Trắc Nghiệm Hóa Học 11 Bài 2: Axit, Bazơ, Muối (P1) | Tech12h

Câu 1: Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra khi thêm từ từ dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch FeCl$_{3}$:

  • A. Có kết tủa màu nâu đỏ
  • B. Có kết tủa màu lục nhạt và có bọt khí nổi lên
  • C. Có bọt khí nổi lên
  • D. Có kết tủa màu nâu đỏ và có bọt khí nổi lên

Câu 2: Cho 115, 0 gam hỗn hợp gồm ACO$_{3}$, B$_{2}$CO$_{3}$, R$_{2}$CO$_{3}$ tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít khí CO$_{2}$( đktc). Khối lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là?

  • A. 144,0g
  • B. 126,0g
  • C. 89,5g
  • D. 188,0g

Câu 3: Theo thuyết Bronstet thì phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Axit hoặc Bazo có thể là phân tử hoặc ion
  • B. Trong thành phần của axit có thể không có hidro
  • C. Trong thành phần của bazo phải có nhóm -OH
  • D. Trong thành phần của bazo có thể không có nhóm -OH

Câu 4: Để xác định một axit mạnh hay yếu người ta dựa vào:

  • A. Độ ta của axit trong nước
  • B. Nồng độ của dung dịch axit
  • C Độ pH của axit
  • D. Khả năng cho proton trong nước

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 0,1022 gam một muối ( kim loại hóa trị II) MCO$_{3}$ trong 20 ml dung dịch HC; 0,08M. Để trung hòa HCl dư cần 5,64 ml dung dịch NaOH có pH= 1. Vậy kim loại M là?

  • A. Ca
  • B. Zn
  • C. Ba
  • D. Mg

Câu 6: Dung dịch X chứa các ion: Fe$^{3+}$; SO$_{4}^{2-}$; NH$^{+}$, Cl$^{-}$. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa.

- Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl$_{2}$, thu được 4,66 gam kết tủa.

Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là( quá trình cô cạn chỉ nước bay hơi)?

  • A. 3,73g
  • B. 7,04g
  • C. 7,46g
  • D. 3,52g

Câu 7: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe$^{2+}$ (0,1 mol) và Al$^{3+}$ (0,2 mol) và 2 anion là Cl$^{-}$ (x mol) và

SO$_{4}^{2-}$ (y mol). Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9g chất rắn khan. Giá trị của x,y là?

  • A. 0,1 và 0,2
  • B. 0,2 và 0,3
  • C. 0,3 và 0,2
  • D. 0,3 và 0,2

Câu 8: Cho dung dịch Ba(OH)$_{2}$ đến dư vào 50 ml dung dịch X có chứa các ion: NH$_{4}^{+}$; SO$_{4}^{2-}$; NO$_{3}^{-}$, thấy có 11,65 gam kết tủa được tạo ra và đun nóng thì thu được 4,48 lít (đktc) một chất khí. Nồng độ mỗi muối trong X là?

  • A. (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 1M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 2M
  • B. (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 2M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 1M
  • C. (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 1M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 1M
  • D. (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$ 0,5M; NH$_{4}$NO$_{3}$ 2M

Câu 9: Khi cho dung dịch Na$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch chứa các ion Ba$^{2+}$, Fe$^{3+}$, Al$^{3+}$, NO$_{3}^{-}$ thì thu được kết tủa là?

  • A. Al(OH)$_{3}$; Fe(OH)$_{3}$
  • B. BaCO$_{3}$; Al(OH)$_{3}$; Fe(OH)$_{3}$
  • C. BaCO$_{3}$
  • D. BaCO$_{3}$; Fe$_{2}$(CO$_{3})_{2}$, Al$_{2}$(CO$_{3})_{2}$

Câu 10: Độ tan của MgSO$_{4}$ ở $20^{\circ}$C là 35g/100g H$_{2}$O. Độ tan của MgSO$_{4}$ ở $80^{\circ}$C là 60g/100g H$_{2}$O. Khi làm lạnh 800g dung dịch MgSO$_{4}$ bão hòa ở $80^{\circ}$C xuống $20^{\circ}$C thì khối lượng MgSO$_{4}$ bị kết tinh là?

  • A. 125g
  • B. 207,5g
  • C. 92,5g
  • D. 300g

Câu 11: Dung dịch X có chứa các ion NH$^{+}$, Fe$^{2+}$, Fe$^{3+}$,NO$_{3}^{-}$. Để chứng minh sự có mặt của các ion trong X thì cần dùng các hóa chất nào sau đây?

  • A. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, Cu
  • B. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím
  • C. Giấy quỳ tìm, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc, Cu
  • D. Dung dịch kiềm, giấy quỳ tím, H$_{2}$SO$_{4}$ đặc

Câu 12: Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào dung dịch NH$_{3}$ thấy dung dịch chuyển màu hồng. Trường hợp nào sau đây làm cho dung dịch đậm lên?

  • A. Đun nhẹ dung dịch
  • B. Cho vào dung dịch vài giọt HCl
  • C. Cho vào dung dịch vài giọt K$_{2}$CO$_{3}$
  • D. Cho vào dung dịch vài giọt dung dịch NH$_{4}$Cl

Câu 13: Trong số các chất sau đây, chất nào tạo được bazo liên hiệp mạnh nhất khi nó phản ứng như một axit?

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$
  • B. H$_{3}$PO$_{4}$
  • C. H$_{2}$O
  • D. CH$_{3}$COOH

Câu 14: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ dung dịch NaHSO$_{4}$ vào dung dịch hỗn hợp Na$_{2}$CO$_{3}$ và K$_{2}$CO$_{3}$?

  • A. Không có hiện tượng gì
  • B. Có bọt khí thoát ra ngay
  • C. Có bọt khí thoát ra sau một thời gian
  • D. Có chất kết tủa màu trắng

Câu 15: Cho các chất oxit sau: SO$_{3}$; Cl$_{2}$O$_{7}$; PbO$_{2}$ và CaO. Dãy nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần tính axit?

  • A. CaO< PbO$_{2}$< SO$_{3}$< Cl$_{2}$O$_{7}$
  • B. PbO$_{2}$<CaO<SO$_{3}$<Cl$_{2}$O$_{7}$
  • C. Cl$_{2}$O$_{7}$<PbO$_{2}$<SO$_{3}$<CaO
  • D. kết quả khác

Câu 16: Cho các dung dịch trong suốt không màu: (NH$_{4})_{2}$SO$_{4}$; Ba(OH)$_{2}$; BaCl$_{2}$; HCl; NaCl; H$_{2}$SO$_{4}$. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây làm thuốc thử để nhận biết được các dung dịch trên là?

  • A. Dung dịch NaOH
  • B. Dung dịch AgNO$_{3}$
  • C.Quỳ tím
  • D. Dung dịch CuSO$_{4}$

Câu 17: Khi cho dung dịch Ba(OH)$_{2}$ dư vào dung dịch Ca(HCO$_{3})_{2}$ thì phản ứng nào xảy ra?

  • A.Ca(HCO$_{3})_{2}$+ Ba(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ Ca(OH)$_{2}$ + Ba(HCO$_{3})_{2}$
  • B. Ca(HCO$_{3})_{2}$+ 2Ba(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ Ca(OH)$_{2}$ + 2BaCO$_{3}$
  • C. 2Ca(HCO$_{3})_{2}$+ Ba(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ 2CaCO$_{3}$ + Ba(HCO$_{3})_{2}$+ H$_{2}$O
  • D. Ca(HCO$_{3})_{2}$+ Ba(OH)$_{2}$ $\rightarrow $ CaCO$_{3}$ + BaCO$_{3}$

Câu 18: Cho từ từ dung dịch K$_{2}$CO$_{3}$ vào dung dịch AlCl$_{3}$ thì có hiện tượng nào xảy ra sau đây?

  • A. Xuất hiện kết tủa keo trắng và có khí bay ra
  • B. Xuất hiện kết tủa keo xanh
  • C. Chỉ có khí bay ra
  • D. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ và có khí bay ra

Câu 19: Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hidroxit lưỡng tính?

  • A. Al(OH)$_{3}$, Zn(OH)$_{2}$, Fe(OH)$_{2}$
  • B. Zn(OH)$_{2}$, Sn(OH)$_{2}$, Pb(OH)$_{2}$
  • C. Al(OH)$_{3}$,Fe(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$
  • D. Mg(OH)$_{2}$, Pb(OH)$_{2}$, Cu(OH)$_{2}$

Câu 20: Theo thuyết Areniut, kết luận nào sau đây là không đúng?

  • A. Muối là những hợp chất khi tan trong nước chỉ phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
  • B. Muối axit là muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H$^{+}$
  • C. Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra H$^{+}$
  • D. Hidroxit lưỡng tính khi tan vào nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazo

Câu 21: Trung hòa 100 gam dung dịch A chứa hỗn hợp HCl và H$_{2}$SO$_{4}$ cần vừa đủ 100ml dung dịch B chứa NaOH 0,8M và Ba(OH)$_{2}$ 0,6M thu được 11,65gam kết tủa. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch A là?

  • A. 7,3%
  • B. 5,83%
  • C. 5%
  • D. 3,65%

Câu 22: Axit nào sau đây là axit một nấc?

  • A. H$_{2}$SO$_{4}$
  • B. H$_{2}$CO$_{3}$
  • C. CH$_{3}$COOH
  • D. H$_{3}$PO$_{4}$

Câu 23: Dung dịch nào sau đây là dung dịch đệm?

  • A. HCl và NaCl
  • B. H$_{2}$SO$_{4}$ và KHSO$_{4}$
  • C. CH$_{3}$COOH và CH$_{3}$COONa
  • D. NH$_{3}$ và (NH$_{4})_{2}$CO$_{3}$

Câu 24: Cho sơ đồ: BaCl$_{2}$ + A $\rightarrow $ NaCl+ B

Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. A là Na$_{2}$CO$_{3}$; B là BaCO$_{3}$
  • B. A là NaOH; B là Ba(OH)$_{2}$
  • C. A là Na$_{2}$SO$_{4}$; B là BaSO$_{4}$
  • D. A là Na$_{3}$PO$_{4}$; B là Ba$_{3}(PO$_{4})_{2}$

Câu 25: Dãy các chất nào sau đây gồm các hợp chất ít tan trong nước?

  • A. Glucozo; NaF; CH$_{4}$; Al(OH)$_{3}$
  • B. AgCl; BaSO$_{4}$; MgCl$_{2}$, PbS
  • C. BaSO$_{4}$; AgI; CaCO$_{3}$; MgCO$_{3}$
  • D. AgF; AgI; CaCO$_{3}$; MgCO$_{3}$

Từ khóa » Bài Tập Axit Bazo Muối Lớp 11 Trắc Nghiệm