Trắc Nghiệm Toán 8 Có đáp án Và Lời Giải Chi Tiết

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1
  • Công cụ
tìm kiếm 
Tìm kiếm tùy chỉnh
Sắp xếp theo:RelevanceRelevanceDate
Bài tập trắc nghiệm toán 8 đầy đủ các chương, các bài, câu hỏi hk1, hk2 đại số và hình học trong sgk môn toán lớp 9 có lời giảiĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
  • A.1. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 1
  • A.2. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 2
  • A.3. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 3
  • A.4. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 4
  • A.5. Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm - Đề số 5
CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA CÁC ĐA THỨC
  • B.1. Nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức
  • B.2. Những hằng đẳng thức đáng nhớ
  • B.3. Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)
  • B.4. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung
  • B.5. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách dùng hằng đẳng thức
  • B.6. Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử
  • B.7. Phối hợp nhiều phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
  • B.8. Chia đơn thức cho đơn thức
  • B.9. Chia đa thức một biến đã sắp xếp
  • B.10. Bài tập ôn tập chương 1
CHƯƠNG 2: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
  • C.1. Phân thức đại số
  • C.2. Rút gọn phân thức đại số
  • C.3. Qui đồng mẫu thức nhiều phân thức
  • C.4. Cộng, trừ các phân thức
  • C.5. Nhân, chia các phân thức
  • C.6. Biến đổi các phân thức hữu tỉ
  • C.7. Bài tập ôn tập chương 2
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
  • D.1. Mở đầu về phương trình
  • D.2. Phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải
  • D.3. Phương trình tích
  • D.4. Phương trình chứa ẩn ở mẫu
  • D.5. Giải bài toán bằng cách lập phương trình
  • D.6. Bài tập ôn tập chương 3
CHƯƠNG 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN
  • E.1. Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
  • E.2. Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
  • E.3. Bất phương trình bậc nhất một ẩn
  • E.4. Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
  • E.5. Bài tập ôn tập chương 4
CHƯƠNG 5: TỨ GIÁC
  • F.1. Tứ giác
  • F.2. Hình thang
  • F.3. Đường trung bình của tam giác, hình thang
  • F.4. Đối xứng trục
  • F.5. Hình bình hành
  • F.6. Đối xứng tâm
  • F.7. Hình chữ nhật
  • F.8. Hình thoi
  • F.9. Hình vuông
  • F.10. Bài tập ôn tập chương 5
CHƯƠNG 6: ĐA GIÁC. DIỆN TÍCH ĐA GIÁC
  • G.1. Đa giác, đa giác đều
  • G.2. Diện tích hình chữ nhật, diện tích tam giác
  • G.3. Diện tích hình thang, diện tích hình thoi
  • G.4. Bài tập ôn tập chương 6
CHƯƠNG 7: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
  • H.1. Định lý Ta-lét. Định lý đảo và hệ quả của định lý Ta-lét
  • H.2. Tính chất đường phân giác của tam giác
  • H.3. Hai tam giác đồng dạng
  • H.4. Trường hợp đồng dạng thứ nhất
  • H.5. Trường hợp đồng dạng thứ hai
  • H.6. Trường hợp đồng dạng thứ ba
  • H.7. Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông
  • H.8. Bài tập ôn tập chương 7
CHƯƠNG 8: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU
  • I.1. Hình hộp chữ nhật
  • I.2. Thể tích hình hộp chữ nhật
  • I.3. Hình lăng trụ đứng
  • I.4. Hình chóp đều, hình chóp cụt đều
  • I.5. Bài tập ôn tập chương 8

Chương 1: Phép nhân và phép chia đa thức

Chương này là chương quan trọng, giúp chúng ta thực hiện phép nhân, chia đa thức. Các em đặc biệt chú ý thành thạo những hằng đẳng thức đáng nhớ và các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.

Chương 2: Phân thức đại số

Chương 2 cung cấp khái niệm, tính chất về phân thức đại số. Các em lưu ý điều kiện xác định, quy tắc rút gọn, quy đồng mẫu các phân thức để thực hiện phép tính: cộng, trừ, nhân, chia các phân thức.

Học sinh tránh sai lầm về dấu khi tính toán, biến đổi phân thức.

Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Chương này giúp chúng ta biết dạng của phương trình bậc nhất một ẩn và cách giải cũng như các phương trình có thể đưa về dạng phương trình bậc nhất một ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu. Đây là các loại phương trình quan trọng ở cấp học THCS. Bên cạnh đó, dạng toán về giải bài toán bằng cách lập phương trình là dạng bài trọng tâm.

Học sinh cần thành thạo quy tắc chuyển vế, cách phân tích đa thức thành nhân tử.

Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Chương 4 cung cấp cho chúng ta các tính chất trong biến đổi bất đẳng thức. Các em cần chú trọng dạng bài giải bất phương trình bậc nhất một ẩn và phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối.

Học sinh chú ý dấu của bất phương trình và xét đủ trường hợp cho các bài toán.

Chương 5: Tứ giác

Ở chương này, ta cần nắm được định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết một số tứ giác quan trọng: hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. Cùng với đó là các định lí liên quan đến đường trung bình của tam giác, của hình thang và nhận dạng được đối xứng trục, đối xứng tâm.

Học sinh thường nhầm lẫn các tính chất, dấu hiệu nhận biết của các hình với nhau.

Chương 6: Đa giác, diện tích đa giác

Chương này giới thiệu về đa giác, đa giác đều. Ta cần nhớ và biết cách áp dụng linh hoạt công thức tính diện tích các hình tam giác, hình thang, hình thoi, từ đó có thể tính diện tích các đa giác phức tạp hơn.

Chương 7: Tam giác đồng dạng

Đây là chương đặc biệt quan trọng trong chương trình THCS. Chúng ta cần ghi nhớ và vận dụng được định lí, hệ quả của định lí Ta- lét, định lí Ta- lét đảo, tính chất đường phân giác của tam giác.

Đặc biệt, cần huy động các kiến thức đã biết để chứng minh được hai tam giác đồng dạng với nhau và suy ra các tính chất của hai tam giác đồng dạng.

Chương 8: Hình lăng trụ đứng. Hình chóp đều

Chương này giới thiệu cho chúng ta các hình khối quen thuộc: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đứng, hình chóp đều, chóp cụt đều cùng với các công thức liên quan đến diện tích xung quanh, thể tích của chúng.

Học sinh cần tránh nhầm lẫn cách xác định loại hình và công thức của chúng.

Từ khóa » Toán Trắc Nghiệm 8