Trắc Nghiệm Ngữ Văn 12, Bài 4. Tây Tiến
Có thể bạn quan tâm
- Trang nhất
- Văn Học
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 12, bài 4. Tây Tiến
- Tổng số câu hỏi: 19
- Thời gian làm bài: 12 phút
Trắc nghiệm trực tuyến miễn phí Ngữ Văn 12, bài 4. Tây Tiến - Quang Dũng
Câu 1: Nhận định nào sau đây không phù hợp với bài thơ Tây Tiến?
A. Bài thơ là nỗi nhớ, là kí ức được tái hiện một cách tự nhiên. B. Nhà thơ hồi tưởng lại chặng đường đã qua với những kỉ niệm sâu sắc của một thời chiến đấu gian khổ mà oanh liệt bên những người bạn thân thiết. C. Bài thơ thấm đẫm cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng. D. Bài thơ là nỗi nhớ về niềm hạnh phúc tột độ khi được sống giữa lòng nhân dân.Câu 2: Cảm hứng chủ đạo của Tây Tiến là?
A. Cảm hứng lãng mạn tràn đầy lạc quan, tin tưởng. B. Cảm hứng hiện thực về cuộc chiến đấu đầy gian khổ hi sinh. C. Cảm hứng đối nghịch: tự hào và xót thương, nuối tiếc. D. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng.Câu 3: Quang Dũng đã dùng những thủ pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ khung cảnh thiên nhiên Tay Bắc?
A. Từ láy giàu giá trị tạo hình, nghệ thuật nhân hoá, hình ảnh thơ mộng, gợi nhiều hơn tả. B. Hình ảnh thơ, từ ngữ đẹp gợi cảm, gợi nhiều liên tưởng. C. Sáng tạo những hình ảnh tân kì, táo bạo. D. Xây dựng những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng, giàu ý nghĩa.Câu 4: Thiên nhiên Tây Bắc trong Tây Tiến của Quang Dũng có đặc điểm gì?
A. Bình dị mà nên thơ, dữ dội mà lãng mạn. B. Hùng vĩ, hoang sơ hiểm trở, dữ dội bí ẩn; bất ngờ hiện ra vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn. C. Kì vĩ, rực rỡ tráng lệ. D. Tất cả các ý trên.Câu 5: Thiên nhiên Tây Bắc có vai trò gì trong bài thơ?
A. Gợi ra nỗi nhớ và hình ảnh đoàn binh Tây Tiến. B. Làm dịu đi những mệt nhọc, vất vả trên đường hành quân của những người lính Tây Tiến. C. Là miền đất lạ, hấp dẫn những người lính trẻ và độc giả. D. Là bức phông nền gợi ra những khó khăn mà người lính Tây Tiến phải trải qua, thể hiện tâm hồn lãng mạn của những người lính trẻ Tây Tiến.Câu 6: Câu thơ nào gợi lên được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, nghĩa tình của con người Tây Bắc?
A. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi B. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi C. Người đi Châu Mộc chiều sương ấy D. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi và Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.Câu 7: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự tài hoa, trẻ trung của hồn thơ Quang Dũng?
A. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm B. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống C. Heo hút cồn mây súng ngửi trời D. Chiều chiều oai linh thác gầm thétCâu 8: Cụm từ “hồn lau nẻo bến bờ”, “hoa đong đưa” cho thấy điều gì về thiên nhiên Tây Bắc?
A. Cảnh vật và con người Tây Bắc đều rất gợi cảm. B. Gợi được linh hồn của cảnh vật, vẻ đẹp hoang dã mà nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc. C. Các cô gái Thái đẹp như bông hoa rừng: e ấp, tình tứ. D. Dòng sông Tây Bắc vào mùa lũ dữ dội mà vẫn mang vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn.Câu 9: Quang Dũng đã dùng nghệ thuật nào để vừa miêu tả sự hùng vĩ, hiểm trở của thiên nhiên Tây Bắc vừa gợi ra được bước chân nặng nhọc, vất vả của người lính trên đường hành quân?
A. Từ láy giàu giá trị tạo hình, nhiều thanh trắc để đặc tả. B. Nghệthuật nhân hoá. C. Nghệ thuật liệt kê, điệp từ. D. Từ ngữ gợi cảm, hình ảnh so sánh táo bạo, mới mẻ.Câu 10: Câu thơ nào sau đây gợi ra được bước chân nặng nhọc, vất vả của người lính trên đường hành quân?
A. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm B. Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống C. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi D. Heo hút cồn mây súng ngửi trờiCâu 11: Những câu thơ nhiều thanh bằng đan cài trong đoạn thơ đầu của Tây Tiến có tác dụng gì?
A. Khiến khung cảnh huyền ảo thực hư, khó xác định làm tăng lên vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của thiên nhiên Tây Bắc. B. Làm hiện lên không gian đặc trưng, vẻ đẹp thơ mộng lãng mạn của Tây Bắc, làm dịu đi những mệt nhọc, vất vả sau chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. C. Làm dịu đi thiên nhiên vốn dữ dội, hiểm trở rất đỗi hoang vu của Tây Bắc. D. Tất cả các ý trên.Câu 12: Dòng nào nói đúng nhất về hiệu quả nghệ thuật của hai câu thơ: Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc?
A. Gợi lên sự mêng mang, hoang dại, tĩnh lặng và mờ ảo của sông nước Tây Bắc. B. Không tả mà chỉ gợi, gợi được cái hồn của cảnh vật, bóng dáng của con người Tây Bắc. C. Khẳng định nỗi nhớ da diết về người và cảnh sông nước Tây Bắc trong tâm hồn Quang Dũng. D. Cả ý B và C.Câu 13: Quang Dũng đã dùng thủ pháp nghệ thuật nào để khắc hoạ hình tượng người lính Tây Tiến?
A. Lối nói ẩn dụ khoa trương. B. Hiện thực khắc nghiệt của đời sống chiến trường làm nổi bật chí ý ẩn chứa bên trong tâm hồn. C. Nghệ thuật tương phản. D. Hiện thực khắc nghiệt của đời sống chiến trường làm nổi bật chí ý ẩn chứa bên trong tâm hồn và Nghệ thuật tương phản.Câu 14: Hiện thực khốc liệt nào của đời sống chiến trường Tây Bắc được phản ánh trong Tây Tiến?
A. Thiếu thốn quân trang, quân dụng. B. Căn bệnh sốt rét rừng. C. Người lính phải sống, chiến đấu nơi rừng thiêng, nước độc. D. Liên tục bị chìm trong những cơn mưa rừng khủng khiếp.Câu 15: Chi tiết, từ ngữ nào đã góp phần đặc tả tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến?
A. Đoàn binh không mọc tóc B. Quân xanh màu lá C. Gửi mộng qua biên giới, mơ dáng kiều thơm D. Xây hồn thơCâu 16: Quang Dũng nói về sự hi sinh của đồng đội mình bằng cách nào?
A. Từ Hán Việt tăng sự trang trọng, giảm được sự bi thương. B. Những hình ảnh sang trọng trang hoàng cho sự hi sinh cao đẹp của đồng đội. C. Nói giảm, nói tránh khiến người lính Tây Tiến sống mãi trong lòng Quang Dũng. D. Phóng đại để phản ánh hiện thực khốc liệt của chiến trường.Câu 17: Lí tưởng sống cao đẹp, tinh thần xả thân cho Tổ quốc của người lính Tây Tiến được thể hiện ở câu thơ nào?
A. Rải rác biên cương mồ viễn xứ B. Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh C. Áo bào thay chiếu anh về đất D. Sông Mã gầm lên khúc độc hànhCâu 18: Câu thơ “Áo bào thay chiếu anh về đất” nói được điều gì?
A. Người lính Tây Tiến hi sinh trong sự thiếu thốn. B. Quang Dũng đã khẳng định sự hi sinh vì Tổ quốc của những người lính trẻ là sự hi sinh cao cả và sang trọng. C. Sự thật, người lính Tây Tiến hi sinh trong sự thiếu thốn, nhưng bằng cách nói ấy, Quang Dũng đã ngợi ca sự hi sinh thầm lặng của những người lính trẻ xả thân vì Tổ quốc. D. Tất cả các ý trên.Câu 19: Câu thơ “Sông Mã gầm tên khúc độc hành” gợi lên điều gì?
A. Âm hưởng vừa dữ dội vừa hào hùng của thiên nhiên Tây Bắc khiến cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. B. Gợi tả không khí thiêng liêng, trầm hùng của phút giây tiễn biệt những người lính trẻ Tây Tiến đã hi sinh vì Tổ quốc. C. Người lính Tây Tiến hi sinh trong khung cảnh thát dữ dội. D. Âm hưởng vừa dữ dội vừa hào hùng của thiên nhiên Tây Bắc khiến cho sự hi sinh của người lính Tây Tiến không hề bi lụy mà thấm đẫm tinh thần bi tráng.Gợi tả không khí thiêng liêng, trầm hùng của phút giây tiễn biệt những người lính trẻ Tây Tiến đã hi sinh vì Tổ quốc.Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới Sắp xếp theo bình luận cũ Sắp xếp theo số lượt thích Mã an toàn/ĐỀ THI LIÊN QUAN
-
Thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025, môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật
-
Luyện đề thi THPT Quốc gia môn Giáo dục công dân
-
Luyện đề thi THPT Quốc gia môn Lịch Sử
-
Trắc nghiệm Ngữ Văn 12, Bài 4. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
-
Thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Tiếng Anh
Xem tiếp...
/ĐỀ THI MỚI
Trắc nghiệm Ngữ Văn 12, bài 5 Việt Bắc - Tố Hữu
Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài 6 Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm
Trắc nghiệm Ngữ Văn 12 Bài 7 Sóng - Xuân Quỳnh
Luyện thi đề minh họa THPT Quốc Gia năm 2020, môn Lịch sử
Luyện thi đề minh họa THPT Quốc Gia năm 2020, môn Giáo dục công dân
ĐỀ THI KHÁC
Trắc nghiệm trực tuyến Ngữ Văn 12, Bài 3. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Trắc nghiệm Văn 12, Bài 2. Tuyên ngôn độc lập
Trắc nghiệm Văn 12, Bài 1: Khái quát văn học việt nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
Kiểm tra cuối năm Ngữ Văn 8
Trắc nghiệm thi học kì II, Ngữ Văn 8
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 |
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | |
Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | ||
Kiểm tra 15 phút | Kiểm tra 1 tiết | |||
Kiểm tra học kì 1 | Kiểm tra học kì 2 | |||
Luyện thi theo Bài học | ||||
Luyện thi THPT Quốc Gia |
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 |
Lớp 6 | Lớp 7 | Lớp 8 | Lớp 9 | |
Lớp 10 | Lớp 11 | Lớp 12 | ||
Bài học | Bài soạn | Bài giảng | ||
Bài giới thiệu | Bài hướng dẫn | |||
Bài làm văn | Bài trắc nghiệm | |||
Kiểm tra 15P | Kiểm tra 1 tiết | |||
Kiểm tra HK1 | Kiểm tra HK2 | |||
Thi vào lớp 10 | Tốt nghiệp THPT |
Từ khóa » Bài Thơ Tây Tiến Ra đời Trong Hoàn Cảnh Nào Trắc Nghiệm
-
Trắc Nghiệm Bài Tây Tiến Có đáp án - Ngữ Văn Lớp 12
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Của Bài Thơ Tây Tiến
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 12: Bài Tây Tiến | Tech12h
-
Trắc Nghiệm Bài Tây Tiến (Quang Dũng)
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Và Chủ đề Bài Thơ Tây Tiến
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Và Chủ đề Bài Thơ Tây Tiến - TopLoigiai
-
[CHUẨN NHẤT] Hoàn Cảnh Sáng Tác Tây Tiến - Toploigiai
-
Bài Tập Trắc Nghiệm: Tây Tiến - Quang Dũng - Việt Nam Overnight
-
Trắc Nghiệm Bài Tây Tiến (Quang Dũng)
-
Trắc Nghiệm Bài Tây Tiến (Quang Dũng)
-
Đề Trắc Nghiệm Khách Quan Môn Ngữ Văn Về Bài Thơ Tây Tiến Và Tác ...
-
Trắc Nghiệm Ngữ Văn 12: Phần Các Tác Phẩm Thơ Việt Nam
-
Hoàn Cảnh Sáng Tác Bài Tây Tiến - Nguyễn Anh Hưng - Hoc247
-
Tây Tiến Lí Thuyết Cơ Bản , Trắc Nghiệm Ngữ Văn Lớp 12 - Baitap123