Trắc Nghiệm Địa Lí 6 Bài 21 (có đáp án): Biển Và đại Dương
Có thể bạn quan tâm
Trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 21: Biển và đại dương - Kết nối tri thức
A.Lí thuyết
1. Đại dương thế giới
- Khái niệm: Đại dương là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.
- Có 4 đại dương lớn: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển
a. Độ muối
- Nước trong biển và đại dương là nước mặn.
- Độ muối trung bình ở đại dương là 35%.
- Độ muối của nước biển không giống nhau, tùy thuộc vào lượng nước sông chảy vào nhiều hay ít, lượng mưa và độ bốc hơi lớn hay nhỏ,...
+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%.
+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%.
b. Nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình của nước biển khoảng 170C.
- Do ảnh hưởng của lượng bức xạ Mặt Trời nên nhiệt độ ở từng vùng khác nhau:
+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 24 - 270C.
+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển khoảng 16 - 180C.
3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương
a. Sóng biển
- Khái niệm: là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
- Nguyên nhân: do gió, gió càng mạnh thì sóng càng lớn.
- Sóng thần: là sóng lớn cao trên 20m, di chuyển nhanh theo chiều ngang, có sức tàn phá khủng khiếp; nguyên nhân do động đất, núi lửa ngầm hoặc bão.
b. Thủy triều
- Khái niệm: là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.
- Biểu hiện:
+ Thời gian: 1 chu kì kéo dài 1 tháng.
+ Triều cường: mỗi tháng có 2 lần thủy triều lên lớn nhất vào ngày trăng tròn và không trăng.
+ Triều kém: mỗi tháng có 2 lần thủy triều xuống thấp nhất vào các ngày trăng khuyết.
- Chế độ thủy triều ở mọi nơi không giống nhau.
c. Dòng biển
- Khái niệm: là hiện tượng chuyển động của nước biển tạo thành các dòng chảy có nhiệt độ khác nhau trong các biển và đại dương.
- Nguyên nhân: do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới.
- Phân loại:
+ Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao.
+ Dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp.
B.Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?
A. Bắc Băng Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Châu Nam Cực.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Trên thế giới có 4 đại dương, đó là: Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Câu 2. Nước biển và đại dương có mấy sự vận động?
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích:
Nước biển và đại dương có 3 sự vận động, đó là: Sóng, thủy triều và dòng biển.
Câu 3. Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày nào sau đây?
A. Trăng tròn và không trăng.
B. Trăng khuyết và không trăng.
C. Trăng tròn và trăng khuyết.
D. Trăng khuyết đầu, cuối tháng.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Dao động thủy triều lớn nhất vào các ngày trăng tròn và không trăng. Đó là các ngày triều cường.
Câu 4. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?
A. Dòng biển Bra-xin.
B. Dòng biển Gơn-xtrim.
C. Dòng biển Grơn-len.
D. Dòng biển Đông Úc.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Các dòng biển lạnh trên thế giới là dòng biển lạnh Grơn-len, Ca-li-phóc-ni-a, Pê-ru, Ben-ghê-la,…
Câu 5. Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là
A. sóng biển.
B. dòng biển.
C. thủy triều.
D. triều cường.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương gọi là sóng biển.
Câu 6. Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?
A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Trên các biển và đại dương có hai loại dòng biển, đó là dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
Câu 7. Sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng tự nhiên nào sau đây?
A. Dòng biển.
B. Sóng ngầm.
C. Sóng biển.
D. Thủy triều.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Thủy triều được hình thành chủ yếu là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do
A. gió thổi.
B. núi lửa.
C. thủy triều.
D. động đất.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra sóng là do gió. Gió càng mạnh, sóng càng lớn.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do
A. bão, lốc xoáy trên các đại dương.
B. chuyển động của dòng khí xoáy.
C. sự thay đổi áp suất của khí quyển.
D. động đất ngầm dưới đáy biển.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do hoạt động của động đất ngầm dưới đáy biển gây ra.
Câu 10. Nước biển và đại dương có vị mặn (độ muối) là do
A. hoạt động sống các loài sinh vật trong biển và đại dương tiết ra.
B. các hoạt động vận động kiến tạo dưới biển và đại dương sinh ra.
C. nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.
D. các trận động đất, núi lửa ngầm dưới đấy biển, đại dương tạo ra.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Độ muối của nước biển và đại dương là do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.
Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do
A. tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở vùng vĩ độ thấp, trung bình.
B. sư chuyển động tự quay của Trái Đất và hướng chuyển động của Trái Đất.
C. sức hút của Mặt Trời và Mặt Trăng ngày càng lớn dần vào đầu, cuối tháng.
D. sự khác biệt về nhiệt độ và tỉ trọng của các lớp nước trong biển, đại dương.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích:
Nguyên nhân chủ yếu sinh ra các dòng biển là do tác động của các loại gió thổi thường xuyên ở những vùng vĩ độ thấp và trung bình.
Câu 12. Biển và đại dương có vai trò quan trọng nhất nào đối với khí quyển của Trái Đất?
A. Cung cấp nguồn nước vô tận cho bầu khí quyển.
B. Cung cấp hơi nước cho vòng tuần hoàn của nước.
C. Giảm bớt tính khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích:
Đối với khí quyển Trái Đất, biển và đại dương đóng một vai trò quan trọng thể hiện trong việc giảm bớt tính khắc nhiệt của thời tiết và khí hậu. Các khối khí nóng khí đi qua biển, đại dương vào đất liền sẽ mát, ẩm; còn các khối khí lạnh sẽ ấm hơn.
Các câu hỏi trắc nghiệm Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 22: Lớp đất trên Trái Đất
Trắc nghiệm Bài 23: Sự sống trên Trái Đất
Trắc nghiệm Bài 24: Rừng nhiệt đới
Trắc nghiệm Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất
Trắc nghiệm Bài 26: Bài tập chuyên đề đất và sinh vật trên trái đất
Từ khóa » Thủy Triều Không Có Vai Trò Nào Sau đây
-
Trắc Nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 (có đáp án)
-
Trắc Nghiệm địa 10 Bài 16: Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển (P1)
-
Trắc Nghiệm địa 10 Bài 16: Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển (P2)
-
Thi Thử Trắc Nghiệm Địa Lý 10 Bài 16 - Sông. Thủy Triều. Dòng Biển
-
Trắc Nghiệm Địa Lí 10 Bài 16 (có đáp án): Sóng. Thủy Triều. Dòng Biển
-
Thủy Triều – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nêu Vai Trò Của Thuỷ Triều
-
1.Thủy điện Trị An Không Có Vai Trò Gì Sau đây ? ng Cấp Nước ...
-
Vai Trò Nào Dưới đây Không Thuộc Về Cây Công Nghiệp? - Toploigiai
-
Nhận định Nào Dưới đây Không đúng Về Vai Trò Của Bản đồ Trong Học ...
-
[PDF] CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ ...
-
Tổng Quan Công Nghệ Khai Thác Năng Lượng Thủy Triều Trên Thế Giới