Trắc Nghiệm Ngữ Văn 10: Bài Tỏ Lòng

Câu 1: Những tác phẩm của tác giả Phạm Ngũ Lão là

  • A. "Tỏ lòng" và "Cáo bệnh bảo mọi người".
  • B. "Tỏ lòng" và "Cảnh ngày hè".
  • C. "Tỏ lòng" và "Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương".
  • D. "Tỏ lòng" và "Phò giá về kinh".

Câu 2: Cụm từ "khí thế nuốt trâu" được hiểu là:

  • A. khí phách mạnh mẽ.
  • B. khí phách anh hùng.
  • C. khí phách lão luyện.
  • D. khí phách hiên ngang.

Câu 3: Dòng nào không gắn với nội dung bài thơ Tỏ lòng?

  • A. Tầm vóc, tư thế, hành động của con người thời Trần
  • B. Chí lớn lập công danh của con người thời Trần
  • C. Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người thời Trần
  • D. Khí thế hào hùng mang tinh thần quyết chiến, quyếtthắng thời Trần

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong câu thơ thứ hai là gì?

  • A. Nhân hóa 
  • B. So sánh
  • C. Ẩn dụ 
  • D. Liệt kê

Câu 5: Cách nào hiểu đúng nghĩa của từ “Ba quân” ?

  • A. Hình ảnh quân đội nhà Trần.
  • B. Hình ảnh dân tộc.
  • C. Hình ảnh quân đội nhà Trần và nhà Nguyên.
  • D. Hình ảnh quân đội nhà Nguyên.

Câu 6: Dòng nào nêu đúng nhất lí do “thẹn” của nhà thơ ?

  • A. Chưa đạt được danh vọng gì nên xấu hổ với vợ con, tổ tiên.
  • B. Chưa lập công, lập danh và chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với đất nước.
  • C. Chưa tài giỏi và giàu sang như Vũ hầu.
  • D. Chưa có địa vị và quyền cao chức trọng như Vũ hầu.

Câu 7: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ?

  • A. Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát
  • B. Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi
  • C. Ngôn ngữ trong sáng, đậm đà bản sắc dân tộc
  • D. Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ, súc tích

Câu 8: Chủ thể trữ tình của "Tỏ lòng" là :

  • A. một nhà nho.
  • B. một nhà sư.
  • C. một nhà vua.
  • D. một vị tướng.

Câu 9: Nhận định nào không đúng khi nói về tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Người làng Phù Ủng, huyện Đường hào, nay thuộc Ân Thi, Hưng Yên.
  • B. Là con rể nuôi của Trần Quốc Tuấn
  • C. Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên
  • D. Là một nhà quan văn, nên ông thích ngâm thơ đọc sách.

Câu 10: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng khi nói về câu thơ thứ hai trong bài “Thuật hoài”?

  • A. Tam quân là ba người lính, đồng thời cũng có thể hiểu là ba đạo quân.
  • B. Hình ảnh ba quân nói về quân đội nhưng cũng đồng thời nói về sức mạnh của toàn dân tộc
  • C. Câu thơ gây ấn tượng mạnh bởi sự kết hợp của hình ảnh khách quan và cảm nhận chủ quan.
  • D. Hình ảnh thơ kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn.

Câu 11: Bài "Tỏ lòng" gợi cho em cảm nhận được:

  • A. Lý tưởng của người trai trẻ thời Trần
  • B. Ý chí sắt đá của con người thời Trần.
  • C. Ước mơ công hầu, khanh tướng của con người thời Trần.
  • D. Ý nguyện về sự hy sinh của con người thời Trần

Câu 12: Ai là tác giả của bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Trần Quang Khải   
  • B. Phạm Ngũ Lão   
  • C. Trần Quốc Tuấn   
  • D. Trương Hán Siêu

Câu 13: Bài thơ “Thuật hoài” ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất
  • B. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai
  • C. Cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ ba
  • D. Tất cả đều sai

Câu 14: Tình cảm, cảm xúc nao không được thể hiện trong bài thơ “Thuật hoài”?

  • A. Tự hào về khí thế và sức manh của quân đội thời trần
  • B. Thẹn vì chưa trả xong nợ công danh
  • C. Tình yêu nước, tự hào dân tộC.
  • D. Phê phán triều đình phong kiến

Từ khóa » Bài Thơ Tỏ Lòng Ra đời Trong Hoàn Cảnh Nào Trắc Nghiệm