Trách Nhiệm Thực Hiện Công Tác PCCC&CNCH Doanh Nghiệp

CÔNG AN TP HÀ NỘI

CÔNG AN HUYỆN THANH TRÌ

TÀI LIỆU

HƯỚNG DẪN TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN CỨU HỘ

(Dùng cho người đứng đầu cơ sở)

THANH TRÌ - 2021

Phần I: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM

PCCC VÀ CNCH CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CƠ SỞ

I. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM PCCC VÀ CNCH CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CƠ SỞ

Trách nhiệm PCCC, CNCH của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở (cơ sở) được quy định tại Điều 5 Luật PCCC, được cụ thể hóa tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Nghị định số 136/2020/NĐ-CP), Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC (Nghị định số 83/2017/NĐ-CP) và Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC (Thông tư số 149/2020/TT-BCA), Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC (Thông tư số 08/2018/TT-BCA) và văn bản pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ theo quy định của pháp luật về PCCC và quy mô, tính chất hoạt động, số lượng cán bộ, công nhân viên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở (người đứng đầu cơ sở) trực tiếp tổ chức thực hiện hoặc phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác PCCC, CNCH cho cá nhân, đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện, cụ thể như sau:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC và CNCH; xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động PCCC, CNCH (căn cứ pháp luật: Điểm a khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Luật PCCC; khoản 2 Điều 7 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

1.1. Xây dựng kế hoạch (tham khảo Mẫu số 06) và phê duyệt kinh phí tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về PCCC và CNCH hằng năm.

- Việc tuyên truyền do cơ sở thực hiện hoặc đề nghị cơ quan Công an, cơ sở kinh doanh dịch vụ huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC thực hiện.

- Nội dung tuyên truyền phải phù hợp với đối tượng, tính chất nguy hiểm cháy, nổ của cơ sở và tập trung vào một số nội dung sau: Quy định của pháp luật về PCCC và CNCH; tính chất, đặc điểm nguy hiểm cháy, nổ và các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn; nội quy về PCCC, CNCH; kiến thức và kỹ năng thoát nạn, cứu nạn, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC, CNCH… được trang bị tại cơ sở.

1.2. Tổ chức các hoạt động phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH thông qua các hình thức:

- Phát động thành phong trào thi đua thực hiện công tác PCCC và CNCH trong toàn cơ sở;

- Tổ chức thi đua giữa các đơn vị, bộ phận của cơ sở, trong đó có nội dung cam kết bảo đảm an toàn PCCC, phòng ngừa sự cố, tai nạn;

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày toàn dân PCCC (04/10), Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động hằng năm.

1.3. Cập nhật kết quả tổ chức tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân PCCC, CNCH trong hồ sơ, tài liệu của của cơ sở (tham khảo Mẫu số 01).

2. Thành lập, quản lý, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành (căn cứ pháp luật: Khoản 2 Điều 5 và khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP)

2.1. Ban hành quyết định thành lập đội PCCC cơ sở, chuyên ngành (tham khảo Mẫu số 02) và quy chế hoạt động (tham khảo Mẫu số 03) đối với cơ sở thuộc Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; văn bản quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC và CNCH đối với cơ sở thuộc Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (tham khảo Mẫu số 04). Lưu ý:

- Đối tượng phải thành lập Đội PCCC cơ sở, gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp có diện tích dưới 50 ha; cơ sở quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Đối tượng phải thành lập Đội PCCC chuyên ngành, gồm: Các cơ sở được quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật PCCC và Điều 13 Thông tư số 149/2020/TT-BCA.

- Đối tượng không bắt buộc phải thành lập Đội PCCC cơ sở, gồm:

+ Cơ sở quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP (phải có phân công nhiệm vụ PCCC và CNCH cho người làm việc tại cơ sở).

+ Trạm biến áp được vận hành tự động quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Việc phân công nhiệm vụ cho đội PCCC cơ sở, chuyên ngành bảo đảm theo quy định tại Điều 45 Luật PCCC, Điều 27 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và yêu cầu PCCC và CNCH của cơ sở.

2.2. Bố trí, hoạt động của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành:

- Bố trí lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành phù hợp với số người làm việc tại cơ sở và phải bảo đảm tối thiểu theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Lưu ý:

+ Cơ sở có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người thường xuyên làm việc thì mỗi bộ phận, phân xưởng có 01 tổ PCCC cơ sở, chuyên ngành; biên chế của tổ tối thiểu 05 người, trong đó có 01 tổ trưởng (việc thành lập tổ PCCC phải thể hiện rõ trong quyết định, quy chế hoạt động do người đứng đầu cơ sở ban hành).

+ Cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì biên chế đội PCCC cơ sở, chuyên ngành phải bảo đảm duy trì số người thường trực đáp ứng theo cơ số của phương tiện chữa cháy cơ giới.

- Đội viên đội PCCC, người được phân công nhiệm vụ PCCC của cơ sở: Là người làm việc thường xuyên tại cơ sở; đáp ứng yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe theo pháp luật lao động; có Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH...

- Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

2.3. Tổ chức thường trực chữa cháy, CNCH

- Bố trí địa điểm (trạm/gian phòng) bảo đảm đủ diện tích tối thiểu cho người và phương tiện, thiết bị chữa cháy, CNCH trực, làm việc.

- Có phương tiện, thiết bị phục vụ trực, nhận tin, báo cháy, sự cố, tai nạn, như: Bàn, ghế, điện thoại, bộ đàm; danh bạ điện thoại của cá nhân, đơn vị có liên quan; bản vẽ sơ đồ về giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở; phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ sở...

- Bố trí số lượng đội viên trực trong 01 ca phải bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ: Trực tiếp nhận, xử lý thông tin; trực chữa cháy, trực CNCH; cơ sở được trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới thì bố trí số người trực phải đáp ứng đủ cơ số người theo phương tiện chữa cháy cơ giới.

Việc phân công lực lượng, phương tiện trực, bàn giao ca trực... cần được ghi nhận rõ trong sổ sách.

2.4. Định kỳ rà soát, kiện toàn đội viên của đội PCCC cơ sở, chuyên ngành và người được phân công nhiệm vụ PCCC của cơ sở bảo đảm số lượng theo quy định (cập nhật trong Quyết định).

Quyết định, quy chế hoạt động của Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành phải gửi đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở và lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở.

3. Ban hành nội quy, biện pháp về PCCC và CNCH (căn cứ pháp luật: khoản 1 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, Điều 5 Thông tư số 08/2018/TT-BCA)

3.1. Ban hành nội quy PCCC, CNCH (tham khảo Mẫu số 05), nội dung phải đáp ứng các yêu cầu sau:

3.1.1. Quy định việc quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt phù hợp với cơ sở.

3.1.2. Quy định trách nhiệm quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị PCCC, căn cứ Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 và TCVN 3890- 2009.

3.1.3. Quy định những hành vi bị nghiêm cấm, căn cứ theo Điều 13 Luật PCCC.

3.1.4. Các hành vi bị nghiêm cấm căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

3.1.5. Những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra: Báo cháy, triển khai chữa cháy…, căn cứ theo Điều 14 Luật PCCC.

3.1.6. Những việc phải làm khi xảy ra sự cố, tai nạn, nội dung căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP;

3.1.7. Việc bảo quản, sử dụng trang thiết bị, phương tiện, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ (Điều 29 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP);

Lưu ý:

- Nội quy về PCCC, CNCH có thể được ban hành chung trong một nội quy hoặc ban hành thành các nội quy riêng.

- Cơ sở có nhiều khu vực hoặc hạng mục có tính chất nguy hiểm cháy, nổ khác nhau (gara để xe; trung tâm thương mại; văn phòng; nhà xưởng sản xuất, kho chứa...) thì nội dung của nội quy phải phù hợp với đặc điểm của từng hạng mục, khu vực (ban hành 01 Quyết định kèm theo nội quy của từng hạng mục, khu vực).

- Cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động: Người đứng đầu cơ sở ban hành và tổ chức thực hiện nội quy PCCC, CNCH chung; người đứng đầu cơ quan tổ chức hoạt động trong phạm vi của cơ sở có trách nhiệm thực hiện nội quy của cơ sở và ban hành nội quy phù hợp với khu vực thuộc phạm vi quản lý.

3.2. Ban hành sơ đồ chỉ dẫn về PCCC; biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Thông tư số 149/2020/TT-BCA.

3.3. Tổ chức thực hiện nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH:

- Phổ biến nội quy, quy định… cho CBCNV tại cơ sở.

- Niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành, trong đó: Sơ đồ chỉ dẫn về PCCC niêm yết tại phòng nghỉ khách sạn, căn hộ (cửa gian phòng); tại vị trí bị che khuất hoặc giao nhau trên đường, lối thoát nạn; biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về PCCC và CNCH niêm yết tại nơi sản xuất, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, xăng, dầu, LPG, hóa chất dễ cháy, nổ.

- Quyết định và nội quy được lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động về PCCC và CNCH của cơ sở.

4. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về PCCC và CNCH (Căn cứ pháp luật: Điều 45 Luật PCCC; khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/NĐ-CP; khoản 1 Điều 12 Nghị định số 83/2017/NĐ; Điều 8 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

4.1. Ban hành quy định hoặc kế hoạch kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH thường xuyên (tham khảo Mẫu số 06) đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý. Trong đó, cần quy định cụ thể thời gian, hình thức, nội dung kiểm tra thường xuyên về PCCC, kiểm tra định kỳ, đột xuất về CNCH phù hợp với đặc điểm của cơ sở; phân công chức trách, nhiệm vụ cho đơn vị, cá nhân thực hiện; chế tài xử phạt các hành vi vi phạm; khen thưởng, kỷ luật...

4.2. Người được phân công nhiệm vụ có trách nhiệm tổ chức kiểm tra theo quy định, kế hoạch đã được phê duyệt, cụ thể:

4.2.1. Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và phương tiện, thiết bị, thử nghiệm hệ thống, thiết bị PCCC… phục vụ kiểm tra.

4.2.2. Kiểm tra việc duy trì điều kiện an toàn về PCCC theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn theo quy định của Nghị định số 83/2018/NĐ-CP.

4.2.3. Ghi nhận kết quả kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra tổng hợp kết quả, đánh giá ưu điểm và những tồn tại, nguy cơ mất an toàn về PCCC, sự cố, tai nạn; ghi nhận kết quả kiểm tra bằng phiếu hoặc biên bản kiểm tra.... (tham khảo Mẫu số 07). Trong đó, kết quả kiểm tra phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:

- Phạm vi được kiểm tra;

- Ghi nhận và đánh giá những tồn tại, nguy cơ mất an toàn về PCCC, sự cố, tai nạn (nếu có), đề xuất các biện pháp thực hiện;

- Các nội dung khác có liên quan (nếu có).

4.3. Kết thúc kiểm tra: Người được phân công thực hiện kiểm tra, phải báo cáo kết quả kiểm tra cho lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý, lãnh đạo cơ sở để nắm bắt, chỉ đạo khắc phục các thiếu sót, vi phạm tại cơ sở.

4.4. Định kỳ 06 tháng, xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về PCCC (tham khảo Mẫu số 08) đối với cơ sở quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định này và gửi cơ quan Công an quản lý trực tiếp, gồm các nội dung cơ bản sau:

- Kết quả tự kiểm tra duy trì điều kiện an toàn về PCCC và CNCH;

- Kết quả thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền;

- Các nội dung khác (nếu có).

4.4. Kết quả kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra được lưu trong hồ sơ hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH.

5. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động PCCC, CNCH; trang bị và duy trì hoạt động của phương tiện PCCC

Dự trù và phê duyệt nguồn kinh phí hằng năm để bảo đảm cho hoạt động PCCC của cơ sở, cụ thể:

5.1. Trang bị, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các hệ thống, thiết bị PCCC, CNCH tại cơ sở đã bị hư hỏng.

5.2. Trang bị phương tiện PCCC cho Đội PCCC cơ sở, chuyên ngành theo quy định tại Thông tư số 150/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an.

5.3. Bảo đảm chế độ, chính sách cho đội viên Đội PCCC cơ sở theo quy định của Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC.

5.4. Tổ chức tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH; huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH; tổ chức chữa cháy, CNCH và các hoạt động khác có liên quan đến công tác PCCC và CNCH.

6. Xây dựng, thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH (Căn cứ pháp lý: khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và khoản 1 Điều 9 Thông tư số 149/2020/TT-BCA; khoản 1, 3 và khoản 4 Điều 9 và mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 83/2017/NĐ-CP)

6.1. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung phương án chữa cháy

6.1.1. Xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở theo mẫu và nội dung quy định, giả định được tình huống phức tạp nhất và tình huống đặc trưng phù hợp với cơ sở như: Tầng hầm, tầng trên cao, khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao…:

- Đối với cơ sở quy định tại Phụ lục IV Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (khoản 1 Điều 9 Thông tư số 149/2020/TT-BCA).

- Đối với cơ quy định tại Phụ lục III Nghị định số 136/2020/NĐ-CP: Tổ chức xây dựng, duyệt phương án và lập hồ sơ đề nghị cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở phê duyệt (Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc Công an cấp huyện).

6.1.2. Bổ sung, chỉnh lý phương án khi có thay đổi về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy và thực hiện thủ tục phê duyệt phương án theo quy định.

6.2. Xây dựng, chỉnh lý, bổ sung phương án CNCH

6.2.1. Xây dựng phương án CNCH của cơ sở theo mẫu và nội dung quy định, giả định được tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất, đặc trưng tại cơ sở; tổ chức phê duyệt phương án.

6.2.2. Bổ sung, chỉnh lý phương án khi có thay đổi về tính chất, đặc điểm sự cố, tai nạn có thể xảy ra và các điều kiện liên quan đến hoạt động CNCH.

6.3. Phổ biến và tổ chức thực tập phương án:

6.3.1. Tổ chức phổ biến phương án đã được phê duyệt cho đội PCCC cơ sở, CBCNV (thông qua các buổi tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ...);

6.3.2. Xây dựng kế hoạch (tham khảo Mẫu số 06), bảo đảm kinh phí và các điều kiện để tổ chức thực tập phương án.

- Việc thực tập phương án được tổ chức: Định kỳ ít nhất 01 lần/ 01 năm đối với phương án chữa cháy; ít nhất hai năm một lần đối với phương án CNCH; đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.

- Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập. Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

6.3.3. Sau khi kết thúc thực tập phải tổ chức rút kinh nghiệm và có báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án (tham khảo Mẫu số 08).

6.3.4. Quản lý, sử dụng phương án:

- Phương án chữa cháy, phương án CNCH, kế hoạch tổ chức thực tập phương án, báo cáo kết quả thực tập phương án của cơ sở được gửi đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở.

- Phương án, kế hoạch, báo cáo kết quả thực tập phương án lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

6.3.5. Tham gia thực tập phương án chữa cháy, phương án CNCH của cơ quan Công an đối với các cơ sở khác khi được huy động.

7. Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH (Căn cứ pháp lý: Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP)

7.1. Xây dựng kế hoạch (tham khảo Mẫu số 06), bảo đảm kinh phí và các điều kiện để tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý. Lưu ý:

- Về PCCC: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Về CNCH: Lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành và đối tượng khác theo yêu cầu (khoản 1 Điều 11 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP).

7.2. Đề nghị cơ quan Công an hoặc Cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ PCCC đã được xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC tổ chức huấn luyện. Trong đó:

- Trường hợp đề nghị cơ quan Công an huấn luyện: Lập hồ sơ đề nghị và gửi cơ quan Công an theo quy định tại điểm b khoản 5 và khoản 8 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Trường hợp đề nghị cơ sở huấn luyện: Lập hồ sơ đề nghị theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và gửi cơ sở.

7.3. Khi Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH của cá nhân thuộc phạm vi quản lý bị hư hỏng, mất, cơ sở hoặc cá nhân lập hồ sơ đề nghị cấp đổi, cấp lại Chứng nhận theo quy định tại khoản 6, 7 và khoản 8 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

7.4. Cập nhật, thống kê công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH (tham khảo Mẫu số 01); Quyết định cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ hoặc bản sao Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ được lưu trong hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC, CNCH của cơ sở.

8. Tổ chức chữa cháy, CNCH

8.1. Khi xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn thì người phát hiện phải nhanh chóng báo động cho mọi người xung quanh, lãnh đạo cơ sở biết để chữa cháy, CNCH và báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114; sử dụng phương tiện, thiết bị tại chỗ để chữa cháy, CNCH.

8.2. Người chỉ huy chữa cháy, CNCH: Đội trưởng đội PCCC cơ sở, chuyên ngành; người đứng đầu cơ sở (khi lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH chưa đến) có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở thực hiện các công việc sau:

- Hướng dẫn người trong khu vực cháy, nổ, sự cố, tai nạn di chuyển ra khu vực an toàn. Trường hợp, có người bị nạn, bị thương phải ưu tiên cứu người ra nơi an toàn.

- Cắt điện và triển khai lực lượng, phương tiện để chữa cháy, CNCH;

- Trường hợp lực lượng PCCC cơ sở đã hoàn thành việc chữa cháy, CNCH trước khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến, cơ sở phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH biết.

8.3. Khi lực lượng Cảnh sát PCCC đến hiện trường, người chỉ huy chữa cháy của cơ sở phải cung cấp thông tin, báo cáo tình hình và công tác tổ chức chữa cháy, CNCH của cơ sở. Khi đó lực lượng của cơ sở có trách nhiệm:

- Bố trí người phù hợp tham gia Ban Tham mưu chữa cháy khi có yêu cầu.

- Thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, CNCH theo phân công của chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC.

8.4. Báo cáo vụ cháy, nổ gửi Cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên (tham khảo Mẫu số 08).

9. Thực hiện một số quy định khác

9.1. Trách nhiệm PCCC trong đầu tư xây dựng

Trong quá trình hoạt động của cơ sở, khi thực hiện xây dựng mới hạng mục công trình; cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng hoặc tăng quy mô của cơ sở có ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn PCCC quy định tại Điều 11 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, phải thực hiện như sau:

9.1.1. Đối với công trình theo quy định tại Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Lập hồ sơ thiết kế về PCCC và trình cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt theo quy định (khoản 4, khoản 6 Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

- Tổ chức thi công, bảo đảm an toàn về PCCC đối với công trình xây dựng; tổ chức nghiệm thu về PCCC và gửi hồ sơ đề nghị kiểm tra nghiệm thu về PCCC đến cơ quan Cảnh sát PCCC đã thẩm duyệt trước đó (khoản 2, khoản 4 Điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).

9.1.2. Đối với công trình không thuộc Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP. Lập hồ sơ thiết kế về PCCC, tổ chức thẩm định, thi công và nghiệm thu về PCCC theo quy định.

9.2. Tổ chức thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH

9.2.1. Thực hiện các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH trước khi đưa cơ sở vào hoạt động và được duy trì trong suốt quá trình hoạt động. Trong đó:

- Cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC phải duy trì các điều kiện an toàn về PCCC và CNCH quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

- Cơ sở có phương tiện giao thông cơ giới thì các phương tiện phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 8 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ PCCC phải duy trì các điều kiện theo quy định tại Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: cơ sở có nhiều cơ quan, tổ chức cùng hoạt động thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện các điều kiện chung của cơ sở. Cơ quan, tổ chức hoạt động trong phạm vi một cơ sở phải bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC, CNCH thuộc phạm vi quản lý.

9.2.2. Lập hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động PCCC và CNCH của cơ sở bảo đảm thành phần, nội dung theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 149/2020/TT-BCA và Điều 9 Thông tư số 08/2018/TT-BCA và cập nhật, bổ sung thành phần hồ sơ theo quy định.

9.3. Thực hiện bảo dưỡng phương tiện PCCC, CNCH định kỳ theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BCA ngày 05/02/2021 (thay thế Thông tư số 52/2014/TT-BCA) và TCVN 3890 - 2009.

9.4. Thực hiện đo điện trở tiếp địa, chống sét định kỳ; kiểm định kỹ thuật thiết bị áp lực theo quy định (biên bản hoặc chứng nhận kết quả của đơn vị có chức năng theo quy định).

9.5. Có văn bản thông báo sự thay đổi, điều chỉnh đến cơ quan Công an trực tiếp quản lý cơ sở (tham khảo Mẫu số 08)./.

Phần II: HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỂU MẪU THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCCC VÀ CNCH CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CƠ SỞ

1. Thống kê công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC, CNCH

Mẫu số 01

……(1)……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THỐNG KÊ

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ VỀ PCCC, CNCH

…..…(2)…....

STT

Ngày, tháng, năm

Nội dung tuyên truyền, huấn luyện

Số lượng đối tượng tham gia

Kết quả tuyên truyền, huấn luyện

Số

Chứng nhận được cấp

Lực lượng PCCC tại cơ sở

Cán bộ quản lý, lãnh đạo

CBCNV

Đối tượng khác

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi kết quả thống kê công tác tuyên truyền, huấn luyện.

2. Quyết định thành lập Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành

Mẫu số 02

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở/chuyên ngành

………….………(2)………………….

- Căn cứ Luật PCCC năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC;

- Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC;

……………………………………………………………………….………………;

- Xét đề nghị của ………………………….………………………….………………,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập đội PCCC cơ sở/chuyên ngành của ….(1)……….., gồm ….. người, có tên theo danh sách đính kèm.

Điều 2. Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về PCCC, CNCH. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do Đội trưởng phân công;

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …… tháng …… năm ……..

Điều 4. ……….(3)……, Đội viên Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành (có tên trong danh sách) chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4 (để thực hiện);

- Lưu ….

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi rõ chức vụ của người đứng đầu cơ sở;

(3) Ghi rõ tên đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

DANH SÁCH ĐỘI PCCC CƠ SỞ/CHUYÊN NGÀNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số ............./QĐ-PCCC-.... ngày ............)

TT

Họ và tên

Nơi, khu vực làm việc (1)

Chức danh (2)

Ghi chú (3)

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ tên bộ phận, khu vực làm việc của thành viên Đội PCCC;

(2) Ghi rõ chức danh đội trưởng, đội phó, đội viên;

(3) Ghi thành viên thuộc tổ, đội PCCC tại các cơ sở quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; số điện thoại liên hệ.

3. Quyết định và quy chế hoạt động của Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành

Mẫu số 03

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế hoạt động của Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành

………….…(2)…………...

- Căn cứ Luật PCCC năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC;

- Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC;

…………………………………………………………………….………………………;

- Xét đề nghị của ………………………….……………………….……………......……,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở/chuyên ngành của ………………(1)……………..

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …… tháng …… năm…...

Điều 3. ……….(3)……, Đội viên Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Lưu ….

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi rõ chức vụ của người đứng đầu cơ sở;

(3) Ghi rõ tên cá nhân, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

Của Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành

(Ban hành kèm theo Quyết định số ............/QĐ-PCCC- ..... ngày ...../....../2020)

Điều 1. Nhiệm vụ của Đội PCCC cơ sở/chuyên ngành: .....(1)..............................

................................................................................................................................

Điều 2. Bố trí lực lượng PCCC cơ sở/chuyên ngành: …..…(2).............................

................................................................................................................................

Điều 3. Chế độ làm việc:…………………(3)…................................................…

……………………………………………………………………………………

Điều 4. Chế độ trực PCCC, CNCH:……………(4)………………............…......

……………………………………………………………………………………

Điều 5. Tổ chức chữa cháy, CNCH:……………(5)……………….....……….....

……………………………………………………………………………………

Điều 6. Quan hệ phối hợp với các bộ phận, đơn vị khác thuộc cơ sở:……(6).....

……………………………………………………………………………………

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1): Ghi rõ nhiệm vụ PCCC, CNCH của Đội PCCC theo quy định tại Điều 45 Luật PCCC, nhiệm vụ CNCH theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 83/2017/NĐ-CP, phù hợp với cơ sở;

(2): Ghi rõ về số lượng, biên chế Đội, tổ PCCC (khoản 3 Điều 31 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP);

(3): Ghi quy định về nhiệm vụ của Đội trưởng, đội phó, đội viên thuộc Đội, tổ PCCC;

(4): Ghi rõ quy định về công tác thường trực PCCCC, CNCH;

(5): Ghi rõ về trình tự tổ chức chữa cháy, CNCH;

(6): Ghi rõ về nhiệm vụ, công tác phối hợp giữa cách đơn vị.

4. Quyết định và phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC, CNCH

Mẫu số 04

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

QUYẾT ĐỊNH

Về phân công chức trách, nhiệm vụ PCCC, CNCH

………….(2)…………...

- Căn cứ Luật PCCC năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC;

- Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC;

……………………………………………………………………….……………………;

- Xét đề nghị của ………………………….……………………….……………......……,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phân công những người có tên theo danh sách đính kèm dưới đây thực hiện nhiệm vụ PCCC, CNCH tại ….(1)………...

Điều 2. Người thực hiện nhiệm vụ PCCC có trách nhiệm:…………………(3)……………....;

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …… tháng …… năm ……..

Điều 4. ……….(4)……, người có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 4 (để thực hiện);

- Lưu ….

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi rõ chức vụ của người đứng đầu cơ sở;

(3) Ghi rõ nhiệm vụ của người được phân công thực hiện công tác PCCC, CNCH;

(4) Ghi rõ tên cá nhân, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

DANH SÁCH NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PCCC, CNCH Của …… (1)……

(Ban hành kèm theo Quyết định số ............/QĐ-PCCC-.... ngày................)

TT

Họ và tên

Nơi, khu vực làm việc (1)

Ghi chú (2)

1

2

3

...

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi rõ tên bộ phận, khu vực làm việc của thành viên Đội PCCC;

(2) Ghi thông tin số điện thoại liên hệ.

5. Quyết định ban hành và nội quy PCCC, CNCH

Mẫu số 05

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Nội quy .............(2)

………(3)................

- Căn cứ Luật PCCC năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013;

- Căn cứ Nghị định số …./2020/NĐ-CP ngày …/…/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC;

- Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC;

…………………………………………………………….………………………;

- Xét đề nghị của ……………..…………….……………………………......……,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này Nội quy.............................(2).....................;

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …… tháng …… năm ……..

Điều 3: ..........(4)............và toàn thể CBCNV chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Như Điều 3 (để thực hiện);

- Lưu ….

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi nội quy về PCCC/CNCH/PCCC và CNCH;

(3) Ghi rõ chức vụ của người đứng đầu cơ sở;

(4) Ghi tên các đơn vi, cá nhân chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định này.

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

NỘI QUY...................................(2)

(Ban hành kèm theo Quyết định số .........................................)

Điều 1: Phòng cháy, chữa cháy/cứu nạn, cứu hộ là trách nhiệm của (nêu rõ đối tượng là cá nhân đang làm việc, sinh sống, khách đến liên hệ công tác...)

Điều 2: Quy định về sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; lắp đặt, sử dụng hệ thống thiết bị điện... (nêu rõ việc cấm tại khu vực nào thuộc hạng mục của cơ sở).

Điều 3: Quy định về việc xuất, nhập, sử dụng, bảo quản, sắp xếp vật tư, hàng hóa; bảo quản, sử dụng chất dễ cháy, nổ (nêu rõ yêu cầu bố trí, sắp xếp, những khu vực cấm phù hợp với loại hàng hóa, hóa chất có trong cơ sở....);

Điều 4: Cấm....................... (Ghi nội dung theo quy định tại Điều 13 Luật PCCC/ Điều 6 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phù hợp với khu vực, cơ sở....)

Điều 5: Thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị PCCC/CNCH định kỳ, duy trì hoạt động theo đúng chức năng.

Điều 6: Phải thực hiện ................... (Điều 14 Luật PCCC, khoản 1 Điều 13 Nghị định số 83/2014/NĐ-CP phù hợp với khu vực, cơ sở).

Điều ..........

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(Ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi nội quy về PCCC/CNCH/PCCC và CNCH

6. Kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ PCCC, CNCH của cơ sở

Mẫu số 06

….…(1)……

Số: ……./KH...

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……….., ngày tháng năm ….

KẾ HOẠCH

…………………………(2)………………………….

Căn cứ…………………............................(3).....................................................

