Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 Có đáp án
Có thể bạn quan tâm
Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple
Tạo tài khoản Doctailieu
Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 11Trắc nghiệm môn Lịch sử Lớp 11
Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 17 có đáp án
Danh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe "Trục" được hình thành gồm các nước A. Đức, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản C. Italia, Hunggari, Áo D. Mĩ, Liên Xô, Anh Câu 2. Bản chất sự liên kết các nước trong phe "Trục" là gì? A. Liên minh các nước thực dân B. Liên minh các nước tư bản dân chủ C. Liên minh các nước phát xít D. Liên minh các nước thuộc địa Câu 3. Hoạt động chủ yếu của các nước trong phe Trục là A. Mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại B. Đấu tranh cho phong trào hòa bình C. Phát xít hóa tất cả các thuộc địa D. Tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Câu 4. Thái độ nhượng bộ phát xít của chính phủ các nước Anh, Pháp, Mĩ là do A. Sợ cấc nước phát xít tiến công nước mình và muốn liên minh với phe phát xít B. Lo sợ trước sự lớn mạnh của Liên Xô và muốn tiến công Liên Xô C. Lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên muốn đẩy chiến tranh về phía Liên Xô D. Cần thời gian để chuẩn bị chiến đấu chống cả chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít Câu 5. Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít Câu 6. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 7. Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào? A. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô D. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia. Câu 8. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô Câu 9. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập, Chính phủ Liên Xô đã A. Kí Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau B. Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống chủ nghĩa phát xít C. Đứng về phía các nước Êtiôpia, nhân dân Tây Ban Nha, Trung quốc chống xâm lược D. Đưa quân giúp Tiệp Khắc chống cuộc xâm lược của Đức Câu 10. Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô? A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô B. Đức sợ bị liên quân Anh - Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận D. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức Câu 11. Tháng 6 - 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là A. Đức chiếm đóng ¾ lãnh thổ nước Pháp B. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành C. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức D. Đức tiến công và chiếm ¾ lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức Câu 12. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì A. Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực B. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng C. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô D. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản Câu 13. Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô? A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận C. Kế hoạc vừa đánh vừa đàm phán D. Kế hoạch "chiến tranh chớp nhoáng", đánh nhanh thắng nhanh Câu 14. Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là A. Trận Mátxcơva B. Trận Cuốcxcơ C. Trận Xtalingrát D. Trận công phá Béclin Câu 15. Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô B. Liên quân Anh - Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen C. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng Câu 16. Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì? A. Phe Trục B. Phe Đồng minh C. Phe Liên minh D. Phe Hiệp ước Câu 17. Nguyên nhân nào thúc đẩy các quốc gia trên thế giới hình thành liên minh chống phát xít? A. Do uy tín của Liên Xô đã tập hợp được các nước khác B. Do hành động xâm lược, bành trướng của phe phát xít khiến thế giới lo ngại C. Do Anh, Mĩ đều thua nhiều trận trên chiến trường D. Do nhân dân các nước trên thế giới đoàn kết. Câu 18. Văn kiện quốc tế đánh dấu sự cam kết của 26 quốc gia cùng nhau chống chủ nghĩa phát xít vào năm 1942 tại Oasinhtơn là A. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền C. Tuyên ngôn Hòa bình D. Tuyện ngôn Liên hợp quốc Câu 19. Trong quá trình đẩy lùi quân phát xít Đức, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được những nước nào? A. Đông Âu B. Tây Âu C. Nam Âu D. Bắc Âu Câu 20. Liên quân Mĩ - Anh và quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng: A. Cuộc tấn công vòng cung Cuốcxcơ (Liên Xô) B. Cuộc tấn công quân Nhật Bản ở Guađancanan trên Thái Bình Dương C. Cuộc đổ bộ Noócmăngđi (Pháp) D. Cuộc đổ bộ đánh chiếm đảo Xixilia (Ialia) Câu 21. Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì? A. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn B. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn Câu 22. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày A. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai C. Hình thành trật tự thế giới mới D. Giải phóng châu Âu Câu 23. Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây? A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu C. Chính phủ Nhật Bản đã quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hang Câu 24. Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào? A. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trậnn B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận C. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ Câu 25. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với A. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân B. Sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới C. Sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản D. Sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản Câu 26. Nội dung nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Khởi đầu của chiến tranh nguyên tử B. Thế giới có nhiều thay đổi căn bản C. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế D. Nhiều thành phố, làng mạc bị phá hủy Câu 27. Lực lượng nào là trụ cột trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít? A. Nhân dân lao động ở các nước phát xít B. Nhân dân và Hồng quân Liên Xô C. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh D. Nhân dân các nước thuộc địa Câu 28. Đức không thực hiện được kế hoạch đổ bộ lên nước nào trong năm 1940? A. Thụy Điển B. Anh C. Mĩ D. Liên Xô Câu 29. Kế hoạch đổ bộ lên nước Anh của Đức không thực hiện được trong năm 1940 là do: A. Liên Xô đã tuyên chiến với Đức ở mặt trận phía đông B. quân Đức đã bị suy yếu nhiều do việc đánh chiếm nhiều nước ở châu Âu C. ưu thế về không quân và hải quân Anh, sự viện trợ của Mĩ dành cho Anh D. lo sợ trước sự tấn công của các nước nằm trong khối liên minh chống phát xít Câu 30. Tháng 9 - 1940, Hiệp ước Tam cường Đức - I-ta-li-a - Nhật Bản được kí kết tại: A. Rô-ma B. Gio-ne-vo C. Tô-ki-ô D. Béc-lin Câu 31. Tháng 7 - 1940, quân Đức thực hiện kế hoạch tiến công nước: A. Pháp B. Na Uy C. Đan Mạch D. Anh Câu 32. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Tam cường (tháng 9 - 1940) là phân chia phạm vi thống trị của: A. I-ta-li-a ở châu Âu B. Đức ở châu Âu C. Nhật ở Viễn Đông D. Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản Câu 33. Từ tháng 10 - 1940, Hít-le chuyển sang thôn tính các nước: A. Tây và Nam châu Âu B. Đông và Bắc châu Âu C. Đông và Nam châu Âu D. Tây và Bắc châu Âu Câu 34. Các nước nào trở thành chư hầu của Đức và bị quân Đức chiếm đóng? A. Phần Lan, Thụy Điển, E-tô-ni-a B. Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri C. Hi Lạp, Thổ Nhĩ Kì, An-ba-ni D. Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha Câu 35. Từ tháng 12 - 1940, Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công: A. Hà Lan B. Pháp C. Đan Mạch D. Liên Xô Câu 36. Năm 1917, sự kiện nào đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận của hàng triệu con người ở Nga A. Chiến tranh thế giới thứ nhất B. Cách mạng tháng Hai C. Cách mạng tháng Mười D. Luận cương tháng tư Câu 37. Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại kết quả ra sao? A. Lật đổ chính phủ tư sản, thành lập nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới B. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, thiết lập nền chuyên chính vô sản C. Lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời thay thế bằng chính phủ chính thức D. Lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền Câu 38. Liên Xô là cụm từ viết tắt của A. Liên bang Xô viết B. Liên hiệp các Xô viết C. Liên hiệp các Xô viết xã hội chủ nghĩa D. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Câu 39. Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động? A. Chế độ quân chủ chuyên chế B. Chủ nghĩa tư bản C. Chủ nghĩa đế quốc D. Xã hội chủ nghĩa Câu 40. Tồn tại từ năm 1919 đến năm 1943, tổ chức nào đã tiến hành 7 đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng trên thế giới A. Hội quốc liên B. Liên hợp quốc C. Phe Đồng minh D. Quốc tế Cộng sản Câu 41. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã để lại hậu quả nghiêm trọng nhất đối với thế giới là A. Dư thừa hàng hóa do cung vượt quá cầu B. Xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh C. Nạn thất nghiệp tràn lan D. Sản xuất đình đốn Câu 42. Các nước đế quốc giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 bằng con đường nào? A. Cải cách kinh tế - xã hội và trút gánh nặng sang thuộc địa B. Cải cách kinh tế - xã hội, tăng cường bóc lột nhân dân lao động C. Cải cách kinh tế - xã hội hoặc phát xít hóa bộ máy nhà nước D. Phát xít hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa Câu 43. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập, tiến hành chạy đua vũ trang giữa Mĩ, Anh, pháp và Đức, Ialia, Nhật Bản đã báo hiệu A. Nguy cơ bành trướng của chủ nghĩa phát xít B. Nguy cơ mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc C. Nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới D. Nguy cơ sụp đổ của chủ nghĩa tư bản Câu 44. Đặc điểm chung của các nước Đức, Ialia và Nhật Bản trong những năm 30 của thế kỉ XX là gì? A. Nền cộng hòa sụp đổ, thay bằng nền độc tài quân phiệt B. Đảng Quốc xã nắm chính quyền C. Diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt trong nội bộ D. Phát xít hóa, quân phiệt hóa chế độ, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và trở thành lò lửa chiến tranh Câu 45. Mục tiêu nổi bật của phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản trong những năm 30 là A. Chống chủ nghĩa đế quốc và chống chiến tranh xâm lược B. Chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh C. Chống chủ nghĩa đế quốc và chính phủ tư sản D. Chống chiến tranh, đói nghèo Câu 46. Đặc điểm nổi bật trong phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ là: A. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng B. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình C. Đảng Cộng sản lãnh đạo bằng biện pháp hòa bình D. Đảng Quốc đại lãnh đạo bằng phương pháp bạo lực cách mạng Câu 47. Nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là gì? A. Phong trào dân tộc tư sản có bước tiến mới, nhiều Đảng Cộng sản ra đời B. Phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo C. Phong trào tư sản dân tộc suy yếu, phong trào vô sản lớn mạnh D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao Câu 48. Lãnh đạo phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Việt Nam, Lào, Campuchia trong những năm 1930 - 1939 là A. Các quý tộc địa phương B. Đảng Dân tộc ở mỗi nước C. Giai cấp tư sản dân tộc ở từng nước D. Đảng Cộng sản Đông Dương Câu 49. Tổ chức có vai trò tập hợp lực lượng đấu tranh phổ biến trong những năm 1936 - 1939 là A. Mặt trận giải phóng dân tộc B. Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống chiến tranh C. Mặt trận nhân dân chống phát xít, chống độc tài D. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Câu 50. Trong phong trào Ngũ tứ (1919) ở Trung Quốc, lần đầu tiên giai cấp nào đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập A. Giai cấp công nhân Trung Quốc B. Giai cấp nông dân Trung Quốc C. Giai cấp tư sản Trung Quốc D. Giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc Câu 51. Đường lối đấu tranh của M. Ganđi trong những năm 30 của thế kỉ XX là A. Đấu tranh bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh B. Đấu tranh bạo lực, hợp tác với thực dân Anh C. Đấu tranh hòa bình, bất hợp tác với thực dân Anh D. Đấu tranh hòa bình, hợp tác với thực dân Anh Câu 52. Sự kiện nào tác động mạnh mẽ nhất đến các nước tư bản trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế tg 1918 - 1923 B. Quốc tế Cộng sản thành lập năm 1919 C. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 D. Trật tự Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập Câu 53. Nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế nhờ chính sách nào của Tổng thống Ph. Rudơven? A. Chính sách "thắt lưng buộc bụng" B. Chính sách mới C. Chính sách phát xít hóa bộ máy nhà nước D. Chính sách trung lập Câu 54. Quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản diễn ra thông qua quá trình nào? A. Chuyển từ chế độ dân chủ đại nghị sang chuyên chế độc tài B. Thay thế nền dân chủ đại nghị bằng việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước C. Đảo chính lật đổ chế độ quân chủ lập hiến, thiết lập chế độ quân phiệt D. Quân phiệt hóa bộ máy nhá nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa Câu 55. Điểm chung của các nước giải quyết khủng hoảng bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước là A. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn, nhiều nguồn tài nguyên B. Có thị trường rộng lớn, nhiều vốn đầu tư C. Có ít hoặc không có thuộc địa, thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và thị trường D. Có ít hoặc không có thuộc địa Câu 56. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ do mâu thuẫn giữa A. Các nước đế quốc với nhau B. Các nước phát xít với các nước tư bản dân chủ C. Các nước phát xít với Liên Xô D. Các nước đế quốc với nhau và giữa các nước đế quốc với Liên Xô Câu 57. Tội phạm chiến tranh, đã lôi kéo 1700 triệu người ở trên 70 nước tham gia, gây ra cái chết cho khoảng 60 triệu người và làm tàn phế 90 triệu người khác là A. Anh, Pháp B. Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản C. Mĩ D. Phát xít Đức Câu 58. Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống lãnh thổ Nhật Bản là hành động A. Cần thiết và có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh B. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật Bản đã liên tiếp thua trận và đứng trước sự sụp đổ C. Góp phần kết thúc chiến tranh D. Không cần thiết vì quân phiệt Nhật đã đầu hang Câu 59. Thắng lợi trong Chiến tranh thế giới thứ hai thuộc về A. Chủ nghĩa phát xít B. Chủ nghĩa cộng sản C. Chủ nghĩa tư bản dân chủ D. Nhân dân các dân tộc chống chủ nghĩa phát xít Câu 60. Hệ quả quan trọng nhất của Chiến tranh thế giới thứ hai là A. Dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới B. Hình thành trật tự thế giới hai cực C. Làm sụp đổ hệ thống Vécxai - Oasinhtơn D. Tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Câu 61. Theo Hiệp ước đình chiến mà Pháp kí ngày 22 - 6 - 1940, Đức chiếm đóng bao nhiêu phần lãnh thổ Pháp (bao gồm cả Thủ đô Pa-ri)? A. 1/2 B. 2/3 C. 3/4 D. 4/5 Câu 62. Hai ngày sau khi quân đội Đức tấn công Ba Lan, nước nào tuyên chiến với Đức? A. Mĩ, Liên Xô B. Anh, Pháp C. Pháp, Mĩ, Anh D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ Câu 63. Quân Đức áp dụng chiến lược gì trong việc đánh chiếm Ba Lan? A. Đánh lâu dài B. Đánh nhanh thắng nhanh C. Chiến tranh chớp nhoáng D. Đánh chắc, tiến chắc Câu 64. Quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây vào thời gian nào? A. Tháng 4 - 1940 B. Tháng 5 - 1940 C. Tháng 6 - 1940 D. Tháng 7 - 1940 Câu 65. Tháng 4 - 1940, quân Đức chuyển hướng tấn công từ phía đông sang phía tây, chiếm hầu hết các nước tư bản châu Âu như: A. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Hà Lan, Đan Mạch B. Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Na Uy C. Na Uy, Thụy Sĩ, Hà Lan, Anh, Ai-len D. Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua Câu 66. Ngày 10 - 6 - 1940, Chính phủ Pháp rời Pa-ri chạy về: A. Booc-đô B. Tu-lu-do C. Tua D. Mac-xây Câu 67. Để bảo vệ quyền lợi quốc gia trong tình thế bị cô lập lúc bây giờ, Liên Xô đã: A. chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp đế chống phát xít B. đưa quân giúp đỡ Tiệp Khắc chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của Đức C. kí kết với Đức bản Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau D. đứng về phía các nước Ê-ti-ô-pi-a, Cộng hòa Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược Câu 68. Trước khi khai chiến, Đức đề nghị đàm phán với Liên Xô và kí kết bản Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau vào ngày 23 - 8 - 1939, vì: A. Đức nhận thấy không thể nào đánh thắng nổi Liên Xô B. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của nước Đức C. Đức sợ liên quân Anh và Pháp tiến công sau lưng mình khi đang đánh chiếm Tiệp Khắc D. đề phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại ba cường quốc trên cả hai mặt trận Câu 69. Nước bị bại trận sau 6 tuần chiến đấu với Đức là: A. Hà Lan B. Lúc-xăm-bua C. Đan Mạch D. Pháp Câu 70. Khi quân Đức tràn vào nước Pháp, quân Pháp chiến đấu bao lâu thì bị bại trận? A. 4 tuần B. 5 tuần C. 6 tuần D. 7 tuần Câu 71. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào hánh 9-1939, với sự kiện khởi đầu là A. Quân đội Đức tấn công Ba Lan B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức C. Đức tấn công Anh, Pháp D. Đức tấn công Liên Xô Câu 72. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phá xít? A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với phát xít Đức B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc Anh, Pháp, Mĩ C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước phát xít D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Câu 73. Tháng 6 – 1940, tại Pháp diễn ra sự kiện mà có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình Việt Nam là A. Đức chiếm đóng 3/4 lãnh thổ nước Pháp B. Lực lượng kháng chiến Pháp hình hành C. Chính phủ tự trị thành lập do Pêtanh đứng đầu làm tay sai cho phát xít Đức D. Đức tiến công và chiếm 3/4 lãnh thổ nước Pháp, Chính phủ Pháp đầu hàng và làm tay sai cho Đức Câu 74. Vì sao lại gọi là chiến