Trắc Nghiệm địa Lí 12 Bài 33 Vấn đề Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Theo ...

Câu 1: Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng là :

  • A. Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí - điện tử, dệt - may.
  • B. Hóa chất - phân bón - cao su, cơ khí, luyện kim, kĩ thuật điện - điện tử.
  • C. Luyện kim, cơ khí, điện - điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng.
  • D. Sản xuất vật liệu xây dựng, phân bón - cao su, giày - da - giấy.

Câu 2: Để giải quyết tốt vấn đề lương thực, Đồng bằng sông Hồng cần

  • A. Nhập khẩu lương thực
  • B. Đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ
  • C. Thu hút lực lượng lao động từ các vùng khác tới
  • D. Nhập lương thực từ các vùng khác

Câu 3: Phát triển kinh tế biển ở Đồng bằng sông Hồng, nên tập trung vào :

  • A. Giao thông vận tải, du lịch, khai thác - nuôi trồng thủy hải sản.
  • B. Khai thác dầu khí, giao thông vận tải.
  • C. Làm muối, du lịch và dịch vụ cảng biển.
  • D. Đánh bắt hải sản và du lịch.

Câu 3: vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ là do

  • A. Khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn
  • B. Có nguồn lao động dồi dào
  • C. Khí hậu thuận lợi
  • D. Nhu cầu thị trường tăng cao

Câu 4: Nhân tố nào không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

  • A. Nguồn lao động có trình độ cao
  • B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn
  • C. Cơ sở hạ tầng phụ vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt
  • D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng

Câu 5: Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để vùng Đồng bằng sông Hồng cần phai chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

  • A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp
  • B. Vùng có điều kiện thuận lợi cho việ chuyển dịch’
  • C. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội
  • D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong

Câu 6: So với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng có

  • A. Diện tích lớn hơn
  • B. Số dân ít hơn
  • C. Kinh tế kém phát triển hơn
  • D. Mùa đông ngắn hơn và đỡ lạnh hơn

Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về dân số và lao động của vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Là vùng đông dân nhất nước ta
  • B. Có nguồn lao động dồi dào
  • C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất
  • D. Phần lớn dân số sống ở thành thị

Câu 8: Hạn chế nào dưới đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Sức ép lớn của dân số
  • B. Thiên tai còn nhiều
  • C. Thài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái
  • D. Cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước

Câu 9: Tại sao tài nguyên đất ở Đồng bằng sông Hồng đang bị xuống cấp?

  • A. Thường xuyên bị khô hạn.
  • B. Hệ số sử dụng đất cao.
  • C. Bón quá nhiều phân hữu cơ.
  • D. Xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh.

Câu 10: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:

  • A. Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
  • B. Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành trồng cây thực phẩm.
  • C. Giảm tỉ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỉ trọng của ngành trồng cây ăn quả.
  • D. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt và cây thực phẩm.

Câu 11: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. tăng khu vực III, giảm khu vực I và II.
  • B. giảm khu vực I, tăng khu vực II và III.
  • C. tăng khu vực III và I, giảm khu vực II.
  • D. tăng khu vực I,giảm khu vực II và III.

Câu 12: Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại chú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ?

  • A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.
  • B. Để sử dụng có hiệu quả thế mạnh về tự nhiên và con người.
  • C. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
  • D. Để tận dụng thế mạnh về tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản.

Câu 13: Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất lương thực - thực phẩm có ‎nghĩa rất quan trọng, bởi vì :

  • A. Là đồng bằng châu thổ màu mỡ, đất đai, khí hậu, nguồn nước phong phú.
  • B. Là vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm của cả nước, mật độ dân số quá cao.
  • C. Lúa là cây lương thực cổ truyền, người dân có kinh nghiệm thâm canh cây lúa nước từ rất sớm.
  • D. Đảm nhận việc cung cấp lương thực - thực phẩm cho các vùng khác và xuất khẩu.

Câu 14: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực I ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo hướng

  • A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
  • B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thuỷ sản.
  • C. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
  • D. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và chăn nuôi, tang nhanh tỉ trọng ngành thuỷ sản.

Câu 15: Tỉnh nào ở Đồng bằng sông Hồng có ngành công nghiệp khai thác khí đốt?

  • A.Vĩnh Phúc.
  • B. Thái Bình.
  • C. Hải Dương.
  • D. Hưng Yên.

Câu 16: Về lâu dài, sản lượng lương thực ở ĐB sông Hồng có thể dẫn tới giới hạn của khả năng sản xuất là do :

  • A. Dân số quá đông. gia tăng tự nhiên còn cao nên phải đẩy mạnh thâm canh, quay vòng sử dụng đất.
  • B. Áp dụng các biện pháp khoa học - kĩ thuật nhiều nhưng chưa hợp lí vào sản xuất.
  • C. Nhu cầu về lương thực ngày càng tăng nhưng diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp.
  • D. Thiên tai thường xảy ra ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng.

