Trắc Nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 (có đáp án): Tác động Của Nội Lực đến ...

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều ❮ Bài trước Bài sau ❯

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 có đáp án Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều

  • Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8(Chân trời sáng tạo)
  • Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8(Cánh diều)
  • (Chân trời sáng tạo) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

    Xem chi tiết

  • (Cánh diều) Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa

    Xem chi tiết

Haylamdo biên soạn và sưu tầm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8 có đáp án sách mới Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng sẽ giúp học sinh ôn tập trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8. Bạn vào tên bài học hoặc Xem chi tiết để theo dõi bài viết.

Trắc nghiệm Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất - Chân trời sáng tạo

Câu 1. Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí

A. chí tuyến lục địa và xích đạo.

B. chí tuyến hải dương và xích đạo.

C. chí tuyến và xích đạo.

D. bắc xích đạo và nam xích đạo.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí bắc xích đạo và nam xích đạo.

Câu 2. Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm

A. cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Nam.

B. cao nhất và thấp nhất đều ở trên lục địa.

C. cao nhất ở hoang mạc, thấp nhất ở cực Bắc.

D. cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.

Câu 3. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là

A. nhiệt từ các tầng của khí quyển truyền vào.

B. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời xuống Trái Đất.

C. nhiệt từ trong lòng Trái Đất truyền ra ngoài.

D. nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?

A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.

B. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.

C. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.

D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong khí quyển hơi nước chỉ chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ (chưa đến 1%), nhưng phân bố không đều trên Trái Đất và có vai trò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu.

Câu 5. Đặc điểm của khối khí chí tuyến là

A. rất nóng.

B. rất lạnh.

C. nóng ẩm.

D. lạnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.

Câu 6. Số lượng dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất là

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Trên Trái Đất có 1 dải hội tụ duy nhất, đó là dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là

A. áp suất không khí giảm.

B. thời gian chiếu sáng giảm.

C. không khí càng loãng.

D. góc nhập xạ giảm.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là do góc nhập xạ giảm làm cho lượng bức xạ, nhiệt và ánh sáng giảm dần từ xích đọa về vùng cực.

Câu 8. Các khối khí chính trên Trái Đất là

A. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

B. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

C. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.

D. hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.

Câu 9. Khối khí xích đạo được phân chia thành mấy kiểu?

A. l.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương -> Khối khí xích đạo được phân chia thành 1 kiểu duy nhất.

Câu 10. Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về

A. độ dày và hướng.

B. tốc độ di chuyển.

C. tính chất vật lí.

D. thành phần ô-xy.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.

Câu 11. Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào sau đây?

A. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo.

B. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều.

C. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

D. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Điểm khác biệt cơ bản lớn nhất giữa dải hội tụ nhiệt đới với frông là về phạm vi hoạt động. Dải hội tụ có phạm vi hoạt động hẹp, chỉ hoạt động ở khu vực quanh xích đạo; còn frông hoạt động rộng, cả vùng ôn đới và cực.

Câu 12. Khu vực nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất?

A. Chí tuyến Bắc.

B. Xích đạo.

C. Vòng cực.

D. Chí tuyến Nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ nhưng chí tuyến là khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất do khu vực này diện tích đại dương ít, lục địa lớn.

Câu 13. Trên mỗi bán cầu có mấy frông?

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP).

Câu 14. Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí

A. ôn đới và chí tuyến.

B. địa cực và ôn đới.

C. địa cực lục địa và địa cực hải dương.

D. ôn đới lục địa và ôn đới hải dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí ôn đới và chí tuyến.

Câu 15. Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. ôn đới.

D. địa cực.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới với tính chất cơ bản là lạnh và khô (nếu đi qua biển có tính chất lạnh, ẩm).

Trắc nghiệm Bài 8: Khí áp, gió và mưa - Cánh diều

Câu 1. Ở Bắc bán cầu, gió Tây ôn đới thổi quanh năm theo hướng

A. đông nam.

B. tây nam.

C. đông bắc.

D. tây bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Gió Tây ôn đới là gió thổi quanh năm từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ôn đới theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam và thường có độ ẩm cao, gây mưa.

Câu 2. Tính chất của gió Mậu dịch là

A. lạnh khô.

B. nóng ẩm.

C. ẩm.

D. khô.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chất của gió nói chung là khô.

Câu 3. Đặc điểm của gió mùa là

A. nhiệt độ các mùa giống nhau.

B. tính chất không đổi theo mùa.

C. hướng gió thay đổi theo mùa.

D. độ ẩm các mùa tương tự nhau.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng (Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền) và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với gió mùa?

A. Do chênh lệch áp giữa các đới gây ra.

B. Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương.

C. Mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền.

D. Thường xảy ra ở phía đông đới nóng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng (Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền) và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương (gió mùa ngoại chí tuyến) hoặc giữa hai bán cầu (gió mùa nội chí tuyến). Gió mùa phân bố chủ yếu ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,…

Câu 5. Ở Bắc bán cầu, gió Mậu dịch thổi quanh năm theo hướng

A. đông nam.

B. đông bắc.

C. tây bắc.

D. tây nam.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chất của gió nói chung là khô.

Câu 6. Gió Đông cực thổi từ áp cao

A. cực về ôn đới.

B. chí tuyến về xích đạo.

C. cực về xích đạo.

D. chí tuyến về ôn đới.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Gió Đông cực là gió thổi từ vùng áp cao cực về áp thấp ôn đới theo hướng đông bắc bán cầu Bắc và hướng đông nam ở bán cầu Nam, rất lạnh và khô.

Câu 7. Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió Mậu dịch.

B. Gió biển, đất.

C. Gió mùa.

D. Gió Tây ôn đới.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chất của gió nói chung là khô.

Câu 8. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu là do

A. sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.

B. hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.

C. sự phân bố các vành đai áp xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

D. các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng (Mùa đông thổi từ lục địa ra đại dương; mùa hạ thổi từ đại dương vào đất liền) và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau. Nguyên nhân hình thành gió mùa chủ yếu do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương (gió mùa ngoại chí tuyến) hoặc giữa hai bán cầu (gió mùa nội chí tuyến). Gió mùa phân bố chủ yếu ở đới nóng như: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ô-xtrây-li-a,…

Câu 9. Tính chất của gió Tây ôn đới là

A. lạnh khô.

B. nóng ẩm.

C. khô.

D. ẩm.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Gió Tây ôn đới là gió thổi quanh năm từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp ôn đới theo hướng tây nam ở bán cầu Bắc, hướng tây bắc ở bán cầu Nam và thường có độ ẩm cao, gây mưa.

Câu 10. Gió Mậu dịch thổi từ áp cao

A. chí tuyến về xích đạo.

B. cực về xích đạo.

C. cực về ôn đới.

D. chí tuyến về ôn đới.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Gió Mậu dịch thổi từ đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp xích đạo, có hướng và tốc độ tương đối ổn định quanh năm, ở bán cầu Bắc có hướng đông bắc, ở bán cầu Nam có hướng đông nam, tính chất của gió nói chung là khô.

Câu 11. Gió nào sau đây thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam Á?

A. Tín phong bán cầu Bắc.

B. Gió Đông Bắc từ phương Bắc đến.

C. Tín phong bán cầu Nam.

D. Gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Gió Tín phong bán cầu Nam sau khi vượt qua xích đạo trở thành gió Tây Nam (do tác động của lực Coriolit) do di chuyển trên quãng đường dài, mang theo lượng hơi ẩm lớn nên thường gây nhiều mưa cho khu vực Đông Nam

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa?

A. Hoạt động của gió kết hợp với độ cao, độ dốc và hướng sườn núi theo mùa.

B. Giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa.

C. Các vành đai khí áp phân bố xen kẽ và đối xứng nhau qua áp thấp xích đạo.

D. Các lục địa và các đại dương có biên độ nhiệt độ năm khác nhau theo mùa.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của các vùng khí áp cao và khí áp thấp ở lục địa và đại dương theo mùa là do giữa lục địa và đại dương có sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều theo mùa (Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn).

Câu 13. Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió

A. Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương.

B. Mậu dịch từ bán cầu Nam và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

C. tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương và Tín phong bán cầu Bắc.

D. từ Bắc Ấn Độ Dương và Đông Bắc từ cao áp phương Bắc.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: A

Vào mùa hạ, trung tâm áp thấp I-ran (Nam Á) hút gió Mậu dịch từ bán cầu Nam và tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương. Gió Mậu dịch đi qua biển mang nhiều ẩm, gây mưa lớn cho vùng phía Nam dãy Hi-ma-lay-a,…

Câu 14. Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam có tính chất

A. nóng, khô.

B. nóng, ẩm.

C. lạnh, khô.

D. lạnh, ẩm.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: C

Về mùa đông, gió Đông Bắc thổi từ các cao áp phương Bắc về phía nam có tính chất lạnh, khô. Gió Đông Bắc gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta.

Câu 15. Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng

A. đầu buổi chiều.

B. đầu buổi tối.

C. lúc giữa khuya.

D. lúc gần sáng.

Hiển thị đáp án

Đáp án đúng là: D

Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, có sự khác nhau rõ rệt về độ ẩm, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Gió đất có cường độ mạnh nhất vào khoảng lúc gần sáng; còn Gió biển có cường độ mạnh nhất vào khoảng đầu buổi chiều.

Lưu trữ: trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất(sách cũ)

Hiển thị đáp án

Câu 1: Nội lực là

A. lực phát sinh từ vũ trụ.

B. lực phát sinh từ bên trong trái đất.

C. lực phát sinh từ lớp vỏ trái đất.

D. lực phát sinh từ bên ngoai, trên bề mặt trái đất.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Mục I, SGK/29 địa lí 10 cơ bản.

Câu 2: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

A. nguồn năng lượng trong lòng trái đất.

B. nguồn năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.

C. nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời.

D. nguồn năng lượng từ đại dương ( sóng, thủy triều, dòng biển,... ).

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục I, SGK/29 địa lí 10 cơ bản.

Câu 3: Vận động làm cho các lục địa được nâng lên hay hạ xuống các lớp đất đá bị uốn nếp hay đứt gãy gọi chung là

A. vận động tạo núi.

B. vận động theo phương thẳng đứng.

C. vận động theo phương nằm ngang.

D. vận động kiến tạo.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/29 địa lí 10 cơ bản.

Câu 4: Vận động của vỏ trái đất theo phương thẳng đứng (còn gọi là vận động nâng lên và hạ xuống ) có đặc điểm là

A. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích lớn.

B. xảy ra rất nhanh và trên một diện tích nhỏ.

C. xảy ra rất chậm và trên một diện tích lớn.

D. xảy ra rất chậm và trên một diện tích nhỏ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/29 địa lí 10 cơ bản.

Câu 5: Hệ quả của vận động theo phương thẳng đứng là

A. làm cho các lớp đất đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng.

B. làm cho các lớp đất đá bị gãy đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau.

C. làm cho bộ phận này của lục địa kia được nâng lên khi bộ phận khác bị hạ xuống.

D. làm cho đất đá di chuyển từ chỗ cao xuống chỗ thấp.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/29 địa lí 10 cơ bản.

Câu 6: Hệ quả của hiện tượng uốn nếp là

A. sinh ra hiện tượng biển tiến, biển thoái.

B. hình thành núi lửa động đất.

C. tạo ra các hẻm vực , thung lũng.

D. làm xuất hiện các dãy núi.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/30 địa lí 10 cơ bản.

Câu 7: Thung lũng sông Hồng ở nước ta được hình thanh do kết quả của hiện tượng

A. đứt gãy.

B. biển tiến.

C. uốn nếp.

D. di chuyển của các địa mảng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Mục II, SGK/30 địa lí 10 cơ bản.

Câu 8: Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu nhà nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của

A. vận động nâng lên , hạ xuống.

B. hiện tượng uốn xếp.

C. hiện tượng đứt gãy.

D. các trận động đất.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Ở nhiều đảo đá tại vịnh Hạ Long thường gặp những vết lõm sâu chảy dài trên vách đá đánh dấu nước biển ở những thời kỳ địa chất xa xôi đó là dấu vết của vận động nâng lên, hạ xuống sinh ra hiện tượng biển thoái và biển tiến.

Câu 9: Dãy núi Con Voi ở tả ngạn sông Hồng được hình thanh do kết quả của hiện tượng

A. Núi lửa.

B. Uốn xếp.

C. Động đất, núi lửa.

D. Di chuyển của các địa mảng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Mục II, SGK/31 địa lí 10 cơ bản.

Câu 10: Phần lớn lãnh thổ nước Hà Lan nằm dưới mực nước biển , đó là hậu quả của

A. Hiện tượng uốn xếp.

B. Hiện tượng đứt gãy.

C. Động đất, núi lửa.

D. Vận động nâng lên, hạ xuống.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Mục II, SGK/29 địa lí 10 cơ bản.

Từ khóa » địa Lí 10 Bài 8