Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 11: Lực Hấp Dẫn. Định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 10Trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 10

Đề trắc nghiệm vật lý lớp 10 bài 11 - Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Lực hấp dẫn giữa hai vật: A. Tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng B. Tỉ lệ nghịch với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng C. Tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng D. Tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng Câu 2. Chọn phương án đúng: A. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng B. Lực hấp dẫn tỉ lệ nghịch với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng C. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng D. Lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng Câu 3. Khi nói về lực hấp dẫn giữa hai chất điểm, phát biểu nào sau đây sai? A. Lực hấp dẫn có phương trùng với đường thẳng nối hai chất điểm B. Lực hấp dẫn có điểm đặt tại mỗi chất điểm C. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực trực đối D. Lực hấp dẫn của hai chất điểm là cặp lực cân bằng Câu 4. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất luôn: A. cùng phương, cùng chiều B. cùng độ lớn và cùng chiều C. cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn D. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn Câu 5. Biểu thức nào sau đây là biểu thức của lực hấp dẫn: A. $F_{hd}=\dfrac{m_1}{m_2}{G}{r^2}$ B. $F_{hd}=G\dfrac{{m_1}{m_2}}{r^2}$ C. $F_{hd}=G\dfrac{{m_1}{m_2}}{r}$ D. ${F}_{hd}=\dfrac{{m_1}{m_2}}{Gr}$ Câu 6. Lực hấp dẫn phụ thuộc vào: A. Môi trường giữa hai vật B. Thể tích của hai vật C. Khối lượng của Trái Đất D. Khối lượng và khoảng cách giữa hai vật Câu 7. Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai? A. Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg B. Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật C. Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật D. Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng A. Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ B. Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật C. Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó D. Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế Câu 9. Một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Gọi M là khối lượng Trái Đất, G là hằng số hấp dẫn và R là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là: A. $g = \frac{{GM}}{{(R + h)_{}^2}}$ B. $g = \frac{{GmM}}{{R^2}}$ C. $g = \frac{{GM}}{{(R + h)}}$ D. $g = \frac{GM}{R^2}$ Câu 10. Gia tốc của vật càng lên cao thì: A. không thay đổi B. giảm rồi tăng C. càng tăng D. càng giảm Câu 11. Hai quả cầu đồng chất, mỗi quả có khối lượng 20kg, khoảng cách giữa hai tâm của chúng là 50cm. Biết rằng số hấp dẫn là $G=6,67.{10}^{-11}{N}.{m^2}/{kg}$. Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là: A. $1,0672.{10}^{-8}{N}$ B. $1,0672.{10}^{-6}{N}$ C. $1,0672.{10}^{-7}{N}$ D. $1,0672.{10}^{-11}{N}$ Câu 12. Hai quả cầu có khối lượng 200kg đặt cách nhau 100m. Lực hấp dẫn giữa chúng bằng: A. $1,334.{10}^{-11}{N}$ B. $2,668.{10}^{-10}{N}$ C. $1,334.{10}^{-12}{N}$ D. $2,668.