Trắc Nghiệm Địa Lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Trắc nghiệm Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Bài giảng Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Câu hỏi nhận biết

Câu 1. Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là

A. đất badan và đất xám.

B. đất xám và đất phù sa.

C. đất badan và feralit.

D. đất xám và đất phèn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là đất badan và đất xám.

Câu 2. Khoáng sản quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Boxit

D. Đồng

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Tài nguyên khoáng sản giàu có và quan trọng ở Đông Nam Bộ là dầu khí.

Câu 3. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Thành phố Hồ Chí Minh

B. Bình Dương

C. Long An

D. Tây Ninh

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tỉnh Long An thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 4. Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là

A. dốc, bị cắt xẻ mạnh.

B. thoải, khá bằng phẳng.

C. thấp trũng, chia cắt mạnh.

D. cao đồ sộ, độ dốc lớn.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Đông Nam Bộ có địa hình chủ yếu là bán bình nguyên với đặc điểm thoải, khá bằng phẳng -> thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.

Câu 5. Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là

A. sông Sài Gòn.

B. sông Đồng Nai.

C. sông Vàm Cỏ Đông.

D. sông Bé.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là sông Đồng Nai: sông có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Câu 6. Các hồ nước nhân tạo quan trọng cho thủy lợi và thủy điện trong vùng Đông Nam Bộ là

A. Hồ Ba Bể và hồ Lắk

B. Hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An

C. Hồ Thác Bà và hồ Đa Nhim

D. Hồ Yaly và hồ Dầu Tiếng

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vùng Đông Nam Bộ có hồ nhân tạo có vai trò quan trọng đối với vùng đó là hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An

Câu hỏi thông hiểu

Câu 7. Thành phố có sức thu hút lao động nhất cả nước ở Đông Nam Bộ là

A. Biên Hòa

B. Thủ Dầu Một

C. TP. Hồ Chí Minh

D. Bà Rịa – Vũng Tàu

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, chính trị, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng cũng như cả nước.

Câu 8. Vùng có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ

A. mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt.

B. có nhiều ao hồ, đầm.

C. biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú.

D. các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Bộ tiếp giáp với vùng biển ở phía đông nam lãnh thổ, biển ấm, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa – Vũng Tàu), hải sản phong phú => thuận lợi cho khai thác thủy sản.

Câu 9. Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là

A. có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.

B. nguồn lao động dồi dào.

C. nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao.

D. năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Đông Nam Bộ có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật. Vùng ít chịu ảnh hưởng của các thiên tai nên lao động của vùng không có nhiều kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.

Câu 10. Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là

A. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo.

B. Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Thánh địa Mỹ Sơn.

C. Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An.

D. Nhà Tù Côn Đảo, Phố cổ Hội An, Bến Cảng Nhà Rồng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

Các di tích lịch sử, văn hóa ở Đông Nam Bộ là Bến Cảng Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Nhà Tù Côn Đảo,… những di tích này có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch.

Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An ở Quảng Nam -> Duyên hải Nam trung Bộ.

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do

A. dân di cư vào thành thị nhiều.

B. nông nghiệp kém phát triển.

C. tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất.

D. tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tốc độ công nghiệp hóa nhanh: Ngành công nghiệp của vùng phát triển nhất nước ta với cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất, chiếm tỉ trọng cao. Các hoạt động dịch vụ, đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh => Hình thành nên các trung tâm kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng => tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập hấp dẫn cho lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cao => do vậy vùng thu hút phần lớn dân cư về các khu vực thành phố, đô thị, các trung tâm kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao -> tỉ lệ dân thành thị của vùng cao nhất cả nước.

Câu 12. Đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ là

A. là vùng đông dân.

B. mật độ dân số cao nhất cả nước.

C. người dân năng động, sáng tạo.

D. có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

Đặc điểm dân cư – xã hội Đông Nam Bộ:

- Đông Nam Bộ là vùng đông dân (TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

- Vùng có nguồn lao động dồi dào, người dân năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn cao.

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng.

Câu hỏi VD

Câu 13. Điểm giống nhau giữa Tây Nguyên và Đông Nam Bộ về tự nhiên là

A. đất xám phù sa cổ tập trung thành vùng lớn.

B. đất badan tập trung thành vùng lớn.

C. sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm.

D. khí hậu phân hóa theo độ cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Điểm giống nhau giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên về tự nhiên là cả hai vùng này đều có diện tích đất bazan giàu dinh dưỡng tập trung thành vùng lớn, rất thuận lợi để phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, điều, tiêu,…

Câu 14. Vai trò chủ yếu của hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là

A. du lịch sinh thái.

B. phát triển giao thông.

C. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

D. cung cấp nước tưới, thủy điện.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích:

- Hồ Dầu Tiếng:

+ Là hồ thủy lợi xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh rộng 270 km2, chứa 1,5 tỉ m3 nước, lớn nhất ở nước ta hiện nay.

+ Vai trò: Đảm bảo nước tưới vào mùa khô cho hơn 170 nghìn ha đất nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Hồ Trị An:

+ Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.

+ Góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.

Câu 15. Năm 2020, dân số của vùng Đông Nam Bộ là 18,3 triệu người, diện tích là 23 552 km2. Cho biết mật độ dân số trung bình của vùng Đông Nam Bộ là bao nhiêu người / km2?

