Trắc Nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 Có đáp án Năm 2021 - Haylamdo
Có thể bạn quan tâm
Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 có đáp án năm 2021
Với bộ Trắc nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 có đáp án năm 2021 sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức bài học và ôn luyện để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí lớp 8.
Bài 1: Trường hợp nào sau đây có công cơ học? Chọn đáp án đúng nhất.
A. Khi có lực tác dụng vào vật
B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực
C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực
D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên
Lời giải:
Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 2: Phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Khi có lực tác dụng vào vật thì có công cơ học.
B. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương vuông góc với phương của lực thì có công cơ học.
C. Khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển động theo phương không vuông góc với phương của lực thì có công cơ học.
D. Khi có lực tác dụng vào vật nhưng vật vẫn đứng yên thì có công cơ học.
Lời giải:
Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 3: Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học?
A. Một người đang kéo một vật chuyển động
B. Hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn
C. Một lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao
D. Máy xúc đất đang làm việc
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Trong các trường hợp trên, trường hợp hòn bi đang chuyển động thẳng đều trên mặt sàn nằm ngang coi như tuyệt đối nhẵn không có công cơ học
Đáp án cần chọn là: B
Bài 4: Trong những trường hợp dưới đây trường hợp nào không có công cơ học?
A. Một người đẩy xe trong siêu thị
B. Một lực sĩ đang đứng yên ở tư thế nâng quả tạ
C. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống
D. Máy xúc đất đang làm việc
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Trong các trường hợp trên, trường hợp một lực sĩ đang đứng yên ở tư thế nâng quả tạ không có công cơ học.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 5: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào trọng lực thực hiện công cơ học?
A. Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động
B. Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên
C. ô tô đang chuyển động trên đường nằm ngang
D. Quả nặng rơi từ trên xuống
Lời giải:
Phân tích các lực thực hiện công cơ học trong các trường hợp trên:
A – lực kéo
B – lực căng
C – lực kéo của động cơ
D – trọng lực
=> Trường hợp quả nặng rơi từ trên xuống là trường hợp trọng lực thực hiện công cơ học
Đáp án cần chọn là: D
Bài 6: Trọng lực của vật không thực hiện công cơ học khi:
A. Vật rơi từ trên cao xuống.
B. Vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
C. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
D. Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.
Lời giải:
Trường hợp vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang trọng lực không sinh công.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 7: Công thức tính công cơ học khi lực F làm vật dịch chuyển một quãng đường s theo hướng của lực là:
A. A =
B. A = Fs
C. A =
D. A = F – s
Lời giải:
Công thức tính công cơ học khi lực FF làm vật dịch chuyển một quãng đường ss theo hướng của lực:
A = F.s
Trong đó:
+ A: công của lực F
+ F: lực tác dụng vào vật (N)
+ S: quãng đường vật dịch chuyển (m)
Đáp án cần chọn là: B
Bài 8: Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất từ A đến B trên đoạn đường nằm ngang, tới B đổ hết đất rồi đẩy xe không theo đường cũ trở về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về.
A. Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì quãng đường đi được bằng nhau
B. Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về
C. Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì đi nhanh hơn
D. Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng nên đi chậm
Lời giải:
Ta có:
Công cơ học được tính bởi công thức: A = Fs
=> Công cơ học tỉ lệ thuận với lực F
Trong trường hợp trên, ta thấy khi đẩy xe đất từ A đến B có lực đẩy lớn hơn khi đẩy xe không từ B về đến A
=> Công ở lượt đi lớn hơn vì lực đẩy lượt đi lớn hơn lượt về
Đáp án cần chọn là: B
Bài 9: Trường hợp nào sau đây là có công cơ học?
A. Lực kéo của con bò làm xe bò di chuyển
B. Kéo vật trượt trên mặt nằm ngang
C. Đẩy cuốn sách trên mặt bàn từ vị trí này sang vị trí khác
D. Cả ba trường hợp trên đều có công cơ học
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Nhận thấy cả ba trường hợp trên đều có lực tác dụng và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực
=> Cả ba trường hợp trên đều có công cơ học
Đáp án cần chọn là: D
Bài 10: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có công cơ học?
