Trắc Nghiệm Vật Lí 8 Bài 17: Sự Chuyển Hóa Và Bảo Toàn Cơ Năng

Câu 1: Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào viên bi có thế năng lớn nhất.

  • A. Tại A
  • B. Tại B
  • C. Tại C
  • D. Tại một vị trí khác

Câu 2: Quan sát dao động một con lắc như hình vẽ. Tại vị trí nào thì thế năng hấp dẫn là lớn nhất, nhỏ nhất?

  • A. Tại A là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
  • B. Tại B là lớn nhất, tại C là nhỏ nhất.
  • C. Tại C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.
  • D. Tại A và C là lớn nhất, tại B là nhỏ nhất.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hóa cơ năng?

  • A. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng.
  • B. Thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
  • C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, cơ năng không được bảo toàn.
  • D. Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng và ngược lại.

Câu 4: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

  • A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.
  • B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.
  • C. Không có sự chuyển hóa nào.
  • D. Động năng giảm còn thế năng tăng.

Câu 5: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự bảo toàn cơ năng.

  • A. Động năng chỉ có thể chuyển hóa thành thế năng.
  • B. Thế năng chỉ có thể chuyển hóa thành động năng.
  • C. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
  • D. Động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng không được bảo toàn.

Câu 6: Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm đất, nó nảy lên. Trong thời gian nảy lên thế năng và động năng của nó thay đổi như thế nào?

  • A. Động năng tăng, thế năng giảm.
  • B. Động năng và thế năng đều tăng.
  • C. Động năng và thế năng đều giảm.
  • D. Động năng giảm, thế năng tăng.

Câu 7: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

  • A. Mũi tên được bắn đi từ cung.
  • B. Nước trên đập cao chảy xuống.
  • C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.
  • D. Cả ba trường hợp trên.

Câu 8: Người ta dùng vật B kéo vật A (có khối lượng mA = 10 kg) chuyển động đều đi trên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết CD = 4 m, DE = 1m. Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu?

  • A. 4 kg
  • B. 2,5 kg
  • C. 1,5 kg
  • D. 5 kg

Câu 9: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra.

Gọi O là vị trí ban đầu của vật (vị trí cân bằng). Khi nén lò xo một đoạn l, vật ở vị trí M, năng lượng của hệ dự trữ dưới dạng nào?

  • A. Động năng
  • B. Thế năng đàn hồi
  • C. Thế năng hấp dẫn
  • D. Cơ năng

Câu 10: Cho hệ cơ học như hình vẽ, bỏ qua ma sát, khối lượng của lò xo. Lúc đầu hệ cân bằng. Nén lò xo một đoạn l sau đó thả ra.

Khi chuyển động từ M đến O, động năng và thế năng của vật thay đổi như thế nào?

  • A. Động năng giảm, thế năng tăng.
  • B. Động năng tăng, thế năng giảm.
  • C. Động năng và thế năng không thay đổi.
  • D. Động năng tăng, thế năng không thay đổi.

Từ khóa » Sự Chuyển Hóa Và Bảo Toàn Cơ Năng