Trái Dâu Tằm: Món ăn Ngon, Vị Thuốc Quý! | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Đặc biệt, hằng năm vào những ngày cuối xuân, đầu hè, là lúc vào mùa thu hoạch những trái dâu tằm chín rộ. Những trái dâu tím thẫm này là món ăn, thức uống và cũng là loại thuốc chữa bệnh quý hiếm thiên nhiên ban tặng cho con người…
Vài nét về cây dâu tằm
Dâu tằm, mạy môn, tầm tang, dâu trắng (white mulberry) có tên khoa học Morus alba L. Morus acidosa, họ Dâu, Moraceae. Có đến 24 loại dâu tằm, nhưng phổ biến nhất là ba loại trắng, đen và đỏ.
Dâu tằm được trồng chủ yếu ở châu Á và bắc Mỹ để lấy lá là nguồn thực phẩm duy nhất để nuôi tằm nhả tơ. Ở Việt Nam, dâu tằm được trồng khắp các vùng miền trên cả nước, nhiều nhất ở các tỉnh có nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa.
Toàn bộ cây dâu đều có thể sử dụng nhiều trong các bài thuốc: Lá dâu (tang diệp), Quả dâu (tang thầm), Rễ dâu (tang bạch), Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang tiêu phiêu), Cây ký sinh trên cây dâu ( tang ký sinh). Trong đó quả dâu (tang thầm) là phần có giá trị dinh dưỡng và dược liệu nhất.
Trái dâu tằm: món ăn ngon
Trái dâu tằm có thể ăn tươi, làm nước ép, ngâm rượu, làm trà, mứt, sấy khô, đóng hộp...
* Thành phần dinh dưỡng
Quả dâu tằm tươi đến 88% là nước, 9.4% carb, 1.7% chất xơ, 1.4% protein 0.4% chất béo. Khi khô, chúng chứa 70% carb, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo. Trái dâu tằm có nhiều carotene (tiền vitamin A), vitamin B1, vitamin C, vitamin E, vitamin K1, acid folic, acid folinicm, Kali, Sắt…
Đặc biệt, trái dâu tằm chứa khá nhiều polyphenol, alkaloid, flavonoid, isoquercetin, quercetin, …là những chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.
Những chất có tác dụng sinh dược học quan trọng trong dâu tằm gồm: anthocyanin, cyanidin làm trái dâu tằm có màu sắc đen, đỏ, tím, axit chlorogenic, rutin, myricetin..
* Cách ngâm xi-rô dâu
Quy trình chế biến xi-rô dâu tằm cũng đơn giản như các xi-rô trái cây khác: Chọn dâu tươi, không bầm dập; Rửa dâu tằm rửa sạch sẽ, để vào rá cho ráo nước; Cho vào bình thủy tinh và trộn với đường, một lớp dâu phủ một lớp đường theo tỷ lệ 2 dâu/ 1 đường; Nhằm tránh nước dâu bị lên men giấm, có thể cho một ít rượu gạo ngon để “sát trùng”; Để khoảng 1-2 ngày cho tan hết đường, lọc lấy nước; Đun sôi cho đến khi ra nước màu đỏ sền sệt, tỏa mùi thơm. Để nguội, chiết vào lọ cho vào tủ lạnh để dùng uống dần.
Vì trái dâu tằm có chứa một lượng đáng kể các chất hoạt tính sinh học có tác dụng dược lý lợi cho sức khỏe, dâu tằm đã được sử dụng trong cả Đông lẫn Tây y.
Các nghiên cứu thực nghiệm y, dược học trên động vật cho thấy trái dâu tằm có các tác dụng sau: giảm mỡ máu, giảm glucose máu, chống béo phì, bảo vệ gan (hepatoprotective), chống độc và stress oxy-hóa (protective against cytotoxicity and oxidative stress), bảo vệ tổn thương não.