A. Vận động viên bắn cung đang giương cung nhắm mục tiêu.
B. Học sinh ngồi học bài.
C. Máy xúc đang làm việc.
D. Quả bưởi đang ở trên cây.
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Trường hợp máy xúc đang làm việc sinh công cơ học.
Đáp án cần chọn là: C
Bài 11: Người nào dưới đâyđang thực hiện công cơ học?
A. Người ngồi đọc báo.
B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
C. Người đi xe đạp xuống dốc không cần đạp xe.
D. Người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên.
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Như vậy, trường hợp người học sinh đang kéo nước từ dưới giếng lên thực hiện công cơ học.
Đáp án cần chọn là: D
Bài 12: Trường hợp có công cơ học là:
A. Một quả bưởi rơi từ cành cây xuống.
B. Người lực sĩ đỡ quả tạ ở tư thế thẳng đứng.
C. Vật sau khi trượt hết mặt phẳng nghiêng, trượt đều trên mặt bàn nhẵn nằm ngang coi như không có ma sát.
D. Hành khách đang ra sức đẩy một xe khách bị chết máy, nhưng xe vẫn không chuyển động được.
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Như vậy, trường hợp một quả bưởi rơi từ cành cây xuống trọng lực thực hiện công cơ học.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 13: Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau:
A. Lực tác dụng và độ chuyển dời của vật
B. Trọng lượng riêng của vật và lực tác dụng lên vật
C. Khối lượng riêng của vật và quãng đường vật đi được
D. Lực tác dụng lên vật và thời gian chuyển động của vật
Lời giải:
Ta có:
Công cơ học được tính bởi công thức: A=FsA=Fs
=> Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng FF và độ chuyển dời ss của vật
Đáp án cần chọn là: A
Bài 14: Công cơ học phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật và quãng đường dịch chuyển.
B. lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
C. phương chuyển động của vật.
D. trọng lượng vật.
Lời giải:
Ta có:
Công cơ học được tính bởi công thức: A = Fs
=> Độ lớn công cơ học phụ thuộc vào lực tác dụng và quãng đường vật dịch chuyển theo phương của lực.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 15: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?
A. Các lực tác dụng lên vật đều vuông góc với phương chuyển động của vật
B. Có lực tác dụng nhưng vật không di chuyển
C. Vật có di chuyển nhưng không có lực tác dụng lên vật
D. Các trường hợp trên đều đúng
Lời giải:
Ta có: Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
A – Các lực tác dụng lên vật đều vuông góc với phương chuyển động của vật => không có công cơ học
B – Có lực tác dụng nhưng vật không di chuyển => không có công cơ học
C – Vật có di chuyển nhưng không có lực tác dụng lên vật => không có công cơ học
=> Tất cả các trường hợp đều không có công cơ học
Đáp án cần chọn là: D
Bài 16: Một ròng rọc cố định làm thay đổi hướng chuyển động của dây đi 900C khi kéo vật lên cao như hình vẽ.
A. Lực kéo đã thực hiện công vì có lực tác dụng làm vật dịch chuyển
B. Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
C. Lực kéo không thực hiện công vì lực kéo tác dụng lên vật phải thông qua ròng rọc
D. Lực kéo không thực hiện công vì nếu không có lực vật vẫn có thể chuyển động theo quán tính
Lời giải:
Lưc kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật
Lực thực hiện công ở đây là lực căng dây
Đáp án cần chọn là: B
Bài 17: Trong các đơn vị sau đơn vị nào là đơn vị của công cơ học?
A. N/m
B. N/m2
C. N.m
D. N.m2
Lời giải:
Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1N.m
Đáp án cần chọn là: C
Bài 18: Trong các đơn vị sau đơn vị nào không là đơn vị của công cơ học?
A. N/m
B. J
C. N.m
D. N.m/s.s
Lời giải:
Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1N.m = N.m/s.s
Đáp án cần chọn là: A
Bài 19: Một quả dừa có trọng lượng 25N rơi từ trên cây cách mặt đất 8m. Công của trọng lực là bao nhiêu?