{10}^{-12}{N}$ Câu 13. Hai khối cầu giống nhau được đặt sao cho tâm cách nhau khoảng r thì lực hấp dẫn giữa chúng là F. Nếu thay một trong hai khối cầu trên bằng một khối cầu đồng chất khác nhưng có bán kính lớn gấp hai, vẫn giữ nguyên khoảng cách giữa hai tâm (hai khối cầu không chạm nhau) thì lực hấp dẫn giữa chùng lúc này là: A. 2F B. 16F C. 8F D. 4F Câu 14. Hai vật cách nhau một khoảng ${r_1}$ lực hấp dẫn giữa chúng là ${F_1}$. Để lực hấp dẫn tăng lên 4 lần thì khoảng cách ${r_2}$ giữa hai vật bằng bao nhiêu? A. ${2}{r_1}$ B. $\dfrac{r_1}{4}$ C. ${4}{r_1}$ D. $\dfrac{r_1}{2}$ Câu 15. Ở mặt đất, một vật có trọng lượng 10N. Nếu chuyển vật này ở độ cao cách Trái Đất một khoảng R (R là bán kính Trái Đất) thì trọng lượng của vât bằng: A. 1 N B. 2,5 N C. 5 N D. 10 N Câu 16. Biết bán kính của Trái Đất là R. Lực hút của Trái Đất đặt vào một vật khi vật ở mặt đất là 45N, khi lực hút là 5N thì vật ở độ cao h=? A. 2R B. 9R C. $\dfrac{{{2}{R}}}{3}$ D. $\dfrac{R}{9}$ Câu 17. Biết gia tốc rơi tự do ở đỉnh và chân một ngọn núi lần lượt là$9,809{m}{/}{s^2} và 9,810{m}{/}{s^2}$. Coi Trái Đất là đồng chất và chân núi cách tâm Trái Đất 6370km. Chiều cao ngọn núi này là: A. 324,7 m B. 640 m C. 649,4 m D. 325 m Câu 18. Gia tốc trọng trường tại mặt đất là ${g^0}=9,8{m}{/}{s^2}$. Gia tốc trọng trường ở độ cao $h=\dfrac{R}{2}$ (với R- bán kính của Trái Đất ) có giá trị là: A. $2,45{m}{/}{s^2}$ B. $4,36{m}{/}{s^2}$ C. $4,8{m}{/}{s^2}$ D. $22,05{m}{/}{s^2}$ Câu 19. Khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần, khoảng cách giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng bằng 60 lần bán kính Trái Đất. Lực hút của Trái Đất và của Mặt Trăng tác dụng vào một vật cân bằng nhau tại điểm nào trên đường thẳng nối tâm của chúng tính từ Trái Đất? A. h=60,75R B. h=43R C. h=54R D. h=38R Câu 20. Cho biết khoảng cách giữa tâm Mặt Trăng và tâm Trái Đất là${38}{.}{10^7}{m}$; khối lượng Mặt Trăng và Trái Đất tương ứng là $7,37.{10}^{22}{kg}$ và ${6}.10^{24}{kg}$; hằng số hấp dẫn $G= 6,67.{10}^{-11}{N}.{m^2}{/}{kg^2}$. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng có độ lớn là: A. ${0}{,}{204}{.}10^{21}{N}$ B. ${2}{,}{04}{.}10^{21}{N}$ C. ${22}{.}10^{25}{N}$ D. ${2}{.}10^{27}{N}$ Câu 21. Coi khoảng cách trung bình giữa tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng gấp 60 lần bán kính Trái Đất; khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn khối lượng Trái Đất 81 lần. Xét vật M nằm trên đường thẳng nối tâm Trái Đất và tâm Mặt Trăng mà ở đó có lực hấp dẫn của Trái Đất và của Mặt Trăng cân bằng nhau. So với bán kính Trái Đất, khoảng cách từ M đến tâm Trái Đất gấp A. 56,5 lần B. 54 lần C. 48 lần D. 32 lần Câu 22. Một viên đá đang nằm yên trên mặt đất, lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng vào hòn đá có giá trị A. lớn hơn trọng lượng của hòn đá B. nhỏ hơn trọng lượng của hòn đá C. bằng trọng lượng của hòn đá D. bằng 0 Câu 23. Hai quả cầu đồng chất có khối lượng 20 kg, bán kính 10 cm, khoảng cách giữa hai tâm của của chúng là 50 cm. Biết rằng số hấp dẫn là $G=6,67.{10}^{-11}{N}.{m^2}{/}{kg^2}$ Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là A. ${1}{,}{0672}{.}{10}^{{{-}{8}}}{N}$ B. ${1}{,}{0672}{.}{10}^{{{-}{6}}}{N}$ C. ${1}{,}{0672}{.}{10}^{{{-}{7}}}{N}$ D. ${1}{,}{0672}{.