Trắc Nghiệm Vật Lý 11 Bài 7: Dòng điện Không đổi. Nguồn điện

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 11Trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 11

Bài tập trắc nghiệm Vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Dòng điện là: A. Dòng dịch chuyển của điện tích B. Dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do C. Dòng dịch chuyển của các điện tích tự do D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm Câu 2. Quy ước chiều dòng điện là: A. Chiều dịch chuyển của các electron B. Chiều dịch chuyển của các ion C. Chiều dịch chuyển của các ion âm D. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương Câu 3. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ D. Tác dụng cơ học Câu 4. Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là A. Tác dụng hóa học B. Tác dụng từ C. Tác dụng nhiệt D. Tác dụng sinh lí Câu 5. Dòng điện không đổi là: A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian Câu 6. Chọn phát biểu đúng: A. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều thay đổi theo thời gian C. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích D. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Câu 7. Cường độ dòng điện được xác định bởi biểu thức nào sau đây? A. $△q=\dfrac{I}{△t}$ B. ${I}=\dfrac{△t}{△q}$ C. ${I}=\dfrac{△q}{△t}$ D. $I=△q△t$ Câu 8. Biểu thức nào sau đây là đúng: A. ${q}=\dfrac{I}{t}$ B. ${I}=\dfrac{t}{q}$ C. ${q}={I}^{t}$ D. ${I}=\dfrac{q}{t}$ Câu 9. Biểu thức nào sau đây là đúng: A. ${I}=\dfrac{q^2}{t}$ B. ${I}=\dfrac{q}{t}$ C. ${I}={q}^2{t}$ D. ${I}=\dfrac{q}{t}$ Câu 10. Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng: A. Công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương B. Thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương C. Thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy D. Thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó Câu 11. Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t là? A. ${n}=\dfrac{I.t}{\left|e\right|.}$ B. ${n}={I}{t}.$ C. ${n}={q}{e}{t}$ D. ${n}=\dfrac{I}{\left|e\right|t}.$ Câu 12. Trong thời gian 30 giây có một điện lượng 60C chuyển qua tiết diện của dây. Số electron chuyển qua tiết điện trong thời gian 2 giây là: A. $4.10^{19}$ electron B. $2,5.10^{19}$ electron C. $1,6.10^{19}$ electron D. $1,25.10^{19}$ electron Câu 13. Điện tích của electron là $-1,6.10^{-19}C$, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30s là 15C. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là: A. $3,125.10^{18}$ B. $9,375.10^{19}$ C. $7,895.10^{19}$ D. $2,632.10^{19}$ Câu 14. Số electron qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây là $1,25.10^19$. Điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 2 phút là? A. 4C B. 120C C. 240C D. 8C Câu 15. Một dòng điện không đổi có cường độ 3A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là: A. 4C B. 8C C. 4,5C D. 6C Câu 16. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của bóng đèn là 0,64A. Điện lượng và số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong thời gian 1 phút. A. $0,64{C}$ và $4.10^{18}$ electron B. 120C và $24.10^{19}$ electron C. 38,4C và $24.10^{19}$ electron D. 64C và $12.10^{19}$ electron Câu 17. Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6mA. Trong một phút, số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là: A. $6.10^{20}$ electron B. $6.10^{19}$ C. $6.10^{18}$ electron D. $6{.10}^{17}$ electron Câu 18. Chọn một đáp án sai: A. Cường độ dòng điện đo bằng ampe kế B. Để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch C. Dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế D. Dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế Câu 19. Chọn phương án đúng. A. Cường độ dòng điện đo bằng vôn kế B. Để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch C. Dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế D. Dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế Câu 20. Một nguồn điện có suất điện động là ξ, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là: A. ${A}={q}{.}{ξ}$ B. ${q}={A}{.}{ξ}$ C. ${ξ}={q}{.}{A}$ D. ${A}={q}^2{.}{ξ}$ Câu 21. Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực: A. Cu-lông B. Hấp dẫn C. Lực lạ D. Điện trường Câu 22. Trong nguồn điện lực lạ có tác dụng: A. Làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực dương của nguồn điện sang cực âm của nguồn điện. B. Làm dịch chuyển các điện tích dương từ cực âm của nguồn điện sang cực dương của nguồn điện. C. Làm dịch chuyển các điện tích dương theo chiều điện trường trong nguồn điện D. Làm dịch chuyển các điện tích âm ngược chiều điện trường trong nguồn điện. Câu 23. Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là: A. Vôn (V), ampe (A), ampe (A) B. Ampe (A), vôn (V), cu-lông (C) C. Niuton (N), fara (F), vôn (V) D. Fara (F), vôn/mét (V/m), jun (J) Câu 24. Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 60μA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là A. $3,75.10^{14}$ B. $7,35.10^{14}$ C. $2,66.10^{-14}$ D. $0,266.10^{-4}$ Câu 25. Trong mỗi giây có $10^9$ hạt electron đi qua tiết diện thẳng của một ống phóng điện. Biết điện tích mỗi hạt có độ lớn bằng $1,6.10^{-19}{C}$. Tính cường độ dòng điện qua ống? A. $9,6.10^{-10}A$ B. $-1,6.10^{-10}A$ C. $1,6.10^{-10}A$ D. $-9,6.10^{-10}A$ Câu 26. Công của lực lạ làm di chuyển điện tích 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là: A. 0,166V B. 6V C. 96V D. 0,6V Câu 27. Suất điện động của một acquy là 3V. Lực lạ dịch chuyển một điện lượng đã thực hiện công là 6mJ. Điện lượng dịch chuyển qua acquy đó là: A. $3.10^{-3}C$ B. 18C C. $18.10^{-3}C$ D. $2.10^{-3}C$ Câu 28. Suất điện động của một nguồn điện là 12V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là 0,5C. bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó? A. 6J B. 3J C. 12J D. 24J Câu 29. Một bộ acquy có suất điện động 12V, cung cấp một dòng điện 2A liên tục trong 8h thì phải nạp lại. Tính công mà acquy sản sinh ra trong khoảng thời gian trên. A. 192J B. 691,2kJ C. 11,52kJ D. 3kJ Câu 30. Một bộ acquy có suất điện động 6V, sản ra một công là 360J khi acquy này phát điện. Lượng điện tích dịch chuyển trong acquy. A. 60C B. 30C C. 12C D. 24C Câu 31. Một nguồn điện có suất điện động 120V. Tính lượng điện tích dịch chuyển trong nguồn biết công của lực lạ là 3kJ`? A. 50C B. 25C C. 360C D. 40C Câu 32. Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 40 giờ thì phải nạp lại. A. 1A B. 12A C. 2A D. 0,2A Câu 33. Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 5A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp liên tục trong 8 giờ thì phải nạp lại. A. 1,25A B. 2,5A C. 1,8A D. 0,2A Câu 34. Một bộ acquy có thể cung cấp dòng điện 4A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8kJ là ? A. 6V B. 3V C. 1,2V D. 2,4V Câu 35. Một sạc dự phòng có thể cung cấp dòng điện 5A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8kJ là ? A. 9,6V B. 5V C. 2,4V D. 4,8V Câu 36. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Cặp nhiệt điện gồm hai dây dẫn điện có bản chất khác nhau hàn nối với nhau thành một mạch kín và hai mối hàn của nó được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau. B. Nguyên nhân gây ra suất điện động nhiệt điện là do chuyển động nhiệt của các hạt tải điện trong mạch điện có nhiệt độ không đồng nhất C. Suất điện động nhiệt điện E tỉ lệ nghịch với hiệu nhiệt độ (T1 − T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện D. Suất điện động nhiệt điện E xấp xỉ tỉ lệ với hiệu nhiệt độ (T1 - T2) giữa hai đầu mối hàn của cặp nhiệt điện

