Trắc Nghiệm Sử 11 Bài 6 - Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914 - 1918)

Trắc nghiệm Sử 11 bài 6Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Câu 1. Sự kiện lịch sử thế giới nổi bật vào năm 1914 là

A. Hội nghị Vecxai được khai mạc tại Pháp

B. Hội nghị Oasinhtơn được tổ chức tại Mĩ

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 33 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản

B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao

C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều

D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây

Đáp án: A

Giải thích: Mục I Trang 31 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì

A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới

B. Vấn đề thuộc địa

C. Chiến lược phát triển kinh tế

D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại

Đáp án: B

Giải thích: Mục I Trang 31 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường

B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc

C. Liên minh với các nước đế quốc

D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng

Đáp án: A

Giải thích: Mục I Trang 31 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Hãy sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:

1. Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha

2. Chiến tranh Trung – Nhật

3. Chiến tranh Anh – Bôơ

4. Chiến tranh Nga – Nhật

A. 1, 2, 3, 4 B. 2, 1, 3, 4 C. 3, 2, 1, 4 D. 1, 4, 2, 3

Đáp án: B

Giải thích: Mục I Trang 31 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì

A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự nhưng lại ít thị trường, thuộc địa

B. Nước Đức có lực lượng quân đội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ

C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu

D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác

Đáp án: A

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?

A. Sự hình thành các khối,các liên minh chính trị

B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế

C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự

D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước

Đáp án: C

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Những nước nào tham gia phe Liên minh?

A. Anh, Pháp, Nga

B. Anh, Đức, Italia

C. Đức, Áo – Hung, Italia

D. Đức, Pháp, Nga

Đáp án: C

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Những nước nào tham gia phe hiệp ước?

A. Anh, Pháp, Đức

B. Anh, Pháp, Nga

C. Mĩ, Đức, Nga

D. Anh, Pháp, Mĩ

Đáp án: B

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?

A. Để lôi kéo đồng minh

B. Để tăng cường chạy đua vũ trang

C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản

D. Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau

Đáp án: C

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân

D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát

Đáp án: B

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?

A. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội

B. Mâu thuẫn giữa tư sản với chúa phong kiến ở các nước tư bản

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản

D. Thái tử Áo – Hung bị một người yêu nước Xécbi ám sát

Đáp án: D

Giải thích: Mục I Trang 32 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Đánh nhanh thắng nhanh/đánh chớp nhoáng

B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán

C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước

D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 33 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Mục đích chính của Đức khi tiến công vào các nước thuộc phe Hiệp ước là

A. Phô trương sức mạnh của Đức

B. Thăm dò thái độ của các nước thuộc phe Hiệp ước

C. Thăm dò thái độ của đồng minh các nước thuộc phe Hiệp ước

D. Thăm dò sức mạnh của các nước thuộc phe Hiệp ước

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 33 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Mở đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để

A. Dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga

B. Dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga

C. Dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga

D. Dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 33 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại của kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Đức trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Quân Đức tấn công Bỉ, chặn con đường ra biển, không cho quân Anh sang tiếp viện

B. Quân Pháp phản công giành thắng lợi trên sông Mácxơ, quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu

C. Quân Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông, cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt

D. Quân Nga tấn công vào Đông Phổ, buộc Đức phải điều quân từ mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 33 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Hai bên tham chiến đưa những phương tiện chiến tranh mới (xe tăng, máy bay trinh sát và ném bom, hơi độc,…) vào thời điểm nào trong giai đoạn đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Năm 1914 B. Năm 1915 C. Năm 1916 D. Năm 1917

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 33 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916)

B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mácaơ (9 – 1914)

C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915)

D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915)…

Đáp án: A

Câu 19. Phe Liên minh Đức – Áo – Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ thời điểm nào?

A. Đầu năm 1915 B. Cuối năm 1915 C. Đầu năm 1916 D. Cuối năm 1916

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 34 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước?

A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom

B. Ném bom và thả hơi độc

C. Mai phục và tiêu diệt

D. Sử dụng tàu ngầm

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 34 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 21. Mĩ giữ thái độ “trung lập” trong giai đoạn đầu của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất vì

A. Muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe

B. Chưa đủ tiềm lực để tham chiến

C. Không muốn “hi sinh” một cách vô ích

D. Sợ quân Đức tấn công

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 34 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 22. Đến năm 1917, yếu tố nào tác động để Mĩ quyết định đứng về phe Hiệp ước trong Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Có đủ khả năng chi phối Hiệp ước

B. Các nước Đức – Áo – Hung đã suy yếu

C. Phong trào cách mạng ở các nước dâng cao

D. Phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mĩ phát triển mạnh

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 34 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 23. Mĩ chính thức tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc làm nào?