Theo Đông y, quả dâu tằm có vị ngọt, tính bình là một vị thuốc thể chế biến thành nhiều món ăn, bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe như: Bồi bổ cơ thể, bổ thận, tráng dương, bổ máu, chống bạc tóc; Trợ tiêu hoá; Thông khí huyết, trợ tim mạch; Sáng mắt, trợ thị giác; Chống mất ngủ.
Như vậy, theo kinh nghiệm, bài thuốc dân gian cũng như những thực nghiệm khoa học, trái dâu tằm có những lợi ích sức khỏe sau:
1. Hỗ trợ tiêu hóa
Nhờ quả dâu tằm nhiều chất xơ hệ tiêu hóa được hỗ trợ, giảm nguy cơ táo bón, đầy hơi và co thắt… ruột.
2. Kiểm soát tốt mỡ, glucose máu
Nhờ nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, quả dâu tằm giúp ổn định đường, mỡ máu, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường.
3. Ổn định huyết áp, giảm bệnh tim mạch
Cũng như trái nho, dâu tằm có khá nhiều polyphenol đặc biệt là chất resveratrol. Đây là một chất chống oxy hóa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tim mạch nhất định: chống xơ vữa động mạch, chống đông máu, giảm huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra reveratrtol còn làm giảm cholesterol, glucose máu .. gián tiếp làm giảm nguy cơ tim mạch.
4. Tăng cường sức đề kháng, miễn dịch
Trái dâu tằm có hàm lượng cao các vitamin A, vitamin C và flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa cảm cúm, ho, cảm lạnh và nhiều bệnh khác..
5. Chống stress oxy-hóa
Dâu tằm giàu giàu vitamin, polyphenol, alkaloid, flavonoid, isoquercetin, quercetin, …là những chất chống oxy hóa rất tốt giúp cơ thể chống lại stress oxy-hóa. Khi các stress oxy-hóa bị ngăn chặn, quá trình lão hóa cũng được chậm lại, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cũng giảm đi.
Hai điều lưu ý
Tuy rất hiếm, nhưng quả dâu cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt quả dâu giập nát hư hỏng hay có dùng thuốc bảo vệ thực vật.
Trong nước quả dâu có chứa chất tanin nên tuyệt đối không tích trữ dâu tằm trong các dụng cụ chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... và nên chưng nấu, chứa đựng nước dâu với nồi tráng men, thủy tinh hoặc nồi đất.
TS.BS Trần Bá Thoại
Uỷ viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam
Từ khóa » Dâu Tằm Là Gi
-
Dâu Tằm Trắng
-
Quả Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Dâu Tằm Là Gì?Tìm Hiểu Về Cây Dâu Tằm Nổi Tiếng ở Việt Nam
-
Cây Dâu Tằm Và Những Tác Dụng Bất Ngờ - Thầy Thuốc Việt Nam
-
Dâu Tằm: Vị Thuốc Quý, Loại Quả Ngon Và Tác Dụng Trị Bệnh
-
Cây Dâu Tằm: Tác Dụng Dược Lý, Cách Dùng & Bài Thuốc
-
Dâu Tằm | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Quả Dâu Tằm: Loại Quả Ngon, Tốt Lành Cho Sức Khỏe - Hello Bacsi
-
Dâu Tằm: Loài Cây Cho Nhiều Vị Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả
-
Dâu Tằm Là Gì? Và Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì Trong Sức Khỏe Và Làm đẹp.
-
Dâu Tằm Tơ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Dâu Tằm Bổi Bổ Sức Khỏe, Hỗ Trợ Trị âm Huyết Hư Suy
-
12 Bài Thuốc Từ Cây Dâu Tằm
-
Họ Dâu Tằm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cây Dâu Tằm: Tiên Dược Trời Ban Không Phải Ai Cũng Biết
-
Quả Dâu Tằm Chua Chua Ngọt Ngọt Và Công Dụng Bất Ngờ Của Quả ...
-
Uống Nước Lá Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì?
-
Uống Nước Lá Dâu Tằm Có Tác Dụng Gì? - Thảo Dược An Quốc Thái