Trái Gấc - Bà Bán Phở

Trang

  • Trang chủ
  • Việt Nam!
  • Một vòng trái đất
  • Món ngon khó quên!
  • Vào bếp cùng Nguyên
  • Sống & Nghĩ
  • Sài Gòn - gì cũng có!

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Trái Gấc

Trái gấc chín có mày đỏ vàng rất đẹp (ảnh minh họa) Cây Gấc (danh pháp: Momordica cochinchinensis), là một loại cây có trái khá phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Gấc được tìm thấy từ miền Nam Trung Quốc đến Đông Bắc Úc, bao gồm Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Quả gấc được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Gấc là loài cây thân thảo dây leo thuộc chi Mướp đắng. Đây là một loại cây đơn tính khác gốc, tức là có cây cái và cây đực riêng biệt. Cây gấc leo khỏe, chiều dài có thể mọc đến 15 mét. Thân dây có tiết diện góc. Lá gấc nhẵn, thùy hình chân vịt phân ra từ 3 đến 5 dẻ, dài 8-18 cm. Hoa có hai loại: hoa cái và hoa đực. Cả hai có cánh hoa sắc vàng nhạt. Quả hình tròn, màu lá cây, khi chín chuyển sang màu đỏ cam, đường kính 15–20 cm. Vỏ gấc có gai rậm. Bổ ra mỗi quả thường có sáu múi. Thịt gấc màu đỏ cam. Hạt gấc màu nâu thẫm, hình dẹp, có khía. Gấc trổ hoa mùa hè sang mùa thu, đến mùa đông mới chín. Mỗi năm gấc chỉ thu hoạch được một mùa. Do vụ thu hoạch tương đối ngắn (vào khoảng tháng 12 hay tháng 1), nên gấc ít phổ biến hơn các loại quả khác. Gấc giàu các chất carotenoit và lycopene. Tại Việt Nam, thịt gấc được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu các loại xôi, gọi là xôi gấc. Vì sắc đỏ nên xôi gấc được chuộng trong những việc khao vọng, đình đám trong các dịp lễ tết hay cưới hỏi. Người ta dùng áo hạt (màng hạt) và hạt của nó đánh với một ít rượu để trộn lẫn với gạo nếp sau đó đem thổi thành xôi, giúp cho món xôi có màu đỏ và thay đổi hương vị. Xôi gấc rất ngon và bổ Lá gấc non thái chỉ còn được dùng như một loại gia vị không thể thiếu trong món củ niễng xào rươi, một món ăn đặc biệt ở miền Bắc. Gần đây, quả gấc đã bắt đầu được tiếp thị ra ngoài khu vực châu Á trong dạng nước ép trái cây bổ dưỡng, dầu gấc do nó có chứa hàm lượng tương đối cao các dinh dưỡng thực vật. Ngoài việc sử dụng trong ẩm thực, gấc còn được sử dụng trong y học tại Việt Nam. Màng hạt được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt, giúp tăng cường thị lực do nó là nguồn khá tốt để bổ sung vitamin A dưới dạng carotenoit. Phân tích hóa học của quả gấc cho thấy nó có hàm lượng cao của một số chất dinh dưỡng thực vật, điều này đã gây chú ý cho một số học giả Nhật Bản và phương Tây. Gấc đặc biệt giàu lycopene. Theo tỷ lệ khối lượng, nó chứa nhiều lycopene gấp 70 lần cà chua. Người ta cũng phát hiện thấy nó chứa beta-caroten nhiều gấp 10 lần cà rốt hoặc khoai lang. Ngoài ra, các carotenoit có mặt trong gấc liên kết với các axít béo mạch dài, tạo ra kết quả là nó có tính hoạt hóa sinh học cao hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy gấc chứa các loại protein có thể ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Hạt gấc còn có tên gọi khác là: mộc tất tử, thổ mộc miết, mộc biệt tử. Đông y gọi hạt gấc là "mộc miết tử" vì nó dẹt, hình gần như tròn, vỏ cứng, mép có răng cưa, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Theo các sách cổ, nhân hạt gấc vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và đại tràng, có tác dụng chữa mụn nhọt, tiêu thũng. Khoa học hiện đại nghiên cứu gấc bắt đầu vào năm 1941, hai nhà khoa học Guichard người Pháp và Bùi người Việt Nam và người dân địa