Trắc Nghiệm Sinh Học 7 Học Kì II (P1) - Tech12h

Câu 1: Thằn lằn bóng đuôi dài là

  • A. Động vật biến nhiệt
  • B. Động vật hằng nhiệt
  • C. Động vật đẳng nhiệt
  • D. Không có nhiệt độ cơ thể

Câu 2: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?

  • A. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con.
  • B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
  • C. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.
  • D. Con non tự đi kiếm mồi.

Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Ăn thịt ?

  • A. Có tuyến hôi ở hai bên sườn.
  • B. Các ngón chân không có vuốt.
  • C. Răng nanh lớn, dài, nhọn.
  • D. Thiếu răng cửa.

Câu 4: Ở thỏ, xenlulôzơ được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

  • A. Manh tràng.
  • B. Kết tràng.
  • C. Tá tràng.
  • D. Hồi tràng.

Câu 5: Tập tính sinh sản nào dưới đây có ở thỏ hoang?

  • A. Nuôi con bằng sữa diều.
  • B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
  • C. Con non tự đi kiếm mồi.
  • D. Mẹ mớm mồi cho con non.

Câu 6: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?

  • A. Miệng có mỏ sừng.
  • B. Trên thực quản có chỗ phình to là diều.
  • C. Không có miệng và mỏ sừng.
  • D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến.

Câu 7: Hiện tượng ngủ đông của động vật đới lạnh có ý nghĩ gì?

  • A. Giúp cơ thể tiết kiệm năng lượng.
  • B. Giúp cơ thể tổng hợp được nhiều nhiệt.
  • C. Giúp lẩn tránh kẻ thù.
  • D. Tránh mất nước cho cơ thể.

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây có ở các đại diện của bộ Cá sấu?

  • A. Da ẩm ướt, không có vảy sừng.
  • B. Hàm rất dài, có nhiều răng lớn mọc trong lỗ chân răng.
  • C. Có mai và yếm.
  • D. Trứng có màng sai bao bọc.

Câu 9: Trong các động vật dưới đây, động vật nào hô hấp bằng da?

  • A. Ếch đồng.
  • B. Giun đất.
  • C. Ễnh ương lớn.
  • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10: Quá trình biến thái hoàn toàn của ếch diễn ra

  • A. Trứng – nòng nọc - ếch trưởng thành
  • B. Nòng nọc – trứng - ếch trưởng thành
  • C. Ếch trưởng thành – nòng nọc – trứng
  • D. Trứng - ếch trưởng thành – nòng nọc

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về vượn là sai?

  • A. Không có đuôi.
  • B. Sống thành bầy đàn.
  • C. Có chai mông nhỏ.
  • D. Có túi má lớn.

Câu 12: Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái?

  • A. Thằn lằn bóng đuôi dài.
  • B. Chim bồ câu.
  • C. Châu chấu.
  • D. Thỏ rừng.

Câu 13: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?

  • A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
  • B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
  • C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

  • A. Con đực có hai cơ quan giao phối.
  • B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.
  • C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.
  • D. Là động vật hằng nhiệt.

Câu 15: Trong các động vật sau, động vật nào có quan hệ họ hàng gần với nhện nhà nhất ?

  • A. Trai sông.
  • B. Bọ cạp.
  • C. Ốc sên.
  • D. Giun đất.

Câu 16: Tiêu chí nào dưới đây biểu thị sự đa dạng sinh học?

  • A. Số lượng loài trong quần thể.
  • B. Số lượng cá thể trong quần xã.
  • C. Số lượng loài.
  • D. Số lượng cá thể trong một loài.

Câu 17: Động vật nào dưới đây thụ tinh ngoài?

  • A. Cá chép.
  • B. Chim bồ câu.
  • C. Rùa núi vàng.
  • D. Thỏ hoang.

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đâu giúp cơ thể thằn lằn giữ nước?

  • A. Da có lớp vảy sừng bao bọc.
  • B. Mắt có tuyến lệ giữ ẩm.
  • C. Hậu thận và trực tràng có khả năng hấp thụ lại nước.
  • D. Cả A và C đều đúng.

Câu 19: Trong các nguyên nhân sau, đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự diệt vong của nhiều loài động thực vật hiện nay?

  • A. Do các hoạt động của con người.
  • B. Do các loại thiên tai xảy ra.
  • C. Do khả năng thích nghi của sinh vật bị suy giảm dần.
  • D. Do các loại dịch bệnh bất thường.

Câu 20: Xương cột sống của thỏ được phân chia thành các phần theo thứ tự sau:

  • A. cổ, thắt lưng, ngực, đuôi.
  • B. cổ, ngực, chậu, đuôi.
  • C. cổ, ngực, đuôi.
  • D. cổ, ngực, thắt lưng, đuôi.

Câu 21: Loài lưỡng cư nào dưới đây trên lưng có những lỗ nhỏ; khi đẻ trứng, cóc cái phết trứng đã thụ tinh lên lưng, trứng lọt vào các lỗ và phát triển thành nòng nọc?

  • A. Cóc mang trứng Tây Âu.
  • B. Cóc tổ ong Nam Mĩ.
  • C. Nhái Nam Mĩ.
  • D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 22: Chim bồ câu có tập tính nuôi con như thế nào?

  • A. Chỉ nuôi con bằng cách mớm mồi cho con.
  • B. Nuôi con bằng sữa mẹ.
  • C. Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi cho con.
  • D. Con non tự đi kiếm mồi.

Câu 23: Vận tốc nhảy của kanguru là bao nhiêu?

  • A. 20 – 30 km/giờ.
  • B. 30 – 40 km/giờ.
  • C. 40 – 50 km/giờ.
  • D. 50 – 60 km/giờ.

Câu 24: Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng được gọi là

  • A. lông vũ.
  • B. lông mao.
  • C. lông tơ.
  • D. lông ống.

Câu 25: Trong các lớp động vật sau, lớp nào kém tiến hóa nhất ?

  • A. Lớp Bò sát.
  • B. Lớp Giáp xác.
  • C. Lớp Lưỡng cư.
  • D. Lớp Thú.

Câu 26: Thức ăn của cá voi xanh là gì?

  • A. Tôm, cá và các động vật nhỏ khác.
  • B. Rong, rêu và các thực vật thủy sinh khác.
  • C. Phân của các loài động vật thủy sinh.
  • D. Các loài sinh vật lớn.

Câu 27: Trong những bộ phận sau ở thằn lằn bóng đuôi dài, có bao nhiêu bộ phận có khả năng hấp thụ lại nước?

1. Hậu thận.

2. Trực tràng.

3. Dạ dày.

4. Phổi.

Số ý đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 28: Phát biểu nào dưới đây về giới tính ở động vật là đúng?

  • A. Nếu yếu tố cái có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
  • B. Nếu yếu tố đực có ở mọi cá thể thì được gọi là cá thể đơn tính.
  • C. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên cùng một cá thể thì được gọi là cá thể lưỡng tính.
  • D. Nếu yếu tố đực và yếu tố cái có trên hai cá thể khác nhau thì được gọi là cá thể lưỡng tính.

Câu 29: Cổ chim dài có tác dụng:

  • A. Giảm trọng lượng khi bay.
  • B. Giảm sức cản của gió.
  • C. Thuận lợi khi bắt mồi và rỉa lông.
  • D. Hạn chế tác dụng của các giác quan.

Câu 30: Phát biểu nào dưới đây về lưỡng cư cổ là đúng ?

  • A. Vây đuôi biến thành chi sau.
  • B. Không có vảy.
  • C. Có vây lưng rất phát triển.
  • D. Còn di tích của nắp mang.

Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Giữa Kì 2 Sinh Học 7