Câu 17: Nguồn thực phẩm tạo ra từ ngành chăn nuôi ở Đồng bằng sông Hồng chủ yếu dựa vào:

  • A. Chăn nuôi trâu, bò thịt và sữa ở các trang trại lớn.
  • B. Chăn nuôi bò thịt và sữa ở ven các thành phố lớn.
  • C. Chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm.
  • D. Chăn nuôi dê, cừu.

Câu 18: Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng

  • A. Giảm tỉ trọng của khu vực I , tăng tỉ trọng của khu vực II và III
  • B. Giảm tỉ trọng của khu vực II , tăng tỉ trọng của khu vực I và III
  • C. Giảm tỉ trọng của khu vực III , tăng tỉ trọng của khu vực I và II
  • D. Tăng tỉ trọng của khu vực I , tăng tỉ trọng của khu vực II và III

Câu 19: Định hướng chuyển dịch trong cơ cấu ngành trồng trọt của vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A. Giảm tỉ trọng cây công nghiệp; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây lương thực
  • B. Giảm tỉ trọng cây lương thực; tăng tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả
  • C. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây thực phầm; giảm tỉ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả
  • D. Tăng tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả

Câu 20: Đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về số đầu lợn chủ yếu là do :

  • A. Có nguồn thức ăn rất dồi dào, thị trường có nhu cầu lớn.
  • B. Mô hình kinh tế trang trại và kinh tế VAC phát triển mạnh.
  • C. Lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm. D. Được Nhà nước đầu tư.

Câu 21: Vận tải đường thủy phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng là do :

  • A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn, độ dốc nhỏ.
  • B. Có hệ thống cảng sông, cảng biển rất phát triển.
  • C. Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh.
  • D. Sông ngòi dày đặc, nhiều phù sa, có nhiều cửa sông lớn.

Câu 22: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:

  • A. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và giữ nguyên tỉ trọng trong khu vực III.
  • B. Giảm nhanh tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực III và giữ nguyên tỉ trọng trong khu vực II.
  • C. Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I và III.
  • D. Tỉ trọng của khu vực I (20,0%), khu vực II (34,0%) và khu vực III (46,0%).

Câu 23: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực II ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:

  • A. Đầu tư phát triển mạnh ngành chế biến lương thực - thực phẩm, dệt may và da giày.
  • B. Đầu tư phát triển các ngành trọng điểm có lợi thế vào tài nguyên, lao động và thị trường.
  • C. Đầu tư phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí chế tạo.
  • D. Đầu tư phát triển ngành cơ khí – kĩ thuật điện - điện tử.

Câu 24: Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. 15,4%
  • B. 79,5%
  • C. 59,7%
  • D. 51,2%

Câu 25: Vấn đề kinh tế - xã hội đang được quan tâm hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay là

  • A. sức ép của dân số đối với phát triển kinh tế- xã hội.
  • B. đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, ô nhiễm môi trường đô thị.
  • C. sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp khu chế xuất.
  • D. tình trạng thu hẹp diện tích đất trồng lúa và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Câu 26: Định hướng phát triển trong khu vực III ở Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 là:

  • A. Đầu tư mạnh cho hoạt động du lịch, tài chính ngân hàng, giáo dục – đào tạo...
  • B. Hình thành trung tâm thương mại quốc gia ở Hà Nội và trung tâm thương mại cửa khẩu ở Hải Phòng.
  • C. Hình thành trung tâm thương mại quốc tế ở Hà Nội và trung tâm thương mại vùng ở Hải Dương.
  • D. Ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và bưu chính viễn thông quốc tế

Câu 27: Tỉnh có năng suất lúa cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

  • A. Nam Định.
  • B. Thái Bình.
  • C. Hải Dương.
  • D. Hưng Yên.

Câu 28: Đồng bằng sông Hồng có tài nguyên nước ngọt phong phú chủ yếu là do

  • A. có lượng mưa dồi dào.
  • B. nằm ở hạ nguồn hai hệ thống sông lớn.
  • C. địa hình bằng phẳng.
  • D. vị trí nằm tiếp giáp với biển.

Câu 29: Ở Đồng bằng sông Hồng vấn đề việc làm là vấn đề hết sức nan giải vì

  • A. nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế còn chậm phát triển.
  • B. nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động còn hạn chế.
  • C. vùng có số dân đông, mật độ dân số cao nhất nước ta.
  • D. cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ còn chậm chuyển dịch.

Câu 30: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Duyên hải miền Trung.
  • D. Đông Nam Bộ.

Từ khóa » địa Lý 12 Bài 33 Trắc Nghiệm