Trắc Nghiệm Ngữ Văn 9: Bài Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Câu 1: Ý nào sau đây có trình tự đúng diễn biến của các sự kiện trong “Truyện Kiều” là:
  • A. Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ
  • B. Gia biến và lưu lạc - Gặp gỡ và đính ước - Đoàn tụ
  • C. Gia biến và lưu lạc - Đoàn tụ - Gặp gỡ và đính ước
  • D. Gặp gỡ và đính ước – Đoàn tụ - Gia biến và lưu lạcCâu 2: Nguyễn Du có tên hiệu là gì?
  •    A. Thanh Hiên
  •    B. Tố Như
  •    C. Thanh Tâm
  •    D. Thanh Minh

Câu 3: Quê hương của Nguyễn Du ở đâu?

  •    A. Thanh Miện, Hải Dương
  •    B. Nghi Xuân, Hà Tĩnh
  •    C. Can Lộc, Hà Tĩnh
  •    D. Thọ Xuân, Thanh Hóa
Câu 4: Nguyễn Du sống ở thế kỷ bao nhiêu?
  • A. XVIII
  • B. XIX
  • C. XVII
  • D. XVI

Câu 5: Tác phẩm truyện Kiều được mượn cốt truyện của truyện nào?

  •    A. Truyện Lục Vân Tiên
  •    B. Truyện Tống Trân- Cúc Hoa
  •    C. Kim Vân Kiều truyện
  •    D. Sở kính tân trang

Câu 6: Truyện Kiều là tên gọi do ai đặt?

  •    A. Thanh Tâm tài nhân
  •    B. Nguyễn Du
  •    C. Người dân
  •    D. Không rõ
Câu 7: Ý nào sau đây không đúng về nghệ thuật của “Truyện Kiều”?
  • A. Có nghệ thuật dẫn chuyện hấp dẫn.
  • B. Trình bày diễn biến sự việc theo chương hồi.
  • C. Sử dụng ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát một cách điêu luyện.
  • D. Nghệ thuật khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc.

Câu 8: Truyện Kiều gồm mấy phần?

  • A. 3      
  • B. 4
  • C. 5      
  • D. 6

Câu 9: Đoạn trường tân thanh có nghĩa là gì?

  •    A. Đứt từng mảnh ruột
  •    B. Tiếng kêu mới
  •    C. Con đường dài màu xanh đứt đoạn
  •    D. Tiếng kêu mới tới đứt từng mảnh ruột

Câu 10: Dòng nào nói đúng về những tủi nhục mà Thuý Kiều đã trải qua ?

  • A. Thanh lâu ba lượt, thanh y hai lần.
  • B. Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.
  • C. Thanh lâu hai lượt, thanh y ba lần.
  • D. Thanh lâu bốn lượt, thanh y hai lần.
Câu 11: Thể loại của Truyện Kiều là
  • A. Truyện Nôm
  • B. Kí
  • C. Tiểu thuyết chương hồi
  • D. Truyền kì

Câu 12: Truyện Kiều có nguồn gốc từ đâu ?

  • A. Từ trong dân gian.
  • B. Từ một tác phẩm tự sự của Trung Quốc.
  • C. Thương những con người tài hoa bị chà đạp nên tác giả đã sáng tạo ra.
  • D. Từ cuộc đời một người con gái có tên là Tiểu Thanh.

 Câu 13: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều là :

  • A. Tác phẩm phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị.
  • B. Tác phẩm cũng thể hiện rõ số phận của những con người bị áp bức, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
  • C. Tố cáo lễ giáo phong kiến khắc nghiệt đã đẩy người phụ nữ vào cảnh oan trái, tàn khốc.
  • D. Cả A và B.

Câu 14: Giá trị về mặt nội dung của Truyện Kiều là gì?

  •    A. Giá trị nhân đạo, hiện thực
  •    B. Bức tranh về xã hội bất công, tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người
  •    C. Đề cao tài năng, nhân phẩm của con người
  •    D. Cả 3 đáp án trên

Câu 15: Đặc sắc nhất về mặt nghệ thuật của Truyện Kiều là gì?

  •    A. Được dịch ra nhiều thứ tiếng, được giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới
  •    B. Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt đến đỉnh cao rực rỡ
  •    C. Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc
  •    D. Cách khắc họa tính cách con người độc đáo

Từ khóa » đặc Sắc Nhất Về Mặt Nghệ Thuật Của Truyện Kiều Là Gì Trắc Nghiệm