Trắc Nghiệm Lịch Sử 11 Bài 3: Trung Quốc (P2)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Thái bình Thiên quốc là phong trào đấu tranh của giai cấp nào?

  • A. Công nhân.
  • B. Nông dân.
  • C. Tư sản.
  • D. Binh lính.

Câu 2: Kết quả của cuối cùng của cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc là:

  • A. thiết lập chính quyền ở Thiên Kinh.
  • B. thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
  • C. đẻ ra chính sách bình quân về ruộng đất, quyền bình đẳng nam nữ.
  • D. triều đình được sự giúp đỡ của đế quốc đàn áp phong trào, cuộc khởi nghĩa thất bại.

Câu 3: Sau sự kiện nào, Trung Quốc thực sự trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến? 

  • A. Sau sự thất bại của khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.
  • B. Cuộc Duy tân Mậu Tuất thất bại.
  • C. Sau khi phong trào Nghĩa Hòa đoàn bị đánh bại. 
  • D. Sau khi nhà Mãn Thanh kí với đế quốc Điều ước Tân Sửu.

Câu 4: Phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc là:

  • A. khởi nghĩa Hoàng Sào.
  • B. khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc.
  • C. khởi nghĩa của Lí Tự Thành.
  • D. khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng.

Câu 5: Trung Quốc Đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

  • A. Tư sản.
  • B. Nông dân.
  • C. Công nhân.
  • D. Tiểu tư sản.

Câu 6: Nội dung chính của Điều ước Tân Sửu (1901) là:

  • A. Trả lại cho nhà Thanh một số vùng đất và các nước đế quốc được phép chiếm đóng Bắc Kinh
  • B. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và buộc phải để cho các nước chiếm đóng Bắc Kinh
  • C. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và cắt đất cho các nước đế quốc thiết lập các vùng tô giới
  • D. Nhà Thanh phải trả tiền bồi thường chiến tranh và mở cửa tự do cho người nước ngoài vào Trung Quốc buôn bán

Câu 7: Điều ước Tân Sửu (1901) đánh dấu

  • A. Trung Quốc bị biến thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến
  • B. Các nước đế quốc đã chia sẻ xong “cái bánh ngọt” Trung Quốc
  • C. Triều đình Mãn Thanh đầu hàng hoàn toàn, nhà nước phong kiến Trung Quốc sụp đổ
  • D. Trung Quốc trở hành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây

Câu 8: Đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng ở Trung Quốc phát triển theo khuynh hướng nào?

  • A. Vô sản       
  • B. Phong kiến
  • C. Tự do dân chủ       
  • D. Dân chủ tư sản

Câu 9: Đâu không phải là mục tiêu đấu tranh của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc?

  • A. Chống chế độ phong kiến Mãn Thanh.
  • B. Chống đế quốc.
  • C. Tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc kinh.
  • D. Tấn công vào liên quân 8 nước đế quốc ở Bắc Kinh.

Câu 10: Nguyên nhân khách quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Nghĩa Hoà đoàn ở Trung Quốc là:

  • A. phong trào thiếu sự lãnh đạo thống nhất.
  • B. phong trào thiếu vũ khí.
  • C. giai cấp nông dân còn hạn chế, cuộc sống còn khó khăn.
  • D. so sánh lực lượng chênh lệch, kẻ thù mạnh.

Câu 11: Nội dung nào sau đây không được Hiến pháp lâm thời Trung Hoa Dân quốc thông qua tại kì họp của Quôc dân đại hội?

  • A. Công nhận quyền bình đẳng của mọi công dân.
  • B. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
  • C. Công nhận quyền tự do dân chủ của mọi công dân.
  • D. Công nhận quyền bình đẳng và tự do của mọi công dân.

Câu 12: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

  • A. đánh đuổi đế quốc, khôi phục Trung Hoa.
  • B. cải cách Trung Quốc để cứu vãn tình thế.
  • C. đánh đế quốc để thành lập dân quốc, đánh phong kiến để chia ruộng đất cho dân cày.
  • D. đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa.

Câu 13: Chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc là

  • A. Trung Quốc Đồng minh hội
  • B. Trung Quốc Quang phục hội
  • C. Trung Quốc Nghĩa đoàn hội
  • D. Trung Quốc Liên minh hội

Câu 14: Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của

  • A. Giai cấp vô sản Trung Quốc
  • B. Giai cấp nông dân Trung Quốc
  • C. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc
  • D. Lien minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc

Câu 15: Lực lượng tham gia Trung Quốc Đồng minh hội là

  • A. Công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
  • B. Nông dân, trí thức tư sản,địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh
  • C. Trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh, đại biểu công nông
  • D. Công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ bất bình với nhà Thanh

Câu 16: Ý nào không thể hiện đúng mục tiêu hoạt động của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội?

  • A. Đánh đổ Mãn Thanh
  • B. Tấn công tô giới của các nước đế quốc tại Trung Quốc
  • C. Khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc
  • D. Thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày

Câu 17: Trung Quốc Đồng minh hội chủ trương đưa cách mạng Trung Quốc phá triển theo con đường nào?

  • A. Đấu tranh bạo động       
  • B. Cách mạng vô sản
  • C. Đấu tranh ôn hòa       
  • D. Dân chủ tư sản

Câu 18: Thành quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi do Trung Quốc Đồng minh hội lãnh đạo là

  • A. Đem lại ruộng đất cho nông dân nghèo
  • B. Thành lập Trung Hoa Dân quốc
  • C. Công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do cho mọi công dân
  • D. Buộc các nước đế quốc phải xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng đã kí

Câu 19: Kết quả lớn nhất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

  • A. lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế.
  • B. thành lập Trung Hoa Dân quốc.
  • C. công nhận quyền bình đẳng và quyền dân chủ của mọi công dân.
  • D. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu 20: Tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

  • A. cách mạng dân chủ tư sản triệt để.
  • B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  • C. cách mạng vô sản.
  • D. cách mạng dân chủ tư sản không triệt để.

Câu 21: Ý nghĩa cơ bản nhất của Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là:

  • A. cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Trung Quốc.
  • B. cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, lập chế độ cộng hoà.
  • C. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Trung Quốc.
  • D. ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á.

Câu 22: Điểm nào dưới đây là cơ bản nhất chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi năm 1911 là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A. Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến.
  • B. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
  • C. Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến. 
  • D. Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

Từ khóa » Câu Hỏi Nâng Cao Lịch Sử 11 Bài 3