A. Kí Hiệp ước liên minh với Đức

B. Tuyên chiến với Pháp

C. Tuyên chiến với Đức

D. Tuyên chiến với Anh

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 34 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 24. Nội dung nào chi phối giai đoạn 2 của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Cách mạng tháng Hai và cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga

B. Đức dồn lực lượng, quay lại đánh Nga và loại Italia ra khỏi vòng chiến

C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do trên biển, tấn công phe Hiệp ước

D. Mĩ tuyên chiến với Đức, chính thức tham chiến và đứng về phe Hiệp ước

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 25. Ngày 3 – 3 – 1918, Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa

A. Nga và Pháp B. Nga và Đức C. Anh và Pháp D. Đức và Mĩ

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 26. Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp là

A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc

B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc

C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước

D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 27. Cuối tháng 9 – 1918, quân Đức ở vào tình thế như thế nào?

A. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Bỉ

B. Liên tiếp thất bại, bỏ chạy khỏi lãnh thổ Pháp và Thổ Nhĩ Kì

C. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Bungari

D. Rút khỏi lãnh thổ Pháp và Ba Lan

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 28. Trước nguy cơ thất bại, chính phủ mới được thành lập ở Đức (3 – 10 – 1918) đã làm gì?

A. Kí hiệp ước với Mĩ thừa nhận thất bại

B. Đề nghị thương lượng với Mĩ

C. Bắt tay liên minh với Mĩ

D. Chấp nhận bồi thường cho Mĩ

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 29. Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 9-11-1918?

A. Cách mạng bùng nổ, Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan

B. Chính phủ mới được thành lập

C. Đức kí hiệp ước thừa nhận thất bại với Mĩ

D. Đức kí hiệp định đầu hang không điều kiện

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 30. Sự kiện nào đã diễn ra ở Đức ngày 11-11-1918?

A. Cách mạng bùng nổ

B. Chính phủ mới được thành lập

C. Hoàng đế Vinhem II bỏ chạy sang Hà Lan

D. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện

Đáp án: D

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 35 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 31. Ý nào không phải là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa

B. 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương

C. Nền kinh tế các nước Châu Âu trở nên kiệt quệ vì chiến tranh

D. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc

Đáp án: D

Giải thích: Mục III Trang 36 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 32. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức

B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức

C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện

D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập

Đáp án: D

Giải thích: Mục III Trang 36 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 33. Các nước đế quốc trẻ hình thành trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Anh, Pháp, Đức.

B. Mĩ, Nga, Pháp

C. Mĩ, Đức, Nhật.

D. Mĩ, Anh, Pháp.

Đáp án: C

Câu 34. Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức dự định đánh bại nước nào một cách chớp nhoáng?

A. Nước Nga. B. Nước Bỉ. C. Nước Pháp. D. Nước Anh

Đáp án: C

Câu 35. Trận Véc-đoong ở Pháp kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Từ tháng 4 đến tháng 12-1916.

B. Từ năm 1914 đến năm 1916.

C. Từ tháng 3 đến tháng 12-1916.

D. Từ tháng 2 đến tháng 12-1916.

Đáp án: D

Câu 36. Tháng 11-1917, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Nga?

A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi.

B. Nga ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc.

C. Nga đánh bại cuộc tấn công của Đức trên lãnh thổ của mình.

D. Nga kí với Đức Hiệp ước Brét Litốp.

Đáp án: A

Câu 37. Trong nửa đầu năm 1918, Đức tranh thủ thời cơ nào đã liên tiếp mở bốn đợt tấn công lớn trên mặt trận Pháp?

A. Nga rút khỏi chiến tranh.

B. Mĩ chưa đưa quân sang châu Âu.

C. Mĩ thay Anh đứng đầu phe Hiệp ước.

D. Pháp bị phe Hiệp ước cô lập.

Đáp án: B

Câu 38. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất ở

A. châu Á - Thái Bình Dương.

B. châu Âu và châu Á.

C. châu Âu.

D. toàn thế giới.

Đáp án: C

Câu 39. Một trong các sự kiện thể hiện Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là

A. sự thất bại của đế quốc Đức ở nước Pháp.

B. cách mạng xã hội chủ nghĩa thắng lợi ở Nga.

C. phong trào giải phóng dân tộc phát triển.

D. Nhật bị thua đau ở châu Á.

Đáp án: A

Câu 40. Cho các sự kiện:

1. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi.2. Thái tử Áo - Hung bị một người Xéc-bi ám sát.3. Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A. 2, 3, 1. B. 2, 1, 3. C. 3, 2, 1. D. 3, 1, 2.

Đáp án: B

Câu 41. Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức đã làm gì?