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

…………………..………………………………………………………………………………………………………………………………………………….……….………………

II. NỘI DUNG

…………………..……………………(4)…………………………………………………………………………………………………………………………….……….……………

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

…………………………………………………………………………………………

Nơi nhận:

- Tên các đơn vị/cá nhân (để thực hiện);

- Lưu ….

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Ghi tên cơ sở;

(2) Ghi nội dung kế hoạch: Tuyên truyền, tập huấn nghiệp vụ PCCC,CNCH/Kiểm tra an toàn về PCCC, CNCH/thực tập phương án chữa cháy, CNCH…;

(3) Ghi căn cứ của pháp luật về PCCC, CNCH hoặc yêu cầu công tác PCCC, CNCH của cơ sở….;

(4) Ghi rõ đối tượng, nội dung, thời gian, địa điểm thực hiện;

7. Phiếu hoặc biên bản ghi nhận kết quả kiểm tra an toàn về PCCC, CNCH của cơ sở

Mẫu số 07

……(1)……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU GHI KẾT QUẢ KIỂM TRA

……………………….. (2)……………………………..

Hồi…… giờ …… ngày ... tháng ……. năm ........

Chúng tôi gồm:

- Ông/bà: ……………………………………….. Chức vụ: .................................

- Ông/bà: ………………..……………………….. Chức vụ: ...............................

- ..............................................................................................................................

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau:

TT

Khu vực được kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Kết quả

Ghi chú (3)

III. Kiến nghị

.........………………………………...……………………………………………

…………………………………………………………............……..........................................................................................................................................................................

NGƯỜI ĐẠI DIỆN KHU VỰC ĐƯỢC KIỂM TRA

(ký ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN ĐOÀN/NGƯỜI

KIỂM TRA

(ký ghi rõ họ, tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Kiểm tra an toàn về PCCC/CNCH/PCCC và CNCH;

(3) ghi rõ những thiếu sót, vi phạm và kiến nghị thời hạn thực hiện.

……(1)……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA

……………………….. (2)……………………………..

Hồi…… giờ …… ngày ... tháng ……. năm ........,

Chúng tôi gồm:

- Ông/bà: ……………………………………….. Chức vụ: .................................

- Ông/bà: ……………………………………….. Chức vụ: .................................

- ..............................................................................................................................

Đã tiến hành kiểm tra đối với:.....................................(3)......................................

Tình hình và kết quả kiểm tra như sau: (4) ...........................................................

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

III. Kết luận, kiến nghị

4.1. Kết luận: Ghi nhận kết quả thực hiện công tác PCCC và CNCH (những mặt đã làm được, chưa làm được).

4.2. Kiến nghị: Ghi rõ những thiếu sót, vi phạm và kiến nghị thời hạn thực hiện.

Biên bản được lập xong hồi .... giờ….. ngày ... tháng …… năm …….., gồm trang…… được lập thành ... bản, mỗi bên liên quan giữ 01 bản, đã đọc lại cho mọi người cùng nghe, công nhận đúng và nhất trí ký tên dưới đây.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN KHU VỰC ĐƯỢC KIỂM TRA

(ký ghi rõ họ, tên)

ĐẠI DIỆN ĐOÀN/NGƯỜI

KIỂM TRA

(ký ghi rõ họ, tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Kiểm tra an toàn về PCCC/CNCH/PCCC và CNCH;

(3) Khu vực trong cơ sở được kiểm tra;

(4) Ghi kết quả kiểm tra và nhận xét, đánh giá và kiến nghị, lưu ý:

1. Đối với việc kiểm tra hạng mục, dây chuyền công nghệ hoặc gian phòng, khu vực có tính chất nguy hiểm cháy, nổ cao (sản xuất, tồn chứa, sử dụng chất, hàng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có khả năng phát sinh cháy, nổ; chợ, TTTM...), sau mỗi ca làm việc, cần kiểm tra và ghi nhận các nội dung sau:

- Việc bảo đảm an toàn PCCC trong quản lý và sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất cháy, chất nổ, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt; việc sắp xếp, tồn chứa hóa chất dễ cháy, nổ.

- Duy trì điều kiện bảo đảm chữa cháy và thoát nạn của khu vực, gian phòng.

- Đối với hoạt động sản xuất: Yêu cầu về an toàn PCCC, CNCH khi khởi động, dừng hoạt động của dây chuyền công nghệ, các thiết bị có nguy cơ cháy, nổ cao; khu vực sản xuất, tồn chứa, sử dụng... chất, hàng có nguy hiểm về cháy, nổ; khu vực có nguy cơ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ; an toàn trong sử dụng các thiết bị điện, thiết bị sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; việc duy trì vệ sinh công nghiệp...

