Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Bài 38: Sự Chuyển Thể Của Các Chất

Trang chủ Ngữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12 Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12 Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp án Giải đáp Trắc nghiệm Đăng nhập Tạo tài khoản Đăng Nhập với Email Đăng nhập Lấy lại mật khẩu Đăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi

Tạo tài khoản Tạo tài khoản với Facebook Google Apple Khi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạn Lấy lại mật khẩu Nhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 10Trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 10

Đề trắc nghiệm vật lý lớp 10 bài 38 - Sự chuyển thể của các chất có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp án Câu 1. Điều nào sau đây không đúng? A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng. B. Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. C. Sự ngưng tụ là quá trinh chuyển từ thể lỏng sang thể rắn D. Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng. Câu 2. Ở áp suất tiêu chuẩn, chất rắn kết tinh nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy là 283 K. A. Thiếc B. Nước đá. C. Chì. D. Nhôm Câu 3. Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn kết tinh không có đặc điểm A. chất vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định B. chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định. C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng. D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật. Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng? A. Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ ở đó chất rắn bắt đầu nóng chảy. B. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn kết tinh không thay đổi. C. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng. D. Nhiệt nóng chảy của một vật rắn tỉ lệ với khối lượng của vật. Câu 5. Khi một chất lỏng bị "bay hơi" thì điểu nào sau đây không đúng? A. Số phân tử hơi bị hút vào trong chất lỏng ít hơn số phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng B. Nhiệt độ của khối chất lỏng giảm C. Sự bay hơi chỉ xảy ra ở bề mặt của chất lỏng D. Chỉ có các phân tử chất lỏng thoát khỏi bề mặt chất lỏng thành phân tử hơi. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Tốc độ bay hơi của một lượng chất lỏng A. không phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. B. càng lớn nếu nhiệt độ chất lỏng càng cao. C. càng lớn nếu diện tích bề mặt chất lỏng càng lớn. D. phụ thuộc vào áp suất của khí (hay hơi) trên bề mặt chất lỏng. Câu 7. Một chất hơi đạt trạng thái "hơi bão hòa" thì A. ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi là như nhau với mọi chất B. khi thể tích giảm, áp suất hơi tăng. C. áp suất hơi không phụ thuộc vào nhiệt độ hơi. D. tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi. Câu 8. Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn, A. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng. B. nhiệt độ của chất lỏng không đổi. C. chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng. D. nhiệt độ của chất lỏng tăng. Câu 9. Lượng nước sôi có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi, dưới áp suất khí quyển bằng 1 atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.${10}^{6}$ J/kg. Nhiệt lượng cần thiết để có m' = 100 g nước hóa thành hơi là A. 690 J B. 230 J. C. 460 J D. 320 J Câu 10. Lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước. A. ${L}{=}{3}{,}{6}{.}{10}^{5}{J}{/}{k}{g}$ B. ${L}{=}{5}{,}{4}{.}{10}^{6}{J}{/}{k}{g}$ C. ${L}{=}{2}{,}{3}{.}{10}^{6}{J}{/}{k}{g}$ D. ${L}{=}{4}{,}{8}{.}{10}^{5}{J}{/}{k}{g}$ Câu 11. 100g nước ở nhiệt độ 200C đựng trong một cốc nhôm khối lượng 50g. Thả một quả cầu kim loại khối lượng 50g đã nung nóng bằng sắt vào trong cốc nước, nhiệt độ từ quả cầu kim loại đã làm 5g nước bị hóa hơi trong quá trình tiếp xúc. Nhiệt độ trong cốc tăng lên đến khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 800C. Tính nhiệt độ ban đầu của quả cầu kim loại trước khi nhúng vào trong nước. Coi nhiệt độ truyền ra ngoài môi trường là không đáng kể. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg, nhiệt dung riêng của sắt 460J/kg.K, nhiệt dung riêecirc;ng của nhôm 880J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước 2,26.106J/kg. A. ${t}{=}{1800}{°}{C}$ B. ${t}{=}{890}{°}{C}$ C. ${t}{=}{1000}{°}{C}$ D. ${t}{=}{998}{°}{C}$ Câu 12. Nhiệt lượng cần thiết để một vật từ trạng thái rắn hóa hơi hoàn toàn: A. ${Q}{=}{m}{c}{∆}{t}{+}{λ}{m}{+}{L}{m}$ B. ${Q}{=}{m}{c}{∆}{t}{-}{λ}{m}{+}{L}{m}$ C. ${Q}{=}{m}{c}{∆}{t}{+}{λ}{m}{-}{L}{m}$ D. ${Q}{=}{m}{c}{∆}{t}{-}{λ}{m}{-}{L}{m}$ Câu 13. Ở trạng thái cân bằng nhiệt, ta có: A. ${Q}_{{{t}{o}{a}}}{≠}{Q}_{{{t}{h}{u}}}$ B. ${Q}_{{{t}{o}{a}}}{}{Q}_{{{t}{h}{u}}}$ D. ${Q}_{{{t}{o}{a}}}{=}{Q}_{{{t}{h}{u}}}$ Câu 14. 2kg nước đá ở nhiệt độ 00C cần nhiệt lượng cung cấp là bao nhiêu để chuyển lên nhiệt độ 600C biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg.K A. Q = 1184kJ B. Q = 688,4J C. Q = 546,6kJ D. Q = 546,5J Câu 15. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 5kg nước đá ở -10oC chuyển thành nước ở 0oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá là 2090J/kg.K và nhiệt nóng chảy riêng của nước đá 3,4.105J/kg. A. ${Q}{=}{214689}{J}$ B. ${Q}{=}{1805400}{J}$ C. ${Q}{=}{1804500}{J}$ D. ${Q}{=}{218450}{J}$ Câu 16. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. A. ${Q}{=}{34125}{k}{J}$ B. ${Q}{=}{26513}{k}{J}$ C. ${Q}{=}{22890}{k}{J}$ D. ${Q}{=}{26135}{k}{J}$ Câu 17. Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp để làm cho 0,2kg nước đá ở -20oC tan thành nước và sau đó được tiếp tục đun sôi để biến hoàn toàn thành hơi nước ở 100oC. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg, nhiệt dung riêng của nước đá là 2,09.103J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước ${4}{,}{18}{.}{10}^{3}{J}{/}{k}{g}{.}{K}$, nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg. A. ${Q}{=}{318}{,}{56}{k}{J}$ B. ${Q}{=}{619}{,}{96}{k}{J}$ C. ${Q}{=}{539}{,}{98}{k}{J}$ D. ${Q}{=}{423}{,}{96}{k}{J}$ Câu 18. Chọn phát biểu đúng về sự nóng chảy và đông đặc: A. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự đông đặc B. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự đông đặc C. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc D. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí gọi là sự nóng chảy. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể rắn gọi là sự đông đặc Câu 19. Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc? A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài Câu 20. Biểu thức nào sau đây là biểu thức của nhiệt nóng chảy A. ${Q}{=}\dfrac{λ}{m}$ B. ${Q}{=}{λ}{m}$ C. ${Q}{=}\dfrac{m}{λ}$ D. ${Q}{=}{λ}^{m}$ Câu 21. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J) C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = λm Câu 22. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng của vật rắn? A. Jun trên kilôgam độ (J/kg. độ) B. Jun trên kilôgam (J/ kg) C. Jun (J) D. Jun trên độ (J/ độ) Câu 23. Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn? A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg) C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau D. Cả A, B, C đều đúng Câu 24. Chọn phát biểu đúng về sự bay hơi và ngưng tụ: A. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình truyền ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ B. Quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình truyền ngược lại từ thể lỏng sang thể khí gọi là sự ngưng tụ C. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bên trong lòng chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình truyền ngược lại từ thể khí sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ D. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất rắn gọi là sự bay hơi. Quá trình truyền ngược lại từ thể khí sang thể rắn gọi là sự ngưng tụ Câu 25. Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Thể tích của chất lỏng B. Gió C. Nhiệt độ D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng Câu 26. Điều nào sau đây là sai khi nói về hơi bão hoà? A. Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó B. Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi C. Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hoà giảm D. Ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của các chất lỏng khác nhau là khác nhau Câu 27. Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà? A. áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ B. áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi C. áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng D. áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ - Mari ốt Câu 28. Điều nào sau đây là đúng đối với hơi bão hòa? A. Áp suất hơi bão hòa của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của hơi B. Hơi bão hòa là hơi ở trạng thái cân bằng động với chất lỏng của nó C. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào thể tích và bản chất của hơi D. Hơi bão hòa có áp suất bé hơn áp suất hơi khô ở cùng một nhiệt độ Câu 29. Biểu thức nào sau đây là biểu thức của nhiệt hóa hơi: A. ${Q}{=}{L}^{m}$ B. ${Q}{=}\dfrac{L}{m}$ C. ${Q}{=}\dfrac{m}{L}$ D. Q = Lm Câu 30. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi. A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ) D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng Câu 31. Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/Kg. A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn B. Mỗi Kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng D. Mỗi Kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn Câu 32. Chọn câu phát biểu sai: A. Sự bay hơi xảy ra ở mọi nhiệt độ và từ mặt thoáng khối chất lỏng B. Sự sôi xảy ra ở nhiệt độ sôi, từ mặt thoáng và cả trong lòng chất lỏng C. Trạng thái cân bằng động giữa hơi bão hoà và khối lỏng là trạng thái hơi bão hoà, nghĩa là không có các phân tử bay ra từ khối chất lỏng cũng như bay vào khối chất lỏng D. Ở trạng thái cân bằng động giữa hơi và chất lỏng luôn có hai quá trình xảy ra đồng thời là sự hoá hơi và sự ngưng tụ Câu 33. Sự sôi là: A. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất rắn gọi là sự sôi B. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi C. Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể khí (hơi) chỉ xảy ra ở trên bề mặt chất rắn gọi là sự sôi D. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) xảy ra cả ở bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi Câu 34. Chọn phương án đúng về sự sôi: A. Mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ không xác định và luôn đổi B. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở phía trên bề mặt chất lỏng C. Áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng thấp D. Dưới áp suất ngoài xác định, chất lỏng sôi ở nhiệt độ mà tại đó áp suất hơi bão hòa của chất lỏng lớn hơn áp suất ngoài tác dụng lên mặt thoáng khối lỏng Câu 35. Biểu thức nào sau đây xác định nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào hay cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ ${t_1}$ sang nhiệt độ ${t_2}$: A. ${Q}{=}{λ}{m}$ B. Q = Lm C. ${Q}{=}{m}{c}\left({{{t}_{2}{-}{t}_{1}}}\right)$ D. $Q=\dfrac{mc}{\left({t_2}-{t_1}\right)}$

đáp án Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Câu Đáp án Câu Đáp án
Câu 1 C Câu 19 B
Câu 2 B Câu 20 B
Câu 3 C Câu 21 C
Câu 4 A Câu 22 B
Câu 5 D Câu 23 D
Câu 6 A Câu 24 A
Câu 7 D Câu 25 A
Câu 8 B Câu 26 C
Câu 9 B Câu 27 B
Câu 10 C Câu 28 B
Câu 11 A Câu 29 D
Câu 12 A Câu 30 C
Câu 13 D Câu 31 B
Câu 14 A Câu 32 C
Câu 15 C Câu 33 D
Câu 16 D Câu 34 B
Câu 17 B Câu 35 C
Câu 18 C

Giang (Tổng hợp)

Facebook twitter linkedin pinterest Trắc nghiệm vật lý 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Trắc nghiệm vật lý 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

X

Từ khóa » Sự Chuyển Thể Của Chất Gồm Những Quá Trình Nào