A. A = 1600J
B. A = 200J
C. A = 180J
D. A = 220J
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng của quả dừa: P = 25N
+ Độ dời quả dừa dịch chuyển chính là độ cao của của dừa so với mặt đất: s = 8m
Công của trọng lực là: A = P.s = 25.8 = 200J
Đáp án cần chọn là: B
Bài 20: Một quả bóng có trọng lượng 15N rơi từ trên cao xuống cách mặt đất 10m. Công của trọng lực là bao nhiêu?
A. A = 1600J
B. A = 200J
C. A = 150J
D. A = 220J
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng của quả bóng: P = 15N
+ Độ dời quả bóng dịch chuyển chính là: s = 10m
Công của trọng lực là: A = P.s = 15.10 = 150J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 21: Dùng cần cẩu nâng thùng hàng khối lượng 2500kg lên cao 12m. Công thực hiện trong trường hợp này là bao nhiêu?
A. A = 300kJ
B. A = 400kJ
C. A = 350kJ
D. A = 450kJ
Lời giải:
+ Lực mà cần cẩu tác dụng lên vật có độ lớn chính bằng trọng lượng của vật:
P = 10m = 10.2500 = 25000N
Quãng đường mà thùng hàng di chuyển là: s = 12m
+ Công thực hiện trong trường hợp này là: A = Ps = 25000.12 = 300000J = 300kJ
Đáp án cần chọn là: A
Bài 22: Dùng cần cẩu nâng thùng hàng khối lượng 3000kg lên cao 15m. Công thực hiện trong trường hợp này là bao nhiêu?
A. A = 300kJ
B. A = 400kJ
C. A = 350kJ
D. A = 450kJ
Lời giải:
+ Lực mà cần cẩu tác dụng lên vật có độ lớn chính bằng trọng lượng của vật:
P = 10m = 10.3000 = 30000N
Quãng đường mà thùng hàng di chuyển là: s = 15m
+ Công thực hiện trong trường hợp này là: A = Ps = 30000.15 = 450000J = 450kJ
Đáp án cần chọn là: D
Bài 23: Một người thợ xây đưa xô vữa có khối lượng 20kg lên độ cao 5m. Công mà người thợ đó thực hiện được là (coi như là chuyển động đều)
A. 1000J
B. 900J
C. 800J
D. 700J
Lời giải:
+ Lực mà người tác dụng lên xô vữa bằng trọng lượng của vật:
P = 10m = 10.20 = 200N
Quãng đường mà thùng hàng di chuyển là: s = 5m
+ Công thực hiện trong trường hợp này là: A = Ps = 200.5 = 1000J
Đáp án cần chọn là: A
Bài 24: Một đầu xe lửa kéo các toa tàu bằng lực F = 7500N. Công của lực kéo là bao nhiêu?
A. 600kJ
B. 60000J
C. 6000kJ
D. Chưa xác định được
Lời giải:
Ta có, công của lực kéo các toa xe là: A = Fs
Đầu bài mới cho độ lớn của lực F = 7500N mà chưa cho quãng đường dịch chuyển của các toa xe
=> Công của lực kéo chưa xác định được
Đáp án cần chọn là: D
Bài 25: Lực kéo của một động cơ ô tô có độ lớn F = 2000N. Công của lực kéo là bao nhiêu?
A. 600kJ
B. 60000J
C. 6000kJ
D. Chưa xác định được
Lời giải:
Ta có, công của lực kéo các toa xe là: A = Fs
Đầu bài mới cho độ lớn của lực F = 2000N mà chưa cho quãng đường dịch chuyển của các toa xe
=> Công của lực kéo chưa xác định được
Đáp án cần chọn là: D
Bài 26: Một con ngựa kéo xe chuyển động thẳng đều với lực kéo 600N. Trong 5 phút công thực hiện là 360kJ. Vận tốc của xe là bao nhiêu?
A. v = 1,8m/s
B. v = 2,2m/s
C. v = 2m/s
D. Một giá trị khác
Lời giải:
Đổi đơn vị:
A = 360kJ = 360.103J
5ph = 5.60 = 300s
+ Công thực hiện :
+ Vận tốc của xe là:
Đáp án cần chọn là: C
Bài 27: Một con bò kéo theo chuyển động thẳng đều với lực kéo 700N. Trong 6 phút công thực hiện là 420kJ. Vận tốc của xe là bao nhiêu?
