Trắc Nghiệm Lịch Sử 10 Bài 21: Những Biến đổi Của Nhà Nước Phong ...

Câu 1: Họ Nguyễn vừa lo phát triển kinh tế, vừa lo củng cố chính quyền thống trị ở Thuận Hoá nhằm mục đích gì?

  • A. Sẵn sàng chống lại thế lực của họ Trịnh.
  • B. Thoát li dần sự lệ thuộc của họ Trịnh.
  • C. Thoát li dần sự lệ thuộc và trở thành một lực lượng đối địch với họ Trịnh.
  • D. Củng cố thế lực của họ Nguyễn ở Nam triều.

Câu 2: Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI – XVIII là do

  • A. Nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới
  • B. Quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước
  • C. Sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác
  • D. Những biến động của tình hình thế giới tác động đến nước ta

Câu 3: Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, bất lực, ai là người đã phế truất vua Lê và thành lập triều Mạc?

  • A. Mạc Đĩnh Chi
  • B. Mạc Đăng Dung.
  • C. Lê Chiêu Thống
  • D. Trịnh Kiểm.

Câu 4: Kết quả của cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều năm 1545 - 1592 là:

  • A. nhà Lê bị sụp đồ.
  • B. nhà Mạc bị lật đồ.
  • C. Trịnh Kiêm thao túng quyên lực.
  • D. chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nỗ.

Câu 5: Vì sao Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa?

  • A. Tránh sự xung đột Nam - Bắc triều.
  • B. Tập hợp nhân dân khai hoang.
  • C. Tránh âm mưu bị ám hại của họ Trịnh.
  • D. Tất cả các lí do trên.

Câu 6: Cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến ở nước ta, kéo dài trong gần 50 năm của thế kỉ XVII là

  • A. Chiến tranh Nam – Bắc triều
  • B. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn
  • C. Chiến tranh 50 năm
  • D. Chiến tranh Lê – Trịnh – Nguyễn

Câu 7: Nguyễn Hoàng được giao làm Trần thủ cả xứ Quảng Nam (từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông) khi cuộc nội chiến Nam - Băc triều:

  • A. đã châm dứt.
  • B. đang diễn ra.
  • C. chưa xảy ra.
  • D. mới bắt đầu.

Câu 8: Từ khi Nguyễn Kim chết, ai là người đã tiếp tục sự nghiệp “phù Lê diệt Mạc”?

  • A. Nguyễn Hoàng.
  • B. Nguyễn Phúc Khoát.
  • C. Trịnh Kiểm.
  • D. Nguyễn Phúc Ảnh.

Câu 9: Nhà Mạc rơi vào thế bị cô lập là do:

  • A. Nhà Mạc đáp ứng nhiều yêu cầu vô lí của nhà Minh (Trung Quốc)
  • B. Nhà Mạc bị nhà Minh (Trung Quốc) xâm chiếm
  • C. Nhà Mạc bị nhà Lê nỗi dậy chống lại
  • D. Nhà Mạc không đủ lực lượng chống quân Minh (Trung Quốc)

Câu 10: Vị trí địa lý và chính quyền cai trị của Đàng Ngoài là gì?

  • A. Vùng đất từ Nghệ An trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền họ Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
  • B. Vùng đất từ Thuận Hóa trở ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
  • C. Vùng đất từ sông Gianh, Luỹ Thây (Quảng Bình) trờ ra Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.
  • D. Vùng đất miền Bắc nằm dưới quyền cai trị của chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài.

Câu 11: Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài

  • A. Sông Mã
  • B. Sông La
  • C. Sông Gianh
  • D. Sông Bến Hải

Câu 12: Đàng Trong của chính quyền họ Nguyễn bắt đầu từ vùng đất nào?

  • A. Từ Thuận Hóa đến Khánh Hòa.
  • B. Từ Quảng Nam đến Bình Định.
  • C. Từ Thuận Quảng về phía nam được gọi là Đàng Trong.
  • D. Từ Thuận Hóa đên Đà Nẵng.

Câu 13: Sự phế truất triều đại nhà Lê để thay vào đó là triều nhà Mạc, đó là sự thay thế:

  • A. bất đắc dĩ
  • B. ngẫu nhiên.
  • C. Tất yếu, hợp quy luật
  • D. không mong muốn.

Câu 14: Năm 1527, trong lúc triều đình nhà Lê ngày càng suy yếu, Mạc Đăng Dung đã:

  • A. bắt ép Hoàng để nhường ngôi, lập ra nhà Mạc
  • B. cùng vua Lê tập trung lực lượng củng có lại triều đình.
  • C. làm cuộc đảo chính bằng vũ trang phế truất triều Lê lập ra nhà Mạc.
  • D. huy động nông dân khởi nghĩa chuẩn bị lật đổ nhà Lê.

Câu 15: Một trong những nguyên nhân suy sụp của triều Lê Sơ là gì?

  • A. Vua, quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến triều đình và nhân dân.
  • B. Địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân.
  • C. Nhân dân khỗ cực, không thể chịu nỗi.
  • D. Một số thế lực phong kiến đã suy yếu.

Câu 16: Cục diện Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt khi:

  • A. nhà Mạc đánh bại thế lực vua Lê, chúa Trịnh ở Thanh Hóa.
  • B. Trịnh Kiểm cướp ngôi vua Lê.
  • C. Nam triều tấn công vào Thăng Long, giành thắng lợi quyết định.
  • D. Bắc triều tấn công Thanh Hóa, giành được thắng lợi.

Câu `7: Nhà Mạc tập trung xây dựng một lực lượng quân đội mạnh nhằm đích chính là?

  • A. Chuẩn bị đối phó với cuộc xâm lược của nhà Minh
  • B. Chuẩn bị đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra
  • C. Chuẩn bị chiến tranh xâm lược các nước láng giềng
  • D. Mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam

Câu 18: Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện Nam - Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến nào?

  • A. Vua Lê (Nam triều) - chúa Trịnh (Bắc triều).
  • B. Chúa Trịnh (Nam triều) - nhà Mạc (Bắc triều).

  • C. Nhà Mạc (Nam triều) - nhà Nguyễn (Bắc triệu).
  • D. Vua Lê, chúa Trịnh (Nam triều) - nhà Mạc (Bắc triều).

Câu 19: Thế kỉ XVI, nước ta ở trong tình trạng bị chia cắt bởi cục diện

  • A. Nam triều – Bắc triều
  • B. Vua Lê – Chúa Trịnh
  • C. Đàng Ngoài – Đàng Trong
  • D. Họ Trịnh – họ Nguyễn

Câu 20: Sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài là biểu thị sự đối lập của hai thế lực phong kiến nào?

  • A. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Trịnh gọi là Đàng Trong.
  • B. Chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài, họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
  • C. Chính quyền Lê - Trịnh gọi là Đàng Ngoài, chính quyền họ Nguyễn gọi là Đàng Trong.
  • D. Vua Lê gọi là Đàng Ngoài, chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong.

Từ khóa » Sử 10 Bài 21 Trắc Nghiệm