Trắc Nghiệm Vật Lí 8 Bài 23 : Đối Lưu Bức Xạ Nhiệt (P2) | Tech12h
Có thể bạn quan tâm
Câu 1: Chọn đáp án sai:
- A. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt qua không khí.
- C. Năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
- D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Câu 2: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào?
A. Chỉ ở chất lỏng và chất khí.
- B. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn.
- C. Chỉ ở chất lỏng.
- D. Chỉ ở chất khí.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng?
- A. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự dẫn nhiệt qua không khí.
- B. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng sự đối lưu.
C. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
- D. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng một hình thức khác.
Câu 4: Câu nào dưới đây so sánh dần nhiệt và bức xạ nhiệt là không đúng?
- A. Trong không khí bức xạ nhiệt xảy ra nhanh hơn dẫn nhiệt.
- B. Dẫn nhiệt xảy ra khi các vật tiếp xúc nhau, bức xạ nhiệt có thể xảy ra khi các vật không tiếp xúc.
C. Dẫn nhiệt và bức xạ nhiệt đều có thể xảy ra trong không khí và trong chân không.
- D. Trái Đất nhận được năng lượng từ Mặt Trời nhờ bức xạ nhiệt, không nhờ dẫn nhiệt.
Câu 5: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
- A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- B. Đun ước trong ấm.
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
- D. Sự thông khí trong lò.
Câu 6: Ngăn đá của tủ lạnh thường đặt ở phía trên ngăn đựng thức ăn, để tận dụng sự truyền nhiệt bằng
- A. dẫn nhiệt.
B. đối lưu.
- C. bức xạ nhiệt và dẫn nhiệt.
- D. bức xạ nhiệt.
Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
- A. Sự đối lưu.
- B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
- D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 8: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
- A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
B. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
- C. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
- D. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:
- A. Sự đối lưu.
- B. Sự bức xạ.
- C. Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
D. Truyền nhiệt.
Câu 10: Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu trong
- A. chân không.
- B. chất khí.
- C. chất lỏng.
D. chất rắn.
Câu 11: Chọn câu trả lời sai.
- A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
- B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 12: Câu nào sau đây nói về bức xạ nhiệt là đúng?
- A. Chỉ có những vật bề mặt xù xì và màu sầm mới có thể phát ra tia nhiệt.
B. Mọi vật đều có thể phát ra tia nhiệt.
- C. Chỉ có Mặt Trời mới có thể phát ra tia nhiệt.
- D. Chỉ có những vật bề mặt bóng và màu sáng mới có thể phát ra tia nhiệt.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng.
- A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật không thay đổi.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
- C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
- D. Bức xạ nhiệt không thể xảy ra trong chân không.
Câu 14: Kết luận nào sau đây đúng?
- A. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì khối lượng riêng của chất rắn thường rất lớn.
B. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử của chất rắn liên kết với nhau rất chặt, chúng không thể di chuyển thành dòng được.
- C. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì nhiệt độ của chất rắn thường không lớn lắm.
- D. Trong chất rắn không xảy ra đối lưu vì các phân tử trong chất rắn không chuyển động.
Câu 15: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng là:
- A. Dẫn nhiệt.
B. Đối lưu.
- C. Bức xạ nhiệt.
- D. Tất cả các hình thức trên.
Câu 16: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn, chất lỏng, chất khí và chân không là gì?
- A. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: dẫn nhiệt; chân không: bức xạ nhiệt.
- B. Chất rắn: bức xạ nhiệt; Chất lỏng: dẫn nhiệt; Chất khí: đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
- C. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí: bức xạ nhiệt; Chân không: đối lưu.
D. Chất rắn: dẫn nhiệt; Chất lỏng: đối lưu; Chất khí; đối lưu; Chân không: bức xạ nhiệt.
Câu 17: Câu nào dưới đây so sánh dẫn nhiệt và đối lưu là đúng?
A. Cả dẫn nhiệt và đối lưu đều có thê xảy ra trong không khí.
- B. Dẫn nhiệt xảy ra trong môi trường nào thì đôi lưu cũng có thể xảy ra trong môi trường đó.
- C. Trong nước, dẫn nhiệt xảy ra nhanh hơn đối lưu.
- D. Dẫn nhiệt là quá trình truyền nhiệt, đối lưu không phải là quá trình truyền nhiệt.
Câu 18: Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là:
A. Dẫn nhiệt.
- B. Đối lưu.
- C. Bức xạ nhiệt.
- D. Tất cả các hình thức trên.
Từ khóa » Bức Xạ Nhiệt Là Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của
-
Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của Chất Rắn, Chất Lỏng, Chất Khí
-
Bức Xạ Nhiệt Là Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của A. Chất ... - Hoc24
-
Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của Chất Rắn, Chất Lỏng, Chất Khí Và ...
-
Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của Chất Lỏng Là: - Vừng ơi
-
Các Hình Thức Truyền Nhiệt Nào Xảy Ra Chủ Yếu Trong Chất Rắn, Chất ...
-
Bức Xạ Nhiệt Là Hình Thức Truyền Nhiệt Bằng - Học Tốt
-
Cho Biết Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của Các Chất Rắn Lỏng Khí Và ...
-
Câu 36: Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của Chất Rắn, Chất Lỏng, Chất ...
-
Dẫn Nhiệt Là Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Đối Lưu - Bức Xạ Nhiệt | SGK Vật Lí Lớp 8
-
Bức Xạ Nhiệt Là Gì? Khả Năng Hấp Thụ Bức Xạ Nhiệt Của Một Vật Phụ ...
-
Bài 22, 23, 24: Dẫn Nhiệt, Đối Lưu, Bức Xạ Nhiệt | Vật Lý
-
Các Hình Thức Truyền Nhiệt - Xây Dựng Hệ Thống PCR ứng Dụng ...
-
Câu 36: Hình Thức Truyền Nhiệt Chủ Yếu Của Chất Rắn, Chất Lỏng, Chất ...