Trắc Nghiệm Sinh Học 7 Bài 22: Tôm Sông

Câu 1: Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?

  • A. Chân có các khớp
  • B. Cơ thể phân đốt
  • C. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau
  • D. Cơ thể có các khoang chính thức

Câu 2: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.
  • B. Thu hút con mồi lại gần tôm.
  • C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.
  • D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các …(1)… nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở …(2)… nhờ enzim từ …(3)… tiết vào và được hấp thụ ở …(4)….

  • A. (1): chân hàm; (2): ruột; (3): tụy; (4): ruột tịt
  • B. (1): chân hàm; (2): dạ dày; (3): gan; (4): ruột
  • C. (1): chân ngực; (2): dạ dày; (3): tụy; (4): ruột
  • D. (1): chân ngực; (2): ruột; (3): gan; (4): ruột tịt

Câu 4: Cơ quan hô hấp của tôm sông là

  • A. Phổi
  • B. Da
  • C. Mang
  • D. Da và phổi

Câu 5: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

  • A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.
  • B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.
  • C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.
  • D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.

Câu 6: Cơ thể tôm có mấy phần

  • A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng
  • B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng
  • C. Có 2 phần là thân và các chi
  • D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Câu 7: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì?

  • A. Bắt mồi và bò.
  • B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi.
  • C. Giữ và xử lí mồi.
  • D. Định hướng và phát hiện mồi.

Câu 8: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm

  • A. Râu
  • B. Vỏ cơ thể
  • C. Đuôi
  • D. Các đôi chân

Câu 9: Vỏ tôm được cấu tạo bằng

  • A. kitin.
  • B. xenlulôzơ.
  • C. keratin.
  • D. collagen.

Câu 10: Tôm di chuyển bằng cách

  • A. Bò
  • B. Bơi giật lùi
  • C. Lọc nước
  • D. Cả a và b đúng

Câu 11: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

  • A. Chân bụng.
  • B. Chân hàm.
  • C. Chân ngực.
  • D. Râu.

Câu 12: Tôm đực có kích thước như thế nào so với tôm cái

  • A. Nhỏ hơn
  • B. Lớn hơn
  • C. Bằng
  • D. Lớn gấp đôi
 

Câu 13: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

  • A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.
  • B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.
  • C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.
  • D. Giúp trứng nhanh nở.

Câu 14: Tôm có thể định hướng và phát hiện mồi là do có

  • A. 2 đôi mắt và các chân bụng
  • B. 2 đôi râu và tấm lái
  • C. Các chân hàm và chân ngực
  • D. 2 đôi mắt và 2 đôi râu

Câu 15: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở

  • A. đỉnh của đôi râu thứ nhất.
  • B. đỉnh của tấm lái.
  • C. gốc của đôi râu thứ hai.
  • D. gốc của đôi càng.

Câu 16: Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?

  • A. Bắt mồi và bò.
  • B. Giữ và xử lý mồi.
  • C. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
  • D. Lái và giúp tôm giữ thăng bằng.

Câu 17: Chân ở bụng tôm sông có chức năng gì? 

  • A. Bơi
  • B. Giữ thăng bằng
  • C. Ôm trứng
  • D. Cả ba ý trên

Câu 18: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?

  • A. Là động vật lưỡng tính.
  • B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.
  • C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.
  • D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.

Từ khóa » Tôm Sông Bắt Mồi Nhờ