Trắc Nghiệm Lịch Sử 10 Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong ...

Câu 1: Trong thời gian tồn tại, nhà Mạc đã làm được gì cho đất nước?

  • A. Dẹp yên các thế lực phong kiến, đưa đất nước tránh khỏi sự cát cứ, chia cắt.
  • B. Củng cố được chính quyền từ trung ương đến địa phương.
  • C. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 2: Trong giai đoạn lịch sử này, tình hình nào tạo điều kiện cho chúa Trịnh lấn át quyền vua Lê

  • A. Thế lực vua Lê ngày càng yếu
  • B. Vua Lê đồng ý trao quyền lực cho chúa Trịnh
  • C. Họ Trịnh có công chính trong việc đánh đổ nhà Mạc
  • D. Nhà Lê không được quan lại và nhân dân ủng hộ như trước

Câu 3: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều là cuộc chiến tranh giữa

  • A. nhà Lê và nhà Mạc.
  • B. nhà Trịnh và nhà Nguyễn.
  • C. nhà Trịnh và Lê.
  • D. nhà Trịnh và nhà Mạc.

Câu 4: Năm 1527, vương triều Mạc được thành lập là do

  • A. Các tướng lĩnh trong triều Lê sơ đã suy tôn Mạc Đăng Dung lên làm vua
  • B. Vua Lê tự nguyện nhừng ngôi cho Mạc Đăng Dung
  • C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi
  • D. Nhà Minh ép vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung

Câu 5: Thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ gọi là:

  • A. Bắc triều.
  • B. Nam triều
  • C. Đàng Ngoài.
  • D. Đàng trong

Câu 6: Trong lực lượng “phù Lê diệt Mạc”, người đứng đầu là:

  • A. Nguyễn Hoàng.
  • B. Trịnh Kiểm.
  • C. Nguyễn Kim
  • D. Lê Long Đỉnh.

Câu 7: Năm 1592, Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định. Cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt với sự thất bại của:

  • A. vua Lê, chúa Trịnh.
  • B. chính quyền nhà Mạc.
  • C. chính quyền chúa Trịnh.
  • D. chính quyền vua Lê.

Câu 8: Lo sợ Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn nên Nguyễn Hoàng đã

  • A. phối hợp với Trịnh Kiểm cai quản đất nước.
  • B. hợp quân để chống họ Trịnh.
  • C. xin vào trấn giữ vùng đất Thuận Hóa.
  • D. bỏ trốn khỏi Bắc Hà

Câu 9: Trong vòng 45 năm (từ 1627 đến 1672), cuộc chiến tranh nào đã làm cho đất nước tương tàn?

  • A. Cuộc chiến tranh hai họ Trịnh - Nguyễn.
  • B. Cuộc chiến Nam - Bắc triều.
  • C. Cuộc chiến tranh Lê - Mạc.
  • D. Cuộc chiến tranh Trịnh - Mạc.

Câu 10: Chiến tranh Nam – Bắc triều kết thúc vào năm nào?

  • A. Năm 1545      
  • B. Năm 1565
  • C. Năm 1590      
  • D. Năm 1592

Câu 11: Vì sao những người ủng hộ triều Lê trước đây có điều kiện thuận lợi đề tập hợp lực lượng chống lại nhà Mạc?

  • A. Nhà Mạc vẫn tiếp tục duy trì bộ máy quan lại cũ của triều Lê.
  • B. Nhà Mạc tiếp tục làm cho tình hình kinh tế, chính trị bất ổn định.
  • C. Nhà Mạc thực hiện chính sách đối ngoại lúng túng, đáp ứng nhiều yêu sách vô lí của nhà Minh ở Trung Quốc, gây nên sự bất bình trong quan lại và dân chúng
  • D. Nhà Mạc quá yếu, không đủ sức đương đầu với thế lực thù trong, giặc ngoài.

Câu 12: Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?

  • A. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính
  • B. Cục diện Nam triều – Bắc triều

  • C. Cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài

  • D. Cục diện vua Lê – chúa Trịnh

Câu 13: Trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, thế lực của Nam triều là:

  • A. vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ.
  • B. chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long.
  • C. chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung Hưng.
  • D. chúa Nguyễn Kim ở Thanh Hoá, Nghệ An

Câu 14: Một trong những biểu hiện về sự thịnh đạt của triều nhà Mạc trong những năm đầu xây dựng chính quyền là:

  • A. giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • B. thực hiện chính sách hòa hoãn với kẻ thù.
  • C. dựa và nhà Minh của phương Bắc để củng cố đất nước.
  • D. hòa hoãn với một số cựu thần nhà Lê.

Câu 15: Trong những năm đầu thành lập, nhà Mạc đã xây dựng chính quyền theo mô hình nào?

  • A. Theo mô hình nhà nước thời Lý – Trần
  • B. Theo mô hình cũ của triều Lê sơ
  • C. Giữ nguyên bộ máy quan lại của triều Lê sơ
  • D. Theo mô hình của nhà Minh ở Trung Quốc

Câu 16: Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm cho đất nước tương tàn trong khoảng thời gian:

  • A. 50 năm.
  • B. 70 năm.
  • C. 60 năm.
  • D. 95 năm.

Câu 17: Giữa lúc nhà Mạc đang phải đối phó với các cuộc nỗi dậy ở trong nước, ai là người đã bí mật xây dựng lực lượng và tôn Lê Duy Ninh lên làm vua, lập lại triều Lê?

  • A. Nguyễn Kim.
  • B. Nguyễn Hoàng.
  • C. Trịnh Kiểm.
  • D. Nguyễn Phúc Ánh.

Câu 18: Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn tương tàn trong lịch sử nước ta kéo đài gần nửa thế kỉ. Đó là khoảng thời gian nào?

  • A. Từ năm 1545 đến năm 1592.
  • B. Từ năm 1627 đến năm 1672.
  • C. Từ năm 1672 đến năm 1692
  • D. Từ năm 1592 đến năm 1672.

Câu 19: Trong cuộc nội chiến Nam - Bắc triều, thế lực của Bắc triều là:

  • A. vua Lê, chúa Trịnh ở vùng Thanh - Nghệ.
  • B. chính quyền nhà Mạc ở Thăng Long.
  • C. chính quyền nhà Lê dưới danh nghĩa triều Lê Trung Hưng.
  • D. chúa Nguyễn Kim ở Thanh Hoá, Nghệ An

Câu 20: Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều (1539 - 1543) là cuộc chiến tranh giữa các phe đối lập:

  • A. vua Lê và nhà Mạc.
  • B. chúa Trịnh và nhà Mạc.
  • C. vua Lê và chúa Trịnh.
  • D. vua Lê - chúa Trịnh và nhà Mạc

Từ khóa » Sử 10 Bài 21