Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Trách nhiệm pháp lý là gì?
- Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?
- Ví dụ về trách nhiệm pháp lý
- Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
- Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
- Truy cứu trách nhiệm pháp lý
Trong pháp luật Việt Nam, trách nhiệm pháp lý là việc mà mỗi người phải hoàn thành và chịu hậu quả do hành vi mình gây ra. Nhiều người vẫn thường thắc mắc và chưa hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý.
Vậy trách nhiệm pháp lý là gì, ví dụ trách nhiệm pháp lý, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như thế nào. Nhằm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tư vấn chúng tôi xin chia sẻ gửi đến Quý độc giả bài viết dưới đây.
Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là việc mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức gây ra hậu quả vi phạm pháp luật, các cá nhân, tổ chức phải chịu những chế tài theo quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý còn là việc cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ hành vi gây ra cá nhân, tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm hình sự, hành chính và bồi thường dân sự.
Có mấy loại trách nhiệm pháp lý?
Rất nhiều người hiện nay thắc mắc về việc có mấy loại trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật, nội dung sau sẽ giải thích cụ thể hơn vấn đề này:
– Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu hình phạt theo quy định và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự và phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.
Cá nhân, tổ chức khi có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành.
– Trách nhiệm hành chính
Là trách nhiệm của người hoặc là của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm những nguyên tắc quản lí nhà nước và phải chịu các hình thức xử lí hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.
– Trách nhiệm kỷ luật
Là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức xử lý kỉ luật do thủ trưởng cơ quan xí nghiệp, trường học áp dụng với cán bộ, công nhân viên, học sinh của cơ quan, tổ chức mình.Chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng, cơ quan đơn vị, xí nghiệp.
Như vậy đối với mỗi loại hành vi vi phạm khác nhau tùy thuộc vào hành vi đó là gì, hậu quả do hành vi đó gây ra là như thế nào sẽ là cơ sở để xem xét người thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự hay là trách nhiệm hành chính, xử lý kỷ luật theo quy định.
Các loại trách nhiệm pháp lý này đều do đều do các chủ thể có thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật để nhằm mục đích giáo dục, trừng trị những người có hành vi vi phạm pháp luật đồng thời giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật đối với những cá nhân, những tổ chức khác từ đó sẽ hạn chế được những hành vi vi phạm pháp luật.
Ví dụ về trách nhiệm pháp lý
Ngoài hiểu rõ khái niệm trách nhiệm pháp lý là gì, chúng tôi xin lấy ví dụ để Quý độc giả hiểu rõ hơn, cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Chị A có vay tiền của anh B, số tiền là 100.000.000 đồng, hai bên ký hợp đồng vay tiền với thời hạn là 1 năm ( từ 25/8/2020 đến 25/8/2021) với lãi suất 1%. Đến thời điểm thanh toán, nếu chị B không trả đủ tiền theo thỏa thuận, chị A phải chịu trách nhiệm pháp lý về dân sự (trách nhiệm dân sự) như trả đủ tiền gốc và lãi, bồi thường thiệt hại và chịu phạt vi phạm theo thỏa thuận.
Ví dụ 2: Anh C tham gia giao thông điều khiển xe máy vượt đèn đỏ. Anh C phải chịu trách nhiệm hành chính nộp phạt từ 600.000 đồng – 1 triệu đồng.
Ví dụ 3: Anh D với anh H cãi nhau về đất đai, trong lúc say rượu anh D đã đánh anh H trong trạng thái tinh thần kích động mạnh gây tổn thương sức khỏe, tỉ lệ tổn thương cơ thể là 32% , anh D phải chịu trách nhiệm hình sự trước hành vi của mình.
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý gồm:
– Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định, đây là quy định khác biệt so với các loại trách nhiệm như trách nhiệm tôn giáo, trách nhiệm đạo đức…
– Trách nhiệm pháp lý luôn gắn với các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
– Chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật.
– Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bắt buộc chủ thể phải gánh chịu như thiệt hại về tài sản, về nhân thân…mà trong phần chế tài của quy phạm pháp luật quy định.
– Khi có thiệt hại xảy ra mà được pháp luật quy định thì phát sinh trách nhiệm pháp lý.
Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật, chủ thể phải chịu hậu quả về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỉ luật trước pháp luật.
Trách nhiệm pháp lý sẽ giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật.
Từ những quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp lý , mọi người dân có lòng tin và tin tưởng pháp luật.
Truy cứu trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một hoạt động thể hiện tính quyền lực của nhà nước do cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hoá bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật.
Đây là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định để có thể bảo đảm được tính nghiêm minh của pháp luật, tính chính xác của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm.
Do vậy khi thực hiện việc truy cứu trách nhiệm pháp lý thì các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành thu thập và xử lí thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kĩ lưỡng. Từ đó xác định sự thật khách quan của vụ việc, tiến hành so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng chủ thể, đúng tính chất, mức độ vi phạm.
Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý sẽ dựa trên hành vi vi phạm, căn cứ vào hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vi phạm gây ra, căn cứ vào lỗi của chủ thể, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hội cho xã hội do hành vi đó gây ra,…
Trên đây là một số thông tin tư vấn và giải đáp thắc mắc về trách nhiệm pháp lý là gì, ví dụ trách nhiệm pháp lý, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như thế nào mà chúng tôi muốn gửi đến Quý độc giả tham khảo. Để hỗ trợ tư vấn thêm liên hệ chúng tôi qua 19006557.
>>>>>>> Tham khảo thêm: Pháp lý là gì?
Từ khóa » Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý - Công Ty Luật DRAGON
-
Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý? Ví Dụ Trách Nhiệm Pháp Lý
-
[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý - TopLoigiai
-
Hãy Nêu Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý. Cho Ví Dụ Về Mỗi Loại?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - AZLAW
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm, ý Nghĩa, Phân Loại Trách ...
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì Cho Ví Dụ - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Hãy Nêu Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý. Cho Ví Dụ Về Mỗi Loại...
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại ... - Luật Dương Gia
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? 5 Loại Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì?
-
Hãy Nêu Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý. Cho Ví Dụ Về Mỗi Loại?
-
Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý? - Tạo Website