- Đối với hoạt động tồn chứa (kho chứa): Yêu cầu về an toàn PCCC khi xuất, nhập, bảo quản chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ; số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa được tồn chứa, sắp xếp hàng hóa trong các kho chứa, nơi tập kết hàng hóa, đặc biệt là khu vực tồn chứa hóa chất; an toàn trong sử dụng các thiết bị điện, thiết bị sinh lửa, nhiệt sau mỗi ca làm việc...

- Đối với văn phòng: Việc bảo đảm an toàn PCCC và CNCH trong bố trí mặt bằng của văn phòng, phòng họp, hội trường, kho chứa; sử dụng thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt...

- Đối với gara để xe: Có lưu giữ những phương tiện bị cấm hoặc vượt quá số lượng phương tiện, bố trí, sắp xếp phương tiện có đúng khu vực, vị trí được quy định không; duy trì điều kiện ngăn cháy lan, thông gió...

- Đối với khu vực tồn chứa, sử dụng khí đốt, sản phẩm dầu mỏ: Việc thực hiện quy trình đóng, mở, xuất, nhập, sử dụng trước và sau khi sử dụng; duy trì hoạt động của hệ thống cảnh báo hơi, khí..., hệ thống thiết bị điện, nhất là tại khu vực có yêu cầu phòng nổ, chống ẩm ướt; duy trì các giải pháp thông gió, chống tích tụ có nguy cơ hình thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ; việc sử dụng các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị thuộc danh mục cấm.

2. Đối với việc kiểm tra toàn diện các điều kiện an toàn về PCCC, cần kiểm tra và ghi nhận các nội dung sau:

- Việc duy trì các điều kiện đối với đường giao thông dành cho chữa cháy; khoảng cách an toàn PCCC giữa các hạng mục trong cơ sở; hệ thống, nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà.

- Việc duy trì các điều kiện về PCCC và CNCH đối với khu vực, hạng mục theo các nội dung sau: Mặt bằng, công năng sử dụng của khu vực, gian phòng; ngăn cháy lan, thoát nạn; trang bị và hoạt động của hệ thống, thiết bị PCCC, CNCH (hệ thống báo cháy tự động, các hệ thống chữa cháy, phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và đèn chỉ dẫn thoát nạn, hệ thống, thông gió, hút khói, điều áp...); yêu cầu an toàn đối với công nghệ sản xuất, hệ thống, thiết bị điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong quá trình hoạt động và nguồn điện cấp cho PCCC...; các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn. Lưu ý:

- Việc phân công lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành và phương tiện trực PCCC và CNCH; giả định tình huống theo phương án của cơ sở để kiểm tra khả năng xử lý khi có cháy, nổ, sự cố, tai nạn xảy ra (phát hiện, báo cháy, triển khai các hoạt động chữa cháy, CNCH…).

- Việc bảo đảm an toàn trong hàn cắt tại nơi có nguy cơ xảy ra cháy, nổ.

8. Báo cáo PCCC, CNCH của cơ sở

Mẫu số 08

................(1)................

Số: /……………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…...tháng …... năm 20.....

BÁO CÁO .........................................(2)................................................ Kính gửi: ...............(3)................................

Công ty/cơ sở ........... báo cáo.........(2)............... như sau:

I. Kết quả tổ chức thực hiện:

.................................................................(4)..............................................................

II. Kế hoạch thực hiện trong năm tới........................................................................

III. Kiến nghị của đơn vị đối với cơ quan quản lý (nếu có)......................................

Nơi nhận:

- Như trên;

- …………..….

LÃNH ĐẠO CƠ SỞ

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Tên cơ sở;

(2) Ghi nội dung báo cáo: Kết quả kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH định kỳ của cơ sở/kết quả thực tập phương án/báo cáo vụ cháy, nổ, sự cố tai nạn/báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn PCCC, CNCH…;

(3) Ghi tên cơ quan Công an nhận báo cáo;

(4) Ghi rõ nội dung:

- Kết quả kiểm tra an toàn về PCCC và CNCH định kỳ 6 tháng của người đứng đầu cơ sở;

- Kết quả thực tập phương án (Ngày, tháng, năm tổ chức thực tập; tình huống thực tập; lực lượng, phương tiện tham gia thực tập; đánh giá kết quả thực tập; kiến nghị đối với cơ quan Công an quản lý trực tiếp);

- Báo cáo vụ cháy, nổ, sự cố tai nạn (thời gian, địa điểm xảy ra, diễn biến tổ chức chữa cháy, CNCH (các lực lượng tham gia khắc phục sự cố, thời gian xử lý xong), thiệt hại (về người, tài sản), nguyên nhân, công tác xử lý sau vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn và biện pháp khắc phục);

- Báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn PCCC, CNCH (khu vực thay đổi về PCCC, CNCH; kết quả thực hiện việc thay đổi; kiến nghị đối với cơ quan Công an quản lý trực tiếp)….

Từ khóa » Nội Quy Pccc&cnch