phương tìm thấy một quả có tên gọi "trái cây từ trên trời". Sau thời gian nghiên cứu của hai nhà khoa học, những phát hiện gây sửng sốt gấc giàu lycopenee, β-carotene, vitamin C, vitamin E, axit béo rất cần thiết, cryptoxanthin và một loạt các khoáng chất, các chất dinh dưỡng có trong trái cây cao chưa từng có (Guichard, F.; Bui, DS La matière colorante du fruite du Momordica cochinchinensis Spr. Annales de l'École Supérieure de Médecine et de Pharmacie de l'Indochine 1941, 141, 42.). Tuy nhiên do chiến tranh và đóng cửa, nên những nghiên cứu về gấc chỉ những năm gần đây, đáng chú ý là công bố ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Nghiên cứu hiện đại cho biết trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipít (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,8% xenluloza, 6% nước, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng… Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các men photphotoba, invedaxa… Công dụng Trong dân gian, nhiều gia đình có thói quen để dành hạt gấc sống hoặc đã qua đồ xôi. Khi cần đến thì chặt đôi đem mài với ít rượu hoặc giấm thanh để bôi chỗ sưng tấy do mụn nhọt, sưng quai bị; bôi nhiều lần trong ngày, cứ khô lại bôi; rất mau khỏi. Có người giã nhân hạt gấc với một ít rượu, đắp lên chỗ vú sưng, đắp liên tục, ngày thay thuốc 1 lần, rất chóng khỏi. Để chữa trĩ, có thể dùng hạt gấc giã nát, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn để suốt đêm. Mỗi đêm đắp thuốc một lần. Hạt gấc được dùng trong những trường hợp ngã, bị thương, sang độc, phụ nữ sưng vú, hậu môn sưng thũng. Hạt gấc có thể dùng uống ngày 1 nhân nướng chín) nhưng chủ yếu là dùng bôi ngoài, không kể liều lượng. Một số ứng dụng khác Chữa chai chân (thường do dị vật găm vào da, gây sừng hóa các tế bào biểu bì ở một vùng của gan bàn chân, ảnh hưởng tới việc đi lại): Lấy nhân hạt gấc, giữ cả màng hạt, giã nát, thêm một ít rượu trắng 35-40 độ, bọc trong một cái túi nylon. Dán kín miệng túi, khoét một lỗ nhỏ rộng gần bằng chỗ chai chân, buộc vào nơi tổn thương, 2 ngày thay thuốc một lần. Băng liên tục cho đến khi chỗ chai chân rụng ra (khoảng 5-7 ngày sẽ có kết quả). Chữa sang chấn đụng giập trong những trường hợp bị ngã, bị thương, tụ máu: Dùng hạt gấc đốt vỏ ngoài cháy thành than (nhân bên trong chỉ vàng, chưa cháy), cho vào cối giã nhỏ, cứ khoảng 30-40 hạt thì cho 400-500 ml rượu vào ngâm để dự trữ dùng dần. Dùng rượu ngâm hạt gấc bôi vào chỗ sang chấn, có tác dụng tốt gần như mật gấu. Ở Việt Nam, xôi gấc được cho là xôi quý nên mới có câu: "Ăn mày mà đòi xôi gấc", chỉ những người đòi hỏi những thứ mà mình không xứng đáng để có.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)
  • Giới thiệu blog
  • Youtube - Bà bán phở
  • Ảnh & Bình luận
  • Rau, củ, quả
  • Phở Hai Thiền
  • Giao lưu

Đọc nhiều trong tuần

  • Mời bạn bè xem phim của chị mình: GIẤC MƠ MỸ
  • Tesla: xe điện hay xe công nghệ?
  • Đũa Buông: càng dùng lâu càng bóng đẹp
  • Đi xe đò "Hoàng" ở Mỹ
  • Ga Đà Lạt & huyền thoại về tuyến đường sắt răng cưa Tháp Chàm - Đà Lạt
  • Suy nghĩ về nước Mỹ: Những ấn tượng đầu tiên khó quên khi lần đầu tiên đặt chân đến Mỹ
  • Kể chuyện đi chặt cây thông đem về trang trí Noel ở Mỹ
  • Thưởng thức cơm tấm Thuận Kiều 10 món ở Cali ngày giáp Tết
  • 18
  • Nhà hàng phở thời 4.0: order bằng iPad, phở dâng tận bàn qua ... băng chuyền

Lượt xem (từ tháng 5/2017)

bà bán phở Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Từ khóa » Gấc Khô Hai Thiền