A. v = 1,8m/s
B. v = 2,2m/s
C. v = 2m/s
D. v=1,67m/s
Lời giải:
Đổi đơn vị:
A = 420kJ = 420.103J
6ph = 6.60 = 360s
+ Công thực hiện :
+ Vận tốc của xe là:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 28: Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 1150N. Trong 1 phút công sản ra là 690000J. Vận tốc của xe là bao nhiêu?
A. v = 15m/s
B. v = 14m/s
C. v = 10m/s
D. v=12m/s
Lời giải:
Đổi đơn vị:
1ph = 60s
+ Công thực hiện :
+ Vận tốc của xe là:
Đáp án cần chọn là: C
Bài 29: Một người đi xe máy trên đoạn đường s = 5km, lực cản trung bình là 70N. Công của lực kéo động cơ trên đoạn đường đó là bao nhiêu? Biết xe chuyển động đều trên đường
A. A = 350J
B. A = 35000J
C. A = 3500J
D. A = 350000J
Lời giải:
Ta có:
+ Xe chuyển động đều nên lực kéo của động cơ có độ lớn bằng lực cản
Fk = Fc = 70N
+ Công của động cơ trên đoạn đường đó là: A = Fk.s = 70.5.1000 = 350000J
Đáp án cần chọn là: D
Bài 30: Một ô tô chuyển động đều trên đoạn đường s = 10km, lực cản trung bình là 80N. Công của lực kéo động cơ trên đoạn đường đó là bao nhiêu?
A. A = 800J
B. A = 8000J
C. A = 80000J
D. A = 800000J
Lời giải:
Ta có:
+ Xe chuyển động đều nên lực kéo của động cơ có độ lớn bằng lực cản
Fk = Fc = 80N
+ Công của động cơ trên đoạn đường đó là: A = Fk.s = 80.10.1000 = 800000J
Đáp án cần chọn là: D
Bài 31: Một thang máy khối lượng m = 500kg, được kéo từ hầm mỏ sâu 120m lên mặt đất bằng lực căng của dây cáp. Công nhỏ nhất của lực căng thực hiện việc đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 600J
B. 1200kJ
C. 600kJ
D. 1200J
Lời giải:
Ta có:
+ Các lực tác dụng lên thang máy gồm: Trọng lượng , và lực kéo của của dây cáp
Để có thể kéo tháng máy đi lên thì lực kéo của dây cáp F ≥ P
=> Lực kéo nhỏ nhất: Fmin = P
+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.500 = 5000N
+ Công nhỏ nhất của lực căng thực hiện việc đó là:
A = Fmin.s = 5000.120 = 600000J = 600kJ
Đáp án cần chọn là: C
Bài 32: Một thang máy khối lượng m = 1000kg, được kéo từ hầm mỏ sâu 100m lên mặt đất bằng lực căng của dây cáp. Công nhỏ nhất của lực căng thực hiện việc đó có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. 600J
B. 1000kJ
C. 600kJ
D. 1000J
Lời giải:
Ta có:
+ Các lực tác dụng lên thang máy gồm: Trọng lượng , và lực kéo của của dây cáp
Để có thể kéo tháng máy đi lên thì lực kéo của dây cáp F ≥ P
=> Lực kéo nhỏ nhất: Fmin = P
+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.1000 = 10000N
+ Công nhỏ nhất của lực căng thực hiện việc đó là:
A = Fmin.s = 10000.100 = 1000000J = 1000kJ
Đáp án cần chọn là: B
Bài 33: Động cơ ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 3600N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 54km/h trong 10 phút. Công của lực kéo của động cơ có giá trị là:
A. A=32,4MJ
B. A=12,6MJ
C. A=1499kJ
D. Một giá trị khác
Lời giải:
Đổi đơn vị:
54km/h = 15m/s
10ph = 600s
+ Quãng đường mà ô tô đi được trong 1010 phút đó là:
s = v.t = 15.600 = 9000m
+ Công của lực kéo của động cơ:
A = F.s = 3600.9000 = 32400000J = 32,4MJ
Đáp án cần chọn là: A
Bài 34: Động cơ ô tô thực hiện lực kéo không đổi F = 1800N. Biết ô tô chuyển động đều với vận tốc 36km/h trong 10 phút. Công của lực kéo của động cơ có giá trị là:
A. A = 32,4MJ
B. A = 12,6MJ
C. A = 1499kJ
D. A = 10,8MJ
Lời giải:
Đổi đơn vị:
36km/h = 10m/s