đáp án Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi. Nguồn điện

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 19C
Câu 2DCâu 20A
Câu 3CCâu 21D
Câu 4BCâu 22B
Câu 5DCâu 23B
Câu 6DCâu 24A
Câu 7CCâu 25C
Câu 8DCâu 26B
Câu 9BCâu 27D
Câu 10DCâu 28A
Câu 11ACâu 29B
Câu 12BCâu 30A
Câu 13ACâu 31B
Câu 14CCâu 32D
Câu 15DCâu 33A
Câu 16CCâu 34A
Câu 17DCâu 35D
Câu 18DCâu 36C

Chu Huyền (Tổng hợp) Facebook twitter linkedin pinterestTrắc nghiệm Lý 11 sách mới có đáp án phần 1

Trắc nghiệm Lý 11 sách mới có đáp án phần 1

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 34: Kính thiên văn

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 34: Kính thiên văn

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 33: Kính hiển vi

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 33: Kính hiển vi

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 32 Kính lúp

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 32 Kính lúp

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 31 Mắt

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 31 Mắt

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 30: Các dạng bài tập thấu kính

Trắc nghiệm Vật lý 11 bài 30: Các dạng bài tập thấu kính

X

Từ khóa » Soạn Lý 11 Bài 7 Dòng điện Không đổi Nguồn điện