Trắc Nghiệm Lịch Sử 10 Bài 19: Những Cuộc Kháng Chiến Chống ...

Câu 1: Người có công lớn xây dựng vương triều Trần và có Câu nói nổi tiếng: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”là

  • A. Trần Thủ Độ
  • B. Trần Quốc Tuấn
  • C. Trần Thừa
  • D. Trần Quang Khải

Câu 2: Ai là nhà quân sự thiên tài đã cùng với các vua Trần và hàng loạt tướng lĩnh tài năng chiến đấu chống quân xâm lược Mông - Nguyên giành thắng lợi vẻ vang cho Tổ quốc?

  • A. Trần Thủ Độ.
  • B. Trần Khánh Dư.
  • C. Trần Hưng Đạo.
  • D. Trần Quang Khải.

Câu 3: Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất (1258), quân dân nhà Trần đã giành thắng lợi to lớn ở:

  • A. vùng Quy Hóa.
  • B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
  • C. Đông Bộ Đầu.
  • D. Bạch Đằng.

Câu 4: Chiến thắng nào là chiến thắng quyết định đánh bại quân xâm lược Mông Nguyen của quân dân thời Trần?

  • A. Chiến thắng Đông Bộ Đầu, Hàm Tử
  • B. Chiến thắng Chương Dương
  • C. Chiến thắng Bạch Đằng
  • D. Chiến thắng Chương Dương, Vạn Kiếp

Câu 5: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống vào những năm 1075 - 1077?

  • A. Người chỉ huy là Lê Hoàn.
  • B. Người chỉ huy là Lý Thường Kiệt.
  • C. Người chỉ huy là Trần Hưng Đạo.
  • D. Người chỉ huy là Lý Công Uẩn.

Câu 6: Nhà Tống đã giải quyết những khó khăn giữa thế kỉ XI như thế nào?

  • A. Đánh hai nước Liêu, Hạ.
  • B. Đánh Chăm-pa để mở rộng lãnh thỏ.
  • C. Đánh Đại Việt làm cho Liêu, Hạ kiêng nể.
  • D. Giải hoà với Đại Việt để đánh Liêu, Hạ.

Câu 7: Chiến thắng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ khởi nghĩa Lam Sơn là trận nào?

  • A. Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động (1426).
  • B. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang (1427).
  • C. Chiến thắng Chí Linh (1424).
  • D. Chiến thắng Diễn Châu (1425).

Câu 8: Hội nghị Diên Hồng do triều Trần tổ chức đã triệu tập được những thành phần nào để bàn kế hoạch đánh giặc?

  • A. Các vương hầu, quý tộc
  • B. Đại biểu cho mọi tầng lớp nhân dân
  • C. Các bậc phụ lão có uy tín
  • D. Tất cả các thành phần trên

Câu 9: Chiến thắng nào của nghĩa quân Lam Sơn năm 1427, đánh tan tành 10 vạn viện binh của giặc. Quân xâm lược Minh đầu hàng phải rút về nước

  • A. Tốt Động, Chúc Động
  • B. Chỉ Lăng, Xương Giang,
  • C. Chương Dương, Vạn Kiếp
  • D. Đông Bộ Đầu, Hàm Tử

Câu 10: Cuộc khởi nghĩa chống quân Minh do Lê Lợi, Nguyễn Trãi lãnh đạo chính thức nổ ra vào năm nào? Ở đâu?

  • A. Năm 1417, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá.
  • B. Năm 1418, ở núi Chí Linh - Nghệ An.
  • C. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Thanh Hoá.
  • D. Năm 1418, ở núi Lam Sơn - Hà Tĩnh.

Câu 11: Khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài từ năm nào đến năm nào?

  • A. Kéo dài từ năm 1418 - 1428.
  • B. Kéo dài từ năm 1417 - 1427.
  • C. Kéo dài từ năm 1418 - 1427.
  • D. Kéo dài từ năm 1417 - 1428.

Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV?

  • A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc
  • B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù
  • C. Đều là các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập của dân tộc
  • D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận là một trong những nét nổi bật

Câu 13: Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại

  • A. Biên giới Đại Việt
  • B. Kinh thành Thăng Long
  • C. Thành Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội)
  • D. Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Câu 14: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý lần thứ hai gắn với tên tuổi của:

  • A. Lê Hoàn
  • B. Vua Lý Thường Kiệt.
  • C. Thái thú Lý Thường Kiệt.
  • D. Vua Lý Thánh Tông

Câu 15: Trong một số hoàn cảnh mới, nghĩa quân biết quy tụ được trí tuệ và ý chí chiến đấu của mọi tầng lớp nhân dân. Đó là nguyên nhân của:

  • A. cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý.
  • B. cuộc kháng chiến chỗng Mông - Nguyên.
  • C. khởi nghĩa Lam Sơn.
  • D. cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiên Lê.

Câu 16: Hội nghị Bình Than diễn ra trong cuộc kháng chiến lần thứ mấy chống Mông - Nguyên?

  • A. Diễn ra trong lần thứ nhất.
  • B. Diễn ra trong lần thứ hai.
  • C. Diễn ra trong lần thứ ba.
  • D. Diễn ra trong lân thứ nhất và lần thứ hai.

Câu 17: Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thời Trần gắn liền với tên tuổi của các vua:

  • A. Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông.
  • B. Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông.
  • C. Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo.
  • D. Trần Thủ Độ, Trần Cảnh, Trần Hưng Đạo.

Câu 18: Bài thơ “Nam quốc sơn hà”ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta
  • B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt
  • C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt
  • D. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống

Câu 19: Trong kháng chiến chống Mông - Nguyên, các vua tôi nhà Trần lúc đầu thực hiện chủ trương gì để gây cho kẻ thù khó khăn?

  • A. Đánh bao vây.
  • B. Đánh du kích.
  • C. Đánh lâu dài.
  • D. Vườn không nhà trống.

Câu 20: Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là

  • A. Bình Than và Diên Hồng
  • B. Bình Than và Bạch Đằng
  • C. Diên Hồng và Lam Sơn
  • D. Diên Hồng và Bạch Đằng

Câu 21: Lý Thường Kiệt đã đem quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của quân Tống vào năm nào?

  • A. 1070      
  • B. 1075
  • C. 1076     
  • D. 1077

Câu 22: Dưới triều Trần, nhân dân Đại Việt đã phải ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên, lần lượt vào các năm

  • A. 1258, 1285 và 1287 - 1288
  • B. 1258, 1285 và 1288
  • C. 1255, 1285 và 1287 - 1288
  • D. 1258, 1285, 1289

Từ khóa » Sử Lớp 10 Bài 19