Trắc Nghiệm Lịch Sử 12 Bài 6: Nước Mĩ (P2) | Tech12h

Câu 1: "Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

  • A. Chính sách xâm lược thuộc địa.
  • B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.
  • C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.
  • D. Thành lập các khối quân sự.

Câu 2: Tổng thống nào của Mĩ phát động “chiến tranh lạnh” ?

  • A. Aixenhao
  • B. Truman
  • C. Kennơdi
  • D. Nichxơn

Câu 3: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra vào tháng 4 - 1949 nhằm:

  • A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
  • B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
  • C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.
  • D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 4: Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Mĩ những năm 1945 – 1973 có tác dụng gì ?

  • A. Buộc chính phủ Mĩ phải có những nhượng bộ có lợi cho nhân dân
  • B. Chính phủ Mĩ phải từ bở chính sách can thiệp, thống trị khu vực Mĩ Latinh.
  • C. Chính phủ Mĩ tuyên bố xóa bỏ “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
  • D. Chính quyền phải hoạch định rõ không gian sinh sống cho người dân da đỏ.

Câu 5: Trong khoảng hai thập niên đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện các trung tâm kinh tế - tài chính nào?

  • A. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu.
  • B. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Nhật Bản.
  • C. Trung tâm kinh tế - tài chính Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
  • D. Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới.

Câu 6: Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “Chiến lược toàn cầu?” là do:

  • A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
  • B. Thắng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959.
  • C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I-ran năm 1979.
  • D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu 7: Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trong thời gian nào?

  • A. Từ năm 1945 đến 1975.
  • B. Từ năm 1918 đến 1945.
  • C. Từ năm 1950 đến 1980.
  • D. Từ năm 1945 đến 1950.

Câu 8: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Không bị chiến tranh tàn phá.
  • B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  • C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
  • D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Câu 9: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất của thế giới. Đúng hay sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 10: Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động trong đó có đạo luật Táp-Hác-Lây nhắm mục đích gì?

  • A. Thực hiện chế độ phân biệt chủng tộc.
  • B. Chống phong trào công nhân và Đảng Cộng sản Mĩ hoạt động.
  • C. Chống sự nổi loạn của thế hệ trẻ.
  • D. Đối phó với phong trào đấu tranh của người da đen

Câu 11: Nhận định nào dưới đây về thành tựu khoa học - kĩ thuật Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II là sai ?

  • A. Mĩ là nước tiên phong trong việc chế tạo công cụ sản xuất mới như máy tính điện tử, máy tự động.
  • B. Mĩ là nước tiên phong trong việc tìm ra những vật liệu mới như chất dẻo pôlime.
  • C. Mĩ là nước đầu tiên thực hiện thành công nhân bản vô tính trên loài cừu.
  • D. Mĩ là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo bay vào quỹ đạo Trái Đất.

Câu 12: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ là gì?

  • A. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.
  • B. “Chiến lược toàn cầu hóa”.
  • C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.
  • D. “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”

Câu 13: Đời Tổng thống nào của Mĩ gắn liền với “Chiến lược toàn cầu”phản cách mạng?

  • A. Tơ-ru-man
  • B. Kennơdi
  • C. Ai-xenhao
  • D. Giôn-xơn

Câu 14: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ II ?

  • A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
  • B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế.
  • C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
  • D. Mĩ đã có sự điều chính về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động.

Câu 15: Từ sau Chiến tranh thế giới hai đến nay, thế giới tồn tại bao nhiêu trung tâm kinh tế tài chính?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 16: Chiêu bài mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác được đề ra trong chiến lược toàn cầu "Cam kết và mở rộng" là gì ?

  • A. Tự do tín ngưỡng.
  • B. Ủng hộ độc lập dân tộc.
  • C. Thúc đẩy dân chủ.
  • D. Chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu 17: Thất bại nặng nề nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện "chiến lược toàn cầu" bởi:

  • A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.
  • B. Thắng lợi của cách mạng Cu - ba năm 1959.
  • C. Thắng lợi của cách mạng Hồi giáo I - ran năm 1979.
  • D. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam năm 1975.

Câu 18: Trong các liên minh quân sự dưới đây, liên minh nào không phải do Mĩ lập nên?

  • A. Khối NATO.
  • B. Khối SEATO.
  • C. A đúng, B sai
  • D. A sai, B đúng

Câu 19: Thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?

  • A. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.
  • B. Lập được nhiều khối quân sự (NATO; SEATO; CENTO....)
  • C. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đỗ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 20: Tổng thống Mĩ sang thăm Việt Nam đầu tiên vào năm nào?

  • A. 1990
  • B. 1991
  • C. 1992
  • D. 1993

Câu 21: Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

  • A. Không bị chiến tranh tàn phá.
  • B. Được yên ổn sản xuất và bán vũ khí cho các nước tham chiến.
  • C. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
  • D. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước.

Từ khóa » Trắc Nghiệm Mĩ Sử 12