Trái Phiếu Doanh Nghiