 VNĐ, điều này được gọi là

  • A. tỉ giá hối đoái.
  • B. tỉ giá trao đổi.
  • C. tỉ giá giao dịch.
  • D. tỉ lệ trao đổi.

Câu 24: Qua quan sát, A biết thị trường đang rất thiếu mít không hạt để bán. Điều này thể hiện chức năng nào của thị trường?

  • A. thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
  • B. Thông tin
  • C. Điều tiết sản xuất
  • D. Định lượng

Từ khóa » Tiền Tệ Có Mấy Chức Năng Cơ Bản Trắc Nghiệm