Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Minh Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1. Trách nhiệm pháp lý, các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
- 1.1 - Khái niệm trách nhiệm pháp lý
- 1.2 - Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:
- 2. Các loại trách nhiệm pháp lý
- 2.1 - Trách nhiệm dân sự:
- 2.2 - Trách nhiệm hình sự:
- 2.3 - Trách nhiệm hành chính:
1. Trách nhiệm pháp lý, các đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
- Khái niệm trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hoặc gây ra hành vi vi phạm pháp luật của mình, các cá nhân, tổ chức phải chịu các chế tài theo quy định pháp luật. Các chế tài này có thể là chế tài về dân sự, hình sự hoặc hành chính…
- Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:
Nhìn chung, trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm cơ bản sau:
- Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm do pháp luật quy định, có tính chất bắt buộc mọi người phải thực hiện và tuân thủ.
- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế;
- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả, chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật;
- Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi với chủ thể và được thể hiện thông qua việc chủ thể phải chịu những thiệt hại nhất định về tài sản, tự do… khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có chủ thể vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do hành vi vi phạm pháp luật hoặc vì những nguyên nhân khác gây ra các thiệt hại đó.
2. Các loại trách nhiệm pháp lý
Nhìn chung, trách nhiệm pháp lý được chia thành 03 loại trách nhiệm cơ bản, bao gồm: Trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm dân sự:
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Để xác định các hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì cần căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự của nước ta đã được thay đổi qua rất nhiều thời kỳ nhằm thích nghi với sự phát triển của đời sống xã hội. Hiện tại, Bộ luật dân sự 2015 là bộ luật dân sự đang có hiệu lực và được áp dụng để giải quyết các vấn đề tranh chấp phát sinh trên thực tế.
Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Từ đó làm căn cứ để các bên xác lập quan hệ và giải quyết các tranh chấp phát sinh, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp phát sinh các trách nhiệm dân sự do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Ví dụ như:
Ví dụ 1: A và B ký kết hợp đồng mua bán tài sản, theo đó A có nghĩa vụ giao đúng và đủ số lượng hàng hóa như đã giao kết trong hợp đồng, B có nghĩa vụ trả tiền đúng theo thỏa thuận. Đến ngày thực hiện hợp đồng, B đã giao đủ tiền nhưng A cố tình chậm trễ không giao đủ số lượng hàng hóa dẫn đến B bị thiệt hại. Khi xác định A có hành vi vi phạm nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng thì A phải chịu các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến hành vi của mình như tiếp tục thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại.
Ví dụ 2: A tham gia giao thông, do vượt quá tốc độ không làm chủ được vận tốc nên đã đâm vào hành lang giao thông, gây thiệt hại về tài sản của nhà nước. Trường hợp này A có nghĩa vụ thực hiện hành vi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.
- Trách nhiệm hình sự:
Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý có tính chất răn đe cao nhất trong số các trách nhiệm pháp lý.
Khi một cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự, họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải chịu những hình phạt nhất định tương ứng với mức độ thực hiện hành vi vi phạm mà mình gây ra.
Các hình phạt được áp dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự bao gồm: phạt cảnh cáo; phạt tiền; phạt cải tạo không giam giữ; phạt tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Ngoài các hình phạt nêu trên, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung khác như cấm hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn trong thời hạn nhất định; cấm cư trú; tịch thu tài sản…
Một số ví dụ về chế tài hình sự như:
Ví dụ 1: A thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho B, B bị thương tích 14% do chính hành vi của A gây nên. Hành vi này của A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ 2: A thực hiện hành vi đánh bạc với số tiền thu tại chiếu bạc là 25.000.000 đồng. Hành vi này của A sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến hành vi đánh bạc theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Trách nhiệm hành chính:
Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm phát sinh khi cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Trách nhiệm hành chính cũng là một loại trách nhiệm pháp lý có tính chất răn đe nhưng không mang tính chất nghiêm trọng như trách nhiệm hình sự. Các trách nhiệm hành chính thường được áp dụng như phạt tiền; buộc khôi phục tình trạng ban đầu; tịch thu tang vật vi phạm…
Một số ví dụ về vi phạm hành chính như: Công ty A thực hiện hành vi vận chuyển hàng hóa qua biên giới nhưng tại thời điểm bị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, công ty A không xuất trình được hóa đơn chứng từ mua bán chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Hành vi này của công ty A sẽ bị xử lý hành chính theo quy định.
Như vậy, với các phân tích trên có thể thấy trách nhiệm pháp lý có vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những hành vi vi phạm pháp luật; giúp mọi người có ý thức tôn trọng, chấp hành đúng theo quy định pháp luật đồng thời giúp mọi người có lòng tin vào pháp luật hơn.
Từ khóa » Các Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý - Công Ty Luật DRAGON
-
Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý? Ví Dụ Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
[CHUẨN NHẤT] Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý - TopLoigiai
-
Hãy Nêu Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý. Cho Ví Dụ Về Mỗi Loại?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - AZLAW
-
10 Ví Dụ Quan Trọng Nhất Về Trách Nhiệm Pháp Lý - Thpanorama
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì Cho Ví Dụ - Hàng Hiệu
-
Hãy Nêu Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý. Cho Ví Dụ Về Mỗi Loại?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm, ý Nghĩa, Phân Loại Trách ...
-
Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý? - Tạo Website
-
Hãy Nêu Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý. Cho Ví Dụ Về Mỗi Loại...
-
Ví Dụ Về Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? 5 Loại Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì?