Trắc Nghiệm Sinh Học 7 Bài 8: Thủy Tức | Tech12h

Câu 1: Loài động vật nào được coi là “trường sinh bất tử”?

  • A. Gián
  • B. Thủy tức
  • C. Trùng biến hình
  • D. Trùng giày

Câu 2: Thủy tức là động vật đại diện cho:

  • A. Ngành động vật nguyên sinh
  • B. Ngành ruột khoang
  • C. Ngành thân mềm
  • D. Ngành chân khớp

Câu 3: Môi trường sống của thủy tức là

  • A. Nước ngọt
  • B. Nước mặn
  • C. Nước lợ
  • D. Trên cạn

Câu 4: Thủy tức có hình dạng như thế nào?

  • A. dạng trụ dài.
  • B. hình cầu.
  • C. hình đĩa.
  • D. hình nấm.

Câu 5: Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào

  • A. Không đối xứng
  • B. Đối xứng tỏa tròn
  • C. Đối xứng hai bên
  • D. Cả b, c đúng

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….

  • A. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
  • B. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
  • C. (1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển
  • D. (1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ

Câu 7: Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

  • A. Tế bào mô bì – cơ.
  • B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
  • C. Tế bào sinh sản.
  • D. Tế bào cảm giác.

Câu 8: Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua

  • A. Màng tế bào
  • B. Không bào tiêu hóa
  • C. Tế bào gai
  • D. Lỗ miệng

Câu 9: Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể

  • A. Vì chúng có ruột dạng túi
  • B. Vì chúng không có cơ quan hô hấp
  • C. Vì chúng không có hậu môn
  • D. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn

Câu 10: Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là

  • A. hình túi, có gai cảm giác.
  • B. chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá.
  • C. chiếm phần lớn ở lớp ngoài.
  • D. hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh.

Câu 11: Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là

  • A. Hệ thần kinh hình lưới.
  • B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  • C. Hệ thần kinh dạng ống.
  • D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.

Câu 12: Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

  • A. Di chuyển kiểu lộn đầu.
  • B. Di chuyển kiểu sâu đo.
  • C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 13: Thủy tức hô hấp:

  • A. Bằng phổi
  • B. Bằng mang
  • C. Bằng toàn bộ bề mặt cơ thể
  • D. Bằng cả ba hình thức

Câu 14: Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi?

  • A. Tế bào gai
  • B. Tế bào mô bì – cơ
  • C. Tế bào sinh sản
  • D. Tế bào thần kinh

Câu 15: Thủy tức tiêu hóa ở

  • A. Tế bào gai
  • B. Tế bào sinh sản
  • C. Túi tiêu hóa
  • D. Chất nguyên sinh

Câu 16: Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

  • A. Tiêu hoá thức ăn.
  • B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
  • C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 17: Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

  • A. Phân đôi.
  • B. Mọc chồi.
  • C. Tạo thành bào tử.
  • D. Cả A và B đều đúng.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng?

  • A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
  • B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.
  • C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.
  • D. Có khả năng tái sinh.

Câu 19: Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ

  • A. tuyến hình cầu.
  • B. tuyến sữa.
  • C. tuyến hình vú.
  • D. tuyến bã.

Câu 20: Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ:

  • A. Di chuyển nhanh nhẹn
  • B. Phát hiện ra mồi nhanh
  • C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc
  • D. Có miệng to và khoang ruột rộng

Từ khóa » Câu Hỏi Sinh Học 7 Bài 8