Trách Nhiệm Hình Sự Của Người Chưa Thành Niên Phạm Tội

Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là phạm tội. Đây là chủ thể của tội phạm nhưng cũng là đối tượng được bảo vệ đặc biệt.

1. Những đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội

- Chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm sinh lý

- Trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế

- Thiếu những điều kiện và bản lĩnh để tự lập

- Khả năng tự kiềm chế chưa cao

- Có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng

- Dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng và thiếu kiên nhẫn

- Nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế

- Dễ bị kích động, lôi cuốn nhưng dễ thay đổi, uốn nắn

Để cải tạo, giáo dục người chưa thành niên phạm tội, cần có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội, trong đó vai trò của gia đình hết sức quan trọng. Người chưa thành niên phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự từ Điều 68 đến Điều 77 trong Bộ luật hình sự và theo những điều khoản khác trong bộ luật hình sự không trái với Điều 68 đến Điều 77.

2. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

* Giáo dục là chính, giúp đỡ người chưa thành niên sửa chữa sai lầm là chủ yếu, giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội

* Có thể miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên nếu:

- Tội phạm mà họ thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng

- Có nhiều tình tiết giảm nhẹ

- Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại nhưng không lớn

- Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giúp đỡ

* Chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội khi điều đó là cần thiết và phải dựa vào tính chất của hành vi phạm tội, những đặc điểm về nhân thân, yêu cầu của phòng người tội phạm

Lưu ý: Nếu không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì có thể áp dụng những biện pháp tư pháp như:

- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn:

+ Bản chất là tính chất chất giáo dục, phòng ngừa

+ Điều kiện áp dụng: phạm tội ít nghiêm trong hoặc nghiêm trọng; môi trường sống của người phạm tội tại xã, phường, thị trấn tốt cho cải tạo

+ Thời hạn: 1 đến 2 năm

+ Yêu cầu: Người chưa thành niên phải thực hiện một số nhiệm vụ

- Đưa vào trường giáo dưỡng:

+ Bản chất là cần phải có 1 kỷ luật chặt chẽ, cần phải cách ly người phạm tội khỏi môi trường, xã hội để giáo dục, cải tạo họ

+ Điều kiện áp dụng: xem xét tính chất nghiêm trọng của việc phạm tội, nhân thân người phạm tội, môi trường sống của người phạm tội

+ Thời hạn: 1 đến 2 năm

+ Yêu cầu: Người chưa thành niên phải thực hiện một số nhiệm vụ

* Việc áp dụng hình phạt:

- Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình

- Hạn chế áp dụng hình phạt tù

- Cho hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng

- Không áp dụng hình phạt tiền với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi

- Không áp dụng hình phạt bổ sung

* Án đã tuyên với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi không được tính là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm

3. Các hình phạt áp dụng với người chưa thành niên

* Cảnh cáo:

- Tính chất: là loại giáo dục sâu sắc, gây ảnh hưởng lớn tới tinh thần

- Điều kiện áp dụng: Phạm tội thuộc loại ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại Điều 46 Bộ luật hình sự.

- Xóa án tích sau 6 tháng kể từ khi chấp hành xong, không được phạm tội mới trong thời gian đó.

* Phạt tiền:

- Điều kiện áp dụng: Người chưa thành niên có độ tuôi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, có thu nhập hoặc có tài sản riêng

- Căn cứ vào tình chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm, tình hình tài chính của người chưa thành niên, sự biến động của giá cả

- Mức phạt: không quá ½ mức phạt Bộ luật hình sự quy định.

- Giảm, miễn hình phạt nếu người phạm tội lâm vào tình trạng khó khăn đặc biệt hoặc lập được công lớn

- Xóa án tích sau 6 tháng kể từ khi chấp hành xong, không được phạm tội mới trong thời gian đó.

* Cải tạo không giam giữ:

- Điều kiện áp dụng: phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng; có nơi làm việc ổn định hoặc nơi cư trú rõ rang

- Nhiệm vụ:

+ Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, các quyết định của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương

+ Tham gia lao động, học tập

+ Không bị khấu trừ thu nhập (nếu có)

- Thời hạn: không quá ½ thời hạn do luật định

- Giảm thời hạn cải tạo không giam giữ nếu đã chấp hành ¼ thời hạn và có tiến bộ

- Miễn chấp hành phần thời hạn cải tạo không giam giữ còn lại nếu lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo

- Xóa án tích sau 6 tháng kể từ khi chấp hành xong, không được phạm tội mới trong thời gian đó.

* Tù có thời hạn : - Điều kiện áp dụng: phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, không đủ điều kiện áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn

- Nhiệm vụ:

+ Chấp hành quy định của trại giam

+ Phải học tập và lao động

+ Phải được giam riêng Hình phạt áp dụng với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là chung thân hoặc tử hình thì phạt tù không quá 18 năm tù

+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù không quá ¾ mức phạt

- Hình phạt áp dụng với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi+ Nếu điều luật quy định hình phạt cao nhất là tù có thời hạn thì phạt tù không quá ½ số năm phạt tù

+ Người chưa thành niên đã chấp hành được ¼ thời hạn

+ Cải tạo tốt, có nhiều tiến bộ

+ Có đề nghị của cơ quan có thẩm quyền

+ Có thể giảm án nhiều lần, mỗi lần có thể giảm đến 4 năm, đảm bảo chấp hành ít nhất 2/5 mức hình phạt

+ Nếu lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn phần hình phạt còn lại chưa chấp hành

- Xóa án tích:

+ Thời hạn: ½ thời hạn quy định tại Điều 64

+ Không coi là có án tích nếu bị áp dụng biện pháp tư pháp tại Điều 70

4. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

- Tội nặng nhất đã phạm trước khi đủ 18 tuổi thì tổng hợp hình phạt không vượt quá hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự.

- Tội nặng nhất đã phạm khi đủ 18 tuổi trở lên thì tổng hợp hình phạt nhưu đối với người đã thành niên.

- Nếu các tội có mức hình phạt cao nhất mà BLHS quy định bằng nhau thì tội nào có mức phạt tối thiểu cao hơn thì tội đó nặng hơn.

Trân trọng!

Từ khóa » Chưa Thành Niên Phạm Tội Là Gì