}{10}^{{{-}{5}}}{N}$ Câu 24. Cho tam giác vuông cân ABC vuông tại C,có cạnh huyền AB = R. Tại ba đỉnh A, B và C của tam giác, người ta đặt 3 chất điểm có khối lượng lần lượt là m, 2m và 3m. Tìm lực hấp dẫn tác dụng lên chất điểm tại C. A. ${3\sqrt5}{G}\dfrac{m^2}{R^2}$ B. ${6\sqrt5}{G}\dfrac{m^2}{R^2}$ C. ${12G}\dfrac{m^2}{R^2}$ D. ${6G}\dfrac{m^2}{R^2}$ Câu 25. Kim tinh (còn gọi là sao Thái Bạch, sao Hôm hoặc sao Mai) được gọi là "hành tinh sinh đôi" với Trái Đất do khối lượng, kích thước gần giống với Trái Đất. Biết Trái Đất và Kim Tinh có đường kính lần lượt là 12740 km và 12090 km. Khối lượng của Kim Tinh bằng 81,5% khối lượng của Trái Đất. Tính gia tốc rơi tự đo trên bề mặt của Kim Tinh biết gia tốc rơi tự do trên bề mặt của Trái Đất có giá trị gT = 9,81${m}{/}{s^2}$ A. 13,37${m}{/}{s^2}$ B. 8,88${m}{/}{s^2}$ C. 7,20${m}{/}{s^2}$ D. 1,67${m}{/}{s^2}$ Câu 26. Cho gia tốc trọng trường trên mặt đất là${ }{9}{,}{8}{m}{/}{s^2}$, tính gia tốc trọng trường trên sao Hỏa. Biết khối lượng Sao Hỏa bằng 10% khối lượng Trái Đất và bán kính Sao Hỏa bằng 0,53 bán kính Trái Đất A. ${3}{,}{49}{m}{/}{s^2}$ B. ${9}{,}{7}{m}{/}{s^2}$ C. ${3}{,}{54}{m}{/}{s^2}$ D. ${9}{,}{89}{m}{/}{s^2}$ Câu 27. Biết sao Hỏa có bán kính bằng 0,53 bán kính Trái Đất và có khối lượng bằng 0,1 lần khối lượng Trái Đất. Một vật có gia tốc rơi tự do ở trên mặt đất là ${9}{,}{8}{m}{/}{s^2}$, nếu vật này rơi tự do trên sao Hỏa thì gia tốc rơi là A. ${3}{,}{5}{m}{/}{s^2}$ B. ${7}{,}{0}{m}{/}{s^2}$ C. ${2}{,}{8}{m}{/}{s^2}$ D. ${3}{,}{25}{m}{/}{s^2}$ Câu 28. Ở độ cao nào so với mặt đất thì trọng lượng của vật bằng 0,4 lần trọng lượng của vật đó khi ở trên mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là 6400km. A. 2560km B. 3718,4km C. 2365,8km D. 3250km Câu 29. Bán kính Trái Đất là R = 6400km, gia tốc trọng trường ở mặt Đất là ${9}{,}{83}{m}{/}{s^2}$. Ở độ cao nào so với mặt đất trọng lượng của vật bằng $\dfrac{2}{3}$ trọng lượng của vật ở trên mặt đất? A. 1435km B. 1436km C. 1440 km D. 1438km Câu 30. Bán kính Trái Đất là R = 6400km, gia tốc trọng trường ở mặt Đất là ${9}{,}{83}{m}{/}{s^2}$. Tính độ cao mà tại đó gia tốc trọng trường là ${9}{,}{56}{ }{m}{/}{s^2}$ A. 58km B. 59km C. 59,5km D. 58,5km Câu 31. Bán kính Trái Đất là 6400km, gia tốc trọng trường ở sát mặt đất là ${10}{m}{/}{s^2}$. Một vật có khối lượng 50kg ở độ cao bằng $\dfrac{7}{9}$ lần bán kính Trái Đất. Coi vật chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Chu kì chuyển động của vật quanh Trái Đất là: A. 2 giờ B. 1 giờ C. 3,3 giờ D. 2,5 giờ Câu 32. Bán kính Trái Đất là R = 6400km, gia tốc trọng trường ở sát mặt đất là ${10}{m}{/}{s^2}$. Một vật có khối lượng 37kg ở độ cao bằng $\dfrac{1}{9}$lần bán kính Trái Đất. Coi vật chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Chu kì chuyển động của vật quanh Trái Đất là: A. 1,6h B. 1,7h C. 1,74h D. 1,8h

đáp án Trắc nghiệm vật lý 10 bài 11: Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 17A
Câu 2DCâu 18B
Câu 3DCâu 19C
Câu 4CCâu 20A
Câu 5BCâu 21B
Câu 6DCâu 22C
Câu 7CCâu 23C
Câu 8ACâu 24A
Câu 9ACâu 25B
Câu 10DCâu 26A
Câu 11CCâu 27A
Câu 12BCâu 28B
Câu 13CCâu 29C
Câu 14DCâu 30C
Câu 15BCâu 31C
Câu 16ACâu 32C

Giang (Tổng hợp) Facebook twitter linkedin pinterestTrắc nghiệm vật lý 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Trắc nghiệm vật lý 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

X

Từ khóa » Hệ Thức Của định Luật Vạn Vật Hấp Dẫn Là Trắc Nghiệm