10ph = 600s
+ Quãng đường mà ô tô đi được trong 1010 phút đó là:
s = v.t = 10.600 = 6000m
+ Công của lực kéo của động cơ:
A = F.s = 1800.6000 = 10800000J = 10,8MJ
Đáp án cần chọn là: D
Bài 35: Một vật khối lượng m = 4kg được thả từ độ cao h = 8m xuống đất. Trong quá trình chuyển động lực cản bằng 4% so với trọng lực. Công của trọng lực và công của lực cản có độ lớn là:
A. AP = 36J; AC = 14,4J
B. AP = 360J; AC = 14,4J
C. AP = 14,4J; AC = 36J
D. AP = 14,4J; AC = 360J
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.4,5 = 45N
Lực cản F = 4%P = 0,04.45 = 1,8N
+ Công của trọng lực là: AP = Ps = 45.8 = 360J
Độ lớn công của lực cản là: AC = Fs = 1,8.8 = 14,4J
Đáp án cần chọn là: B
Bài 36: Một vật khối lượng m = 2kg được thả từ độ cao h = 15m xuống đất. Trong quá trình chuyển động lực cản bằng 5% so với trọng lực. Công của trọng lực và công của lực cản có độ lớn là:
A. AP = 36J; AC = 14,4J
B. AP = 360J; AC = 14,4J
C. AP = 300J; AC = 15J
D. AP = 30J; AC = 15J
Lời giải:
Ta có:
+ Trọng lượng của vật: P = 10m = 10.2 = 20N
Lực cản F = 5%P = 0,05.20 = 1N
+ Công của trọng lực là: AP = Ps = 20.15 = 300J
Độ lớn công của lực cản là: AC = Fs = 1.15 = 15J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 37: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Hiệu suất đạp xe của người đó là bao nhiêu? Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 25N, cả người và xe có khối lượng là 60kg.
A. 50%
B. 75%
C. 80%
D. 90%
Lời giải:
Ta có:
- Chiều dài con dốc: s = 40m
- Chiều cao con dốc: h = 5m
+ Trọng lượng của cả người và xe là: P = 10m = 10.60 = 600N
+ Công hao phí do ma sát là: Ams = Fms.s = 25.40 = 1000J
Công có ích: A1 = P.h = 600.5 = 3000J
Công của người đó thực hiện là: A = A1 + Ams = 3000 + 1000 = 4000J
+ Hiệu suất đạp xe:
Đáp án cần chọn là: B
Bài 38: Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 4m dài 50m. Hiệu suất đạp xe của người đó là bao nhiêu? Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 25N, cả người và xe có khối lượng là 80kg.
A. 87%
B. 75%
C. 80%
D. 72%
Lời giải:
Ta có:
- Chiều dài con dốc: s = 50m
- Chiều cao con dốc: h = 4m
+ Trọng lượng của cả người và xe là: P = 10m = 10.80 = 800N
+ Công hao phí do ma sát là: Ams = Fms.s = 25.50 = 1250J
Công có ích: A1 = P.h = 800.4 = 3200J
Công của người đó thực hiện là: A = A1 + Ams = 3200 + 1250 = 4450J
+ Hiệu suất đạp xe:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 39: Một khối gỗ hình trụ tiết diện đáy là 150cm2, cao 30cm được thả nổi trong hồ nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ là dg = d0 với d0 = 10000N/m3 là trọng lượng riêng của nước. Biết hồ nước sâu 0,8m, bỏ qua sự thay đổi mực nước của hồ. Công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi mặt nước là:
A. 1,5J
B. 2,5J
C. 1J
D. 3J
Lời giải:
Ta có:
+ Thể tích của khối gỗ là: Vg = Sh = 150.30 = 4500cm3 = 0,0045m3
+ Trọng lượng của khối gỗ là: P = dgV = .10000.0,0045m3 = 30N
+ Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật: FA = d0V′
Với V′ là phần thể tích chìm trong nước
Ta có khối gỗ đang nằm im: P = FA ↔ P = d0V′ (1)
Gọi h′ là phần chiều cao khối gỗ chìm trong nước, ta có: V′ = S.h′
Thay vào (1) →
Vì lực nâng khối gỗ biến thiên từ 0 đến 30N nên:
Đáp án cần chọn là: D
Bài 40: Câu nào sau đây nói về công cơ học là đúng?
A. Công cơ học là một dạng năng lượng.
B. Cứ có lực tác dụng là có công cơ học.
C. Cứ có chuyển động là có công cơ học.
D. Cứ có lực tác dụng vào vật làm cho vật chuyển dời là có công cơ học.
Lời giải:
B, C, D sai vì Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
Đáp án cần chọn là: A
Bài 41: Một vật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang được 0,5m. Công của trọng lực là:
A. 1J
B. 0J
C. 2J
D. 0,5J
Lời giải:
Trường hợp vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang trọng lực không sinh công.
Đáp án cần chọn là: B
Bài 42: Công của lực nâng búa máy có khối lượng 20 tấn lên cao 120cm.
A. 2400J
B. 24000J
C. 240000J
D. 240J
Lời giải:
Ta có
m = 20tan = 20000kg
s = 120cm = 1,2m
Trọng lượng của búa máy là P = 10m = 10.20000 = 200000N
Lực nâng búa máy: F = P = 200000N
Công của lực nâng búa máy: A = F.s = 200000.1,2 = 240000J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 43: Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện đi đều trên đoạn đường nằm ngang 1km. Biết rằng, công của người đó khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.
A. 250J
B. 2500J
C. 25000J
D. 250000J
Lời giải:
Ta có
s = 1km = 1000m
Trọng lượng của người là P = 10m = 10.50 = 500N
Lực nâng người đó: F = P = 500N
Công của lực nâng người đó: A = F.s = 500.1000 = 500000J
Vậy công người đó khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang 1km1km là:
A′ = 0,05A = 0,05.500000 = 25000J
Đáp án cần chọn là: C
Bài 44: Một lực tác dụng lên một vật đang chuyển động không sinh công khi
A. Lực và chuyển động cùng phương nhưng ngược chiều.
B. Lực và chuyển động cùng phương, cùng chiều nhưng lực cân bằng với một lực khác.
C. Lực và chuyển động có phương vuông góc với nhau.
D. Cả ba trường hợp trên lực đều không sinh công.
Lời giải:
Định luật công:
Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực.
A sai vì lực ngược chiều với chuyển động sinh công cản.
B sai vì cả hai lực đó đều sinh công.
C đúng vì khi lực vuông góc với phương chuyển động của vật thì công của lực bằng 0.
Đáp án cần chọn là: C
Từ khóa » Công Của Lực Kéo Tác Dụng Lên Vật Không Phụ Thuộc Vào
-
Độ Lớn Công Cơ Học Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào Trong Các Yếu Tố Sau:
-
Giải Bài Tập Vật Lí 10 - Bài 33: Công Và Công Suất (Nâng Cao)
-
Công Của Lực điện Không Phụ Thuộc Vào - Top Tài Liệu
-
Chương I- Cơ Học - Hoc24
-
Bài Toán Về Công Của Một Lực F
-
Trắc Nghiệm Vật Lí 8 Bài 13 (có đáp án): Công Cơ Học
-
Công Cơ Học Phụ Thuộc Vào
-
Bài 2 Trang 101 Sách Tài Liệu Dạy – Học Vật Lí 8
-
Công (vật Lý Học) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hướng Dẫn Giải Bài Tập Vật Lý 10 Trang 141 Sách Giáo Khoa
-
Vật Lý 10 Bài 25: động Năng - VOH
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý Lớp 10 Chương Các định Luật Bảo Toàn
-
Độ Lớn Của Công Cơ Học Phụ Thuộc Vào: Lực Tác Dụng Vào Vật Và ...