A. 77,7 người / km2

B. 777,0 người / km2

C. 7770 người / km2

D. 7,77 người / km2

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Áp dụng công thức tính mật độ dân số, ta có kết quả: 779,0 người /km2.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết di tích lịch sử nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Bến cảng Nhà Rồng.

B. Địa đảo Củ Chi.

C. Địa đảo Vĩnh Mốc.

D. Nhà tù Côn Đảo.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

B1. Nhận dạng kí hiệu các di tích lịch sử ở Atlat Địa lí trang 3.

B2. Lần lượt xác định vị trí các di tích mà yêu cầu đề ra cho -> tìm ra di tích lịch sử không thuộc Đông Nam Bộ.

- Các di tích lịch sử thuộc Đông Nam Bộ là: Bến Cảng Nhà Rồng, địa đảo Củ Chi (thuộc TP. Hồ Chí Minh), nhà tù Côn Đảo (thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

- Địa đảo Vĩnh Mốc là di tích lịch sử thuộc tỉnh Quảng Trị -> không thuộc Đông Nam Bộ.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết các tỉnh (thành phố) giáp biển của Đông Nam Bộ là

A. Bình Dương và Bình Phước.

B. Tây Ninh và Đồng Nai.

C. TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

D. TP. Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

B1. Quan sát Atlat Địa lí trang 29, xác định đường bờ biển thuộc phạm vi lãnh thổ của Đông Nam Bộ -> phía đông nam của Đông Nam Bộ giáp biển.

B2. Tên các tỉnh tiếp giáp biển thuộc Đông Nam Bộ là: TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu

Câu 18. Khí hậu Đông Nam Bộ có đặc điểm nổi bật là

A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Cận nhiệt đới gió mùa.

C. Cận xích đạo nóng ẩm.

D. Ôn đới lục địa.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Khí hậu Đông Nam Bộ có đặc điểm nổi bật là khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm

Câu 19. Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là

A. Titan.

B. Cát thủy tinh.

C. Muối khoáng.

D. Dầu khí.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ là dầu khí.

Câu 20. Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là

A. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết diễn biến thất thường

B. Trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

C. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái.

D. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ là trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp.

Câu 21. Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là

A. Sông Sài Gòn.

B. Sông Đồng Nai.

C. Sông Vàm Cỏ Đông.

D. Sông Bé

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Dòng sông có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ là sông Đồng Nai: sông có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Câu 22. Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước vì

A. Công nghiệp hóa nhanh, thu hút đầu tư nước ngoài; nhiều chính sách ưu đãi.

B. Cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện và đồng bộ nhất cả nước.

C. Có nhiều ngành kinh tế cần nhiều lao động.

D. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích:

- Hiện nay, Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa (khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ phát triển mạnh), đồng thời thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài.

=> Công nghiệp phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất; các hoạt động dịch vụ (đầu tư tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…) cũng phát triển mạnh tạo nên cơ cấu ngành nghề rất đa dạng.

=> Người lao động dễ tìm được việc làm (gồm cả lao động phổ thông và lao động lành nghề có trình độ kĩ thuật cao), thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước.

- Mặt khác, nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

=> Do vậy, Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Câu 23. Cho biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2015

Nhận xét nào sau đây không đúng:

A. Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục.

B. Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% và tăng liên tục.

C. Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ.

D. Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên, giai đoạn sau giảm.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích:

- Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục, từ 4380,7 nghìn ha (năm2000) lên 6730,7 nghìn ha (năm 2015).

- Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% (năm 2000: 83,8%; năm 2015: 81,6%).

- Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ.

+ Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên.

+ Giai đoạn 2005 – 2015 tỉ lệ dân thành thị có xu hướng giảm.

=> Nhận xét B: Tỉ lệ dân thành thị tăng liên tục là không đúng; các nhận xét A, C, D đúng.

Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước là do

A. Dân di cư vào thành thị nhiều.

B. Nông nghiệp kém phát triển.

C. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất.

D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích:

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế năng động, tốc độ công nghiệp hóa nhanh:

Ngành công nghiệp của vùng phát triển nhất nước ta với cơ cấu ngành đa dạng và hoàn chỉnh nhất, chiếm tỉ trọng cao. Các hoạt động dịch vụ, đầu tư nước ngoài cũng phát triển mạnh.

=> Hình thành nên các trung tâm kinh tế với cơ cấu ngành đa dạng => tạo nhiều cơ hội việc làm có thu nhập hấp dẫn cho lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn cao => do vậy vùng thu hút phần lớn dân cư về các khu vực thành phố, đô thị, các trung tâm kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao -> tỉ lệ dân thành thị của vùng cao nhất cả nước.

Câu 25. Các dòng sông chính trong vùng là

A. Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Sài Gòn

B. Sông Biên Hòa, sông Sài Gòn, sông Đồng Nam

C. Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn

D. Sông Đồng Nai, sông Bé, sông Biên Hòa

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Các câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 35: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có đáp án

Trắc nghiệm Bài 36: Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (tiếp theo) có đáp án

Trắc nghiệm Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển – Đảo có đáp án

Từ khóa » đất Chủ Yếu ở đông Nam Bộ