tranh thế giới? A. Cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc B. Nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh C. Chiến tranh trên quy mô lớn với sự tham gia của nhiều nước trên thế giới D. Để lại những thiệt hại nặng nề về người và của Câu 75. Đầu thế kỉ XX ở Việt Nam không thể bùng nổ một cuộc cách mạng tư sản xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây? A. Sự đàn áp của thực dân Pháp B. Việt Nam thiếu đi cơ sở kinh tế- xã hội đủ mạnh C. Hạn chế của bản thân giai cấp tư sản. D. Giai cấp tư sản và tiểu tư sản chưa ra đời Câu 76. “Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre” Những câu thơ trên nhắc đến sự kiện lịch sử gì? A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước B. Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời C. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc D. Nguyễn Ái Quốc trở về Việt Nam Câu 77. Điểm giống nhau giữa Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) với chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là gì? A. Chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến. B. Hậu quả của hai cuộc chiến tranh nặng nề như nhau. C. Đều bắt nguồn từ mâu thuẫn về thị trường và thuộc địa giữa các nước tư bản. D. Quy mô của hai cuộc chiến tranh là giống nhau. Câu 78. Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 của các nước tư bản Đức, Italia, Nhật là gì? A. Thiết lập chế độ độc tài phát xít và phát động chiến tranh chia lại thế giới. B. Giảm giá sản phẩm để kích thích tiêu dùng. C. Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp trong 1 thời gian ngắn. D. Tiến hành cải cách kinh tế -xã hội. Câu 79. Đánh giá mối quan hệ của cách mạng ba nước Đông Dương giữa hai cuộc chiến tranh thế giới? A. đoàn kết, gắn bó dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương. B. có sự liên kết chặt chẽ với nhau về lực lượng cách mạng. C. riêng lẻ không có sự thống nhất. D. có sự phối hợp ở một số phong trào đấu tranh. Câu 80. Từ sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai, bài học nào là quan trọng nhất được rút ra để ngăn chặn một cuộc chiến tranh? A. Kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. B. Có đượng lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn. C. Đoàn kết nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. D. Biết kìm chế, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình. Câu 81. Sự kiện nào trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) được coi là thời cơ cho cách mạng tháng Tám? A. 15/8/1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản (6/8/1945 và 9/8/1945). C. 5/1943 quét sạch quân Đức, Ita-li-a ra khỏi lục địa châu Phi. D. 9/5/1945, Đức kí văn bản đầu hàng vô điều kiện. Câu 82. Nguồn gốc của chiến tranh thế giới thứ hai là A. do khủng hoảng kinh tế trong những năm 1929 - 1933. B. do Anh, Pháp, Mỹ thực hiện chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp chủ nghĩa phát xít. C. hệ thống Vecxai - Oasinhton làm kết quả của chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa dẫn đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới. D. do chủ nghĩa đế quốc muốn tiêu diệt Liên Xô và phong trào cách mạng thế giới. Câu 83. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân làm bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)? A. Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp sự trung lập của Mĩ. B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. C. Thế giới hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau, chạy đua vũ trang. D. Hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới làm chủ nghĩa phát xít ra đời, đẩy mạnh xâm lược. Câu 84. Yếu tố nào không tác động đến sự hình thành khối Đồng minh chống phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Sự thay đổi thái độ của các chính phủ Anh, Mĩ. B. Chiến thắng Xtalingrat của nhân dân Liên Xô. C. Sự kiện Liên Xô tham chiến. D. Hành động xâm lược của phe phát xít. Câu 85. Cục diện Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi khi A. phát xít Đức bị đồng minh đánh bại ở Beclin. B. phát xít Đức mở cuộc tấn công chớp nhoáng vào lãnh thổ Liên Xô. C. phát xít Nhật bị đánh bại ở châu Á - Thái Bình Dương. D. khi Anh, Mĩ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu. Câu 86. Ý nghĩa chủ yếu của chiến thắng Xtalingrat của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai là A. Đánh bại hoàn toàn quân Đức ở Liên Xô. B. Tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến tranh. C. Buộc Đức phải đầu hàng quân Đồng minh. D. Làm phá sản chiến tranh chớp nhoáng của Hitle. Câu 87. Ở giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc tư bản dân chủ và Liên Xô cùng với Hội Quốc Liên không thể ngăn chặn được các cuộc xâm lược của chủ nghĩa phát xít là do: A. lực lượng của Khối liên minh phát xít quá mạnh. B. những thủ đoạn tuyên truyền mị dân của Đức đã làm mềm lòng các nước đế quốc, lừa bịp được các nước Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô. C. không có một đường lối, một hành động chung, thống nhất trước hành động của Liên minh phát xít. D. các nước tư bản dân chủ và Liên Xô quá chủ quan, không quan tâm đến sự bành trướng thế lực của chủ nghĩa phát xít. Câu 88. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế? A. Hình thành hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. B. Hình thành Trật tự hai cực Ianta. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành. D. Hệ thống tư bản chủ nghĩa suy yếu. Câu 89. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 : A. Khủng hoảng thừa, trong thời gian ngắn. B. Khủng hoảng thừa, kéo dài nhất. C. Khủng hoảng có quy mô toàn thế giới. D. Khủng hoảng thiếu, trầm trọng nhất. Câu 90. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, mặt trận nào đánh bại phát xít sớm nhất? A. Mặt trận Xô - Đức. B. Mặt trận Bắc Phi. C. Mặt trận Tây Âu. D. Mặt trận châu Á - Thái Bình Dương. Câu 91. Tại sao tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, xâm lược và phi nghĩa? A. Chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các cường quốc phương Tây tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. B. Sự bành trướng của phát xít Đức ở Châu Âu đã chà đạp nghiêm trọng lên quyền độc lập, tự chủ thiêng liêng của các dân tộc. C. Vì chủ nghĩa phát xít muốn xóa bỏ trật tự Vécxai - Oasinhtơn. D. Vì Liên xô không tham chiến.đáp án Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 17
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|---|---|---|
Câu 1 | B | Câu 47 | A |
Câu 2 | C | Câu 48 | D |
Câu 3 | D | Câu 49 | B |
Câu 4 | C | Câu 50 | A |
Câu 5 | C | Câu 51 | C |
Câu 6 | D | Câu 52 | C |
Câu 7 | B | Câu 53 | B |
Câu 8 | A | Câu 54 | D |
Câu 9 | A | Câu 55 | C |
Câu 10 | C | Câu 56 | D |
Câu 11 | D | Câu 57 | B |
Câu 12 | C | Câu 58 | C |
Câu 13 | D | Câu 59 | D |
Câu 14 | C | Câu 60 | A |
Câu 15 | D | Câu 61 | C |
Câu 16 | B | Câu 62 | B |
Câu 17 | B | Câu 63 | C |
Câu 18 | D | Câu 64 | A |
Câu 19 | A | Câu 65 | D |
Câu 20 | C | Câu 66 | C |
Câu 21 | B | Câu 67 | C |
Câu 22 | A | Câu 68 | D |
Câu 23 | C | Câu 69 | D |
Câu 24 | B | Câu 70 | C |
Câu 25 | D | Câu 71 | A |
Câu 26 | A | Câu 72 | D |
Câu 27 | C | Câu 73 | C |
Câu 28 | B | Câu 74 | C |
Câu 29 | C | Câu 75 | B |
Câu 30 | D | Câu 76 | A |
Câu 31 | D | Câu 77 | C |
Câu 32 | D | Câu 78 | A |
Câu 33 | C | Câu 79 | A |
Câu 34 | B | Câu 80 | D |
Câu 35 | D | Câu 81 | A |
Câu 36 | C | Câu 82 | C |
Câu 37 | A | Câu 83 | C |
Câu 38 | D | Câu 84 | B |
Câu 39 | B | Câu 85 | B |
Câu 40 | D | Câu 86 | B |
Câu 41 | B | Câu 87 | C |
Câu 42 | C | Câu 88 | B |
Câu 43 | C | Câu 89 | B |
Câu 44 | D | Câu 90 | B |
Câu 45 | B | Câu 91 | B |
Câu 46 | B |
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 6 có đáp án và giải thích
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 5 có đáp án và giải thích
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 4 có đáp án và giải thích
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 3 có đáp án và giải thích
Trắc nghiệm Lịch sử 11 Chủ đề 2: Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
Trắc nghiệm Lịch sử 11 chủ đề 1: Bài 1, 2
XTừ khóa » Sử Lớp 11 Bài 17 Trắc Nghiệm
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến Tranh Thế Giới Thứ ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến Tranh Thế Giới Thứ ...
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử Lớp 11 Bài 17 - Chiến Tranh Thế Giới Thứ ...
-
Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 17 - Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 - 1945)
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án): Chiến T... - CungHocVui
-
Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 17 (Có đáp án)
-
TOP 40 Câu Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án 2022)
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 (có đáp án) - Vietjack.online
-
Đáp án Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 Chi Tiết
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939 ...
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai (1939
-
Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 17 Có đáp án Hay Nhất - TopLoigiai
-
Lịch Sử Lớp 11 Bài 17 (Lý Thuyết Và Trắc Nghiệm) - MarvelVietnam