A. Chuyển trọng tâm hoạt động về Mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Véc-đoong.

B. Rút quân về phòng thủ ở Béc-lin.

C. Tiếp tục mở nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.

D. Lôi kéo các đồng minh khác để tấn công Nga.

Đáp án: A

Câu 42. Nhờ đâu quân Pháp và Anh quay lại phản công mạnh mẽ quân Đức trên các mặt trận?

A. Quân Đức bị thua đau ở Mặt trận phía Tây.

B. Quân Đức bị tổn thất nặng nề ở Mặt trận phía Đông.

C. Mĩ đổ bộ vào châu Âu và trực tiếp tham chiến.

D. Quân Anh, Pháp đã làm chủ Mặt trận phía Tây.

Đáp án: C

Câu 43. Phe Liên minh được thành lập vào năm nào? Gồm những nước nào?

A. Năm 1882. Gồm các nước Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a.

B. Năm 1882. Gồm các nước Anh, Pháp, Nga.

C. Năm 1883. Gồm các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

D. Năm 1890. Gồm Anh, Pháp, I-ta-li-a.

Đáp án: A

Câu 44. Nhờ đâu quân Pháp có điều kiện phản công quân Đức cứu nguy cho Pa-ri?

A. Quân Anh tấn công quân Đức ở Mặt trận phía Đông.

B. Quân Nga tấn công quân Đức ở Mặt trận phía Đông.

C. Quân Anh chặn đường biển không cho quân Đức tăng viện binh chiếm Pa-ri.

D. Quân đội Pháp dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân phản công quân Đức.

Đáp án: B

Câu 45. Tháng 2-1917, Lênin và Đảng Bôn-sê-vích ở Nga nêu khẩu hiệu gì?

A. "Biến chiến tranh đế quốc thành phong trào cách mạng".

B. "Biến chiến tranh đế quốc cách mạng vô sản".

C. "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng.

D. "Biến chiến tranh đế quốc thành chiến tranh giải phóng dân tộc".

Đáp án: C

Câu 46. Lấy cớ gì Mĩ tuyên chiến với Đức, bước vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Tàu ngầm Đức tấn công vào tàu buôn của Mĩ.

B. Tàu ngầm Đức gây cho Anh nhiều thiệt hại.

C. Tàu ngầm Đức vi phạm quyền tự do thương mại trên biển.

D. Tàu ngầm Đức tấn công phe Hiệp ước.

Đáp án: C

Câu 47. Vì sao đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có sự xuất hiện các đế quốc "già" và đế quốc "trẻ"?

A. Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản.

C. Sự tranh chấp thị trường và thuộc địa của các nước tư bản chủ nghĩa.

D. Do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933.

Đáp án: B

Câu 48. Hệ quả ngoài ý muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. bị thiệt hại nặng nề về sức người, sức của.

B. gây ra những mâu thuẫn trong phe đế quốc.

C. sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết.

D. Gây đau thương, chết chóc cho nhân loại.

Đáp án: C

Câu 49. Cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1916, cục diện hai phe như thế nào?

A. phe Liên minh chiếm ưu thế trên chiến trường.

B. phe Hiệp ước chiếm ưu thế trên chiến trường.

C. cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự.

D. nước Nga đang chiếm ưu trên chiến trường.

Đáp án: C

Câu 50. Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Chính nghĩa thuộc về phe liên minh

B. Chính nghĩa thuộc về phe hiệp ước

C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa

D. Chính nghĩa thuộc về nhân dân

Đáp án: C

Câu 51:  Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

A. Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già”

B. Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước

C. Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít

D. Hình thành phe Đồng minh – phe Trục

Câu 52: Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, nước đế quốc nào hung hãn nhất?

A. Mĩ.

B. Anh

C. Đức

D. Nhật

Câu 53: Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào?

A. phe Hiệp ước

B. phe Đồng minh

C. phe Liên minh

D. phe Trục

Câu 54: Phe Liên Minh gồm những nước nào?

A. Đức-Ý-Nhật.

B. Đức-Áo-Hung.

C. Đức-Nhật-Áo.

D. Đức-Nhật-Mĩ

Câu 55: Phe hiệp ước bao gồm những nước nào?

A. Anh, Pháp, Đức

B. Anh, Pháp, Nga

C. Mĩ, Đức, Nga

D. Anh, Pháp, Mĩ

Câu 56: Các nước Anh, Pháp, Nga là những nước nằm trong phe nào?

A. phe Hiệp ước

B. phe Đồng minh

C. phe Liên minh

D. phe Trục

Câu 57: Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?

A. Đức tấn công Ba Lan

B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi

C. Anh tuyên chiến với Đức

D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết tổng hợp gồm có 57 câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án, hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11 nhé. Để giúp các bạn học sinh có kết quả cao hơn trong quá trình học tập, VnDoc mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Từ khóa » Câu Hỏi Nâng Cao Lịch Sử 11 Bài 6