Trắc Nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 Có đáp án Năm 2021 (phần 2) - Haylamdo

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 có đáp án năm 2021 (phần 2) ❮ Bài trước Bài sau ❯

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 có đáp án năm 2021 (phần 2) sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 6.

Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 24 có đáp án năm 2021 (phần 2)

Câu 1: Cường độ dòng điện cho ta biết:

  1. Độ mạnh yếu của dòng điện
  2. Dòng điện do nguồn điện nào gây ra
  3. Dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên
  4. Tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện

Lời giải:

Ta có: Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Chọn phát biểu đúng:

  1. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện
  2. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do nguồn điện nào gây ra
  3. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên
  4. Cường độ dòng điện cho ta biết tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện

Lời giải:

Ta có: Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng:

  1. Ampe kế
  2. Vôn kế
  3. Con chạy
  4. Cân

Lời giải:

Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng ampe kế

1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Chọn câu trả lời đúng:

Ampe kế là dụng cụ dùng để đo:

  1. Tác dụng của dòng điện
  2. Hiệu điện thế
  3. Cường độ dòng điện
  4. Điện thế

Lời giải:

Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện

1

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Dụng cụ đo cường độ dòng điện là:

  1. Vôn kế
  2. Ampe kế
  3. Oát kế
  4. Lực kế

Lời giải:

Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện

1

Đáp án cần chọn là: B

Câu 6: Để đo dòng điện qua vật dẫn, người ta mắc:

  1. Ampe kế song song với vật dẫn
  2. Ampe kế nối tiếp với vật dẫn
  3. Vôn kế song song với vật dẫn
  4. Vôn kế nối tiếp với vật dẫn

Lời giải:

Ta có: Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế)

Hay nói cách khác: Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc ....................với vật dẫn.

  1. Ampe kế song song
  2. Ampe kế nối tiếp
  3. Vôn kế song song
  4. Vôn kế nối tiếp

Lời giải:

Ta có: Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế)

Hay nói cách khác: Để đo cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta mắc ampe kế nối tiếp với vật dẫn

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ:

  1. Sáng yếu khi có dòng điện
  2. Không sáng khi dòng điện bình thường
  3. Sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu
  4. Sáng yếu khi cường độ dòng điện lớn

Lời giải:

Ta có: Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

⇒ Khi cường độ dòng điện yếu thì đèn sẽ sáng yếu

A, B, D – sai

C – đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Dòng điện chạy qua đèn có ………… thì đèn ……….

  1. Cường độ càng nhỏ, càng sáng mạnh
  2. Cường độ càng lớn, càng sáng yếu
  3. Cường độ càng lớn, càng sáng mạnh
  4. Cường độ thay đổi, sáng như nhau

Lời giải:

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng sáng mạnh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Đơn vị của cường độ dòng điện là:

  1. Ampe (A)
  2. Vôn (V)
  3. Niuton (N)
  4. Culong (C)

Lời giải:

Đơn vị đo cường độ dòng điện là: Ampe – kí hiệu A

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Ampe (A) là đơn vị đo:

  1. Tác dụng của dòng điện
  2. Mức độ của dòng điện
  3. Cường độ dòng điện
  4. Khả năng của dòng điện

Lời giải:

Đơn vị đo cường độ dòng điện là: Ampe – kí hiệu A

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Để đo được dòng điện trong khoảng 0,10A → 2,20A ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN như nào?

  1. 3A – 0,2A
  2. 30mA – 0,1mA
  3. 300mA – 2mA
  4. 4A – 1mA

Lời giải:

Để đo được dòng điện trong khoảng 0,10A → 2,20A ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN là: 4A − 1mA

Đáp án cần chọn là: D

Câu 13: Để đo được dòng điện trong khoảng 0,50A → 4,0A ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN như nào?

  1. 5A – 1mA
  2. 30mA – 0,1mA
  3. 300mA – 2mA
  4. 4A – 1mA

Lời giải:

Để đo được dòng điện trong khoảng 0,50A → 4,0A ta nên sử dụng ampe kế có GHĐ và ĐCNN là: 5A − 1mA

Đáp án cần chọn là: A

Câu 14: Một mạch điện gồm ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55A. Đèn sẽ sáng bình thường khi ampe kế chỉ:

  1. 1,75A
  2. 0,45A
  3. 1,55A
  4. 3,1A

Lời giải:

Để đèn sáng bình thường ⇒ cường độ dòng điện trong mạch phải bằng với cường độ định mức của đèn

⇒ Số chỉ của ampe kế phải chỉ 1,55A

Đáp án cần chọn là: C

Câu 15: Một mạch điện gồm ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 2A. Đèn sẽ sáng bình thường khi ampe kế chỉ:

  1. 1,75A
  2. 0,45A
  3. 1,55A
  4. 2A

Lời giải:

Để đèn sáng bình thường ⇒ cường độ dòng điện trong mạch phải bằng với cường độ định mức của đèn

⇒ Số chỉ của ampe kế phải chỉ 2A

Đáp án cần chọn là: D

Câu 16: Chọn phương án sai.

Dòng điện trong mạch có cường độ lớn, khi đó:

  1. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh
  2. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh
  3. Tác dụng sinh lí đối với sinh vật và con người yếu
  4. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng

Lời giải:

A, B, D – đúng

C – sai vì: Khi dòng điện trong mạch có cường độ lớn => tác dụng sinh lí đối với sinh vật và con người càng mạnh

Đáp án cần chọn là: C

Câu 17: Chọn câu đúng:

Dòng điện trong mạch có cường độ nhỏ, khi đó:

  1. Tác dụng từ trên nam châm điện càng mạnh
  2. Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng mạnh
  3. Tác dụng sinh lí đối với sinh vật và con người yếu
  4. Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng

Lời giải:

A – sai vì: Khi dòng điện trong mạch có cường độ lớn ⇒ Tác dụng từ trên nam châm điện càng yếu

B – sai vì: Khi dòng điện trong mạch có cường độ lớn ⇒ Tác dụng nhiệt trên bàn là, bếp điện càng yế

C – đúng

D – sai vì: Khi dòng điện trong mạch có cường độ lớn ⇒ Bóng đèn mắc trong mạch càng sáng yếu

Đáp án cần chọn là: C

Câu 18: Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn điện. Khi đó:

  1. Số chỉ hai ampe kế là như nhau
  2. Ampe kế đầu có chỉ số lớn hơn
  3. Ampe kế sau có chỉ số lớn hơn
  4. Số chỉ hai ampe kế khác nhau

Lời giải:

Trong một mạch điện có hai ampe kế giống nhau, một đặt trước nguồn điện, một đặt sau nguồn điện.

Khi đó, số chỉ của hai ampe kế trong mạch là như nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 19: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của ampe kế khi vẽ sơ đồ mạch điện:

1

  1. Hình A
  2. Hình B
  3. Hình C
  4. Hình D

Lời giải:

Kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện:

1

Đáp án cần chọn là: A

Câu 20: Để đo cường độ dòng điện qua bóng đèn, cách mắc ampe kế trong mạch nào sau đây là sai?

1

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Lời giải:

Ta có: Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế). Hay nói cách khác, để đo cường độ dòng điện ta mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn

⇒ Các cách mắc 1, 2, 4: đúng, cách mắc số 3 sai (vì ampe kế được mắc song song với vật dẫn và nguồn)

Đáp án cần chọn là: C

Câu 21: Chọn phương án sai?

  1. 1A = 1000mA
  2. 1A = 103mA
  3. 1mA = 103A
  4. 1mA = 0,001A

Lời giải:

Ta có:

1

Ta suy ra các phương án:

A, B, D – đúng

C – sai

Đáp án cần chọn là: C

Câu 22: Chọn đáp số sai:

  1. 1,5A = 1500mA
  2. 0,15A = 150mA
  3. 125mA = 0,125A
  4. 1250mA = 12,5A

Lời giải:

Ta có:

1

Ta suy ra các phương án:

A, B, C – đúng

D – sai

Đáp án cần chọn là: D

Câu 23: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

Dòng điện chạy qua đèn có …. thì đèn ….

  1. Cường độ càng nhỏ, càng cháy sáng
  2. Cường độ càng lớn, sáng càng yếu
  3. Cường độ càng lớn, càng cháy sáng
  4. Cường độ thay đổi, sáng như nhau

Lời giải:

Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn thì đèn càng cháy sáng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 24: Chọn đáp số đúng:

  1. 1,25A = 125mA
  2. 0,125A = 1250mA
  3. 125mA = 0,125A
  4. 1250mA = 12,5A

Lời giải:

Ta có:

1

Ta suy ra:

1

⇒ A, B, D – sai

C – đúng

Đáp án cần chọn là: C

Câu 25: Chọn đáp án đúng:

  1. 0,175A = 1750mA
  2. 0,175A = 175mA
  3. 250mA = 2,5A
  4. 2500mA = 25A

Lời giải:

Ta có:

1

Ta suy ra:

1

⇒ A, C, D – sai

B – đúng

Đáp án cần chọn là: B

Câu 26: Chọn câu trả lời đúng. Để đo cường độ dòng điện 15mA, nên chọn Ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất?

  1. 2mA
  2. 20mA
  3. 200mA
  4. 2A

Lời giải:

Để đo cường độ dòng điện 15mA , nên chọn ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất là 20mA

Đáp án cần chọn là: B

Câu 27: Chọn ampe có giới hạn đo phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện qua đèn 1,2A.

  1. 1,5A
  2. 1,0A
  3. 0,5A
  4. 50mA

Lời giải:

Để đo cường độ dòng điện 1,2A , nên chọn ampe kế nào có giới hạn đo phù hợp nhất là 1,5A

Đáp án cần chọn là: A

Câu 28: Chọn câu trả lời đúng. Ở các chốt nối dây của ampe kế thường có ghi kí hiệu (+) và (-)

  1. Kí hiệu (+) là nối với cực âm của nguồn điện
  2. Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện
  3. Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện
  4. Câu B và C đúng

Lời giải:

Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện

Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện

Đáp án cần chọn là: D

Câu 29: Trên ampe kế, ở các chốt nối dây có kí hiệu dấu (+) và dấu (-). Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Dấu (+) phải được nối với cực dương của nguồn, dấu (-) phải nối với cực âm của nguồn
  2. Dấu (+) phải được nối với cực dương của nguồn, dấu (-) phải nối với cực dương của nguồn
  3. Dấu (+) phải được nối với cực âm của nguồn, dấu (-) phải nối với cực dương của nguồn
  4. Dấu (+) phải được nối với cực âm của nguồn, dấu (-) phải nối với cực âm của nguồn

Lời giải:

Kí hiệu (-) là nối với cực âm của nguồn điện

Kí hiệu (+) là nối với cực dương của nguồn điện

Đáp án cần chọn là: A

Từ khóa » Ta Có Thể Dùng Ampe Kế để đo