Trắc Nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một Số Vấn đề Mang Tính ...
Có thể bạn quan tâm
- Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 (có đáp án): Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 3)
- Lý thuyết Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3 năm 2023 (có đáp án)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 2)
Câu 12: Hậu quả của nhiệt độ Trái Đất tăng lên là
Quảng cáoA. thảm thực vật bị thiêu đốt.
B. suy giảm hệ sinh vật.
C. băng tan nhanh.
D. mực nước ngầm hạ thấp.
Hiển thị đáp ánĐáp án C.
Giải thích: SGK/15, địa lí 11 cơ bản.
Câu 13: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ngọt là
A. lượng chất thải công nghiệp tăng.
B. săn bắt động vật quá mức.
C. khai thác rừng bừa bãi.
D. nạn du canh du cư.
Quảng cáo Hiển thị đáp ánĐáp án A.
Giải thích: Nguyên nhân A, B, D liên quan đến đa dạng sinh học; Lượng chất thải công nghiệp chưa được xử lí đưa trực tiếp vào sông hồ, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt.
Câu 14: Nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí là
A. hoạt động sản xuất nông nghiệp.
B. hoạt động sản xuất công nghiệp.
C. khai thác rừng qúa mức.
D. khai thác dầu khí trên biển.
Hiển thị đáp ánĐáp án B.
Giải thích:
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp làm ô nhiễm đất, nước.
- Hoạt động khai thác dầu khí trên biển làm ô nhiễm biển.
- Các hoạt động khai thác rừng qúa mức sẽ làm suy giảm đa dạng sinh vật.
- Các hoạt động sản xuất công nghiệp sẽ tạo ra nhiều khói bụi, khí thải, CO2 làm ô nhiễm không khí.
Như vậy, các hoạt động công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
Câu 15: Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính là
A. sự gia tăng khí CO2 trong khí quyển.
B. khí thải CFCs quá nhiều trong khí quyển.
C. tầng ô dôn mỏng dần và thủng ở Nam cực.
D. chất thải ra môi trường không qua xử lý.
Hiển thị đáp ánĐáp án A.
Giải thích: Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
Câu 16: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nào?
A. Sự suy giảm đa da sinh học.
B. Biến đổi khí hậu toàn cầu.
C. Môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng.
D. Làm thủ tầng ôdôn và mưa axít.
Hiển thị đáp ánĐáp án A.
Giải thích: Việc khai thác quá mức các tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân chính gây ra tình trạng sự suy giảm đa dạng sinh vật, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng, làm mất nơi cư trú – thức ăn (động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt) của một số loài dấn đến một số loài thực vật giảm đi, động vật thiếu thức ăn (chết đói),…
Quảng cáoCâu 17: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “thủy triều đen” là do
A. nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp ven sông – biển.
B. các luồng sinh vật biển di chuyển với số lượng lớn tạo ra.
C. sự cố đắm tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.
D. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.
Hiển thị đáp ánĐáp án C.
Giải thích: Thủy triều đen là những lớp ván dầu nổi trên mặt nước do những chiếc tàu chở dầu đắm trên vùng biển và đại dương. Những tai nạn đắm tàu chở dầu đã tạo nên các đợt thuỷ triều đen khủng khiếp và giết chết những loài động vật dưới biển và đại dương.
Câu 18: Sự suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới những hậu quả nào dưới đây?
A. Khan hiếm nguồn nước ngọt xảy ra ở nhiều nơi.
B. Cuộc chiến sinh tồn khốc liệt của động vật hoang dã.
C. Mất đi nhiều loài gen, nguồn thuốc, nguồn thực phẩm.
D. Thu hẹp không gian sống của các loài sinh vật.
Hiển thị đáp ánĐáp án C.
Giải thích: Khai thác thiên nhiên quá mức làm nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc sắp tuyệt chủng. Hậu quả là mất nhiều loài sinh vật, gen di truyền, thực phẩm, thuốc, nguyên liệu sản xuất,…
Câu 19: Tầng ôdôn bị thủng là do
A. sự tăng lượng CO2 trong khí quyển.
B. khí thải CFCs trong khí quyển.
C. nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
D. chất thải từ ngành công nghiệp.
Hiển thị đáp ánĐáp án B.
Giải thích: Khí CFCs tác động làm tầng ôzôn mỏng dần và lỗ thủng tầng ôzôn ngày càng rộng.
Quảng cáoCâu 20: Nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới là
A. gia tăng nhiều loại hình hoạt động du lịch.
B. chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa xử lí.
C. phát triển thủy điện quá mức trên sông, hồ.
D. đẩy mạnh việc đánh bắt thủy, hải sản.
Hiển thị đáp ánĐáp án B.
Giải thích: Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa xử lí đổ trực tiếp vào sông hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng, có khoảng 1,3 tỉ người trong đó có hơn 1 tỉ người ở các nước đang phát triển bị thiếu nước sạch.
Câu 21: Tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là
A. tan băng ở hai cực Trái Đất.
B. mực nước biển dâng cao hơn.
C. nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
D. xâm nhập mặn vào sâu nội địa hơn.
Hiển thị đáp ánĐáp án C.
Giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng tia sáng Mặt Trời xuyên qua khí quyển và chiếu thẳng xuống mặt đất. Sau đó mặt đất hấp thụ chúng và nóng lên lại tiếp tục bức xạ sóng dài vào khi quyển để khí CO2 hâp thu làm cho không khí tăng nhiệt. Như vậy tác động trực tiếp của hiện tượng hiệu ứng nhà kính là làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên.
Câu 22: Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh vật là
A. nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
B. khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên.
C. sử dụng chất nổ trong quá trình khai thác.
D. diện tích rừng ngày càng thu hẹp.
Hiển thị đáp ánĐáp án B.
Giải thích: Nguyên nhân chính gât nên sự suy giảm đa dạng sinh vật là khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên. Ví dụ: Đốt rừng, chặt phá rừng quá mức làm thu hẹp diện tích rừng,…
Câu 23: Nguyên nhân lớn nhất gây ô nhiễm biển và đại dương là
A. sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương.
B. chất thải công nghiệp không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.
C. chất thải sinh hoạt không quá xử lý đổ vào biển và đại dương.
D. đánh bắt cá bằng chất nổ.
Hiển thị đáp ánĐáp án A.
Giải thích: Xác định từ khóa “nguyên nhân lớn nhất” là sự cố đắm tàu, rửa tàu, tràn dầu trên biển và đại dương khiến một lượng dầu lớn tràn ra môi trường biển, đại dương, rất khó để xử lí nhanh chóng và dễ dàng.
Câu 24: Ý nào dưới đây không phải là mục tiêu của phát triển bền vững?
A. Đạt được sự đầy đủ về vật chất.
B. Sự xuất hiệu của nhiều loài mới.
C. Sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
D. Sự giàu có về tinh thần và văn hóa.
Hiển thị đáp ánĐáp án B.
Giải thích: Mục tiêu của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Phát triển bền vững về kinh tế - xã hội - môi trường và an ninh quốc phòng.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí 11 có đáp án, hay khác:
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu (phần 4)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những vấn đề cơ hội và thách thức
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi (phần 1)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi (phần 2)
- Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 5 Tiết 1: Một số vấn đề của châu Phi (phần 3)
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 99k )
- Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 99k )
- 30 đề DGNL Bách Khoa, DHQG Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7) (từ 119k )
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » Hiệu ứng Nhà Kính Dẫn đến Hậu Quà Trực Tiếp Là địa 11
-
Hiệu ứng Nhà Kính Dẫn đến Hậu Quả Trực Tiếp Là A. Tan Băng ở Hai ...
-
Giải Bài Tập Địa Lí 11 - Bài 3: Một Số Vấn đề Mang Tính Chất Toàn Cầu
-
Hiệu ứng Nhà Kính Và Hậu Quả Của Nó - Tạp Chí Môi Trường
-
Tác động Trực Tiếp Của Hiện Tượng Hiệu ứng Nhà Kính Là
-
Hiệu ứng Nhà Kính Là Gì Nguyên Nhân Và Hậu Quả
-
Hiệu ứng Nhà Kính Dẫn đến Hậu Quả Trực Tiếp Là
-
Hiệu ứng Nhà Kính Là Gì? Nguyên Nhân Gây Hiệu ứng Nhà Kính
-
Những Tác động Do Hiệu ứng Nhà Kính Gây Ra
-
Hậu Quả Cơ Bản Của Hiệu ứng Nhà Kính Là Địa 11
-
Hiệu ứng Nhà Kính – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hiệu ứng Nhà Kính Là Gì? Nguyên Nhân Tác Hại Biện Pháp Khắc Phục
-
Hiệu ứng Nhà Kính Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Giải Pháp
-
Hiệu ứng Nhà Kính Và Những Hậu Quả Khôn Lường! - Quatest2
-
Nguyên Nhân Gây Hiệu ứng Nhà Kính Và Giải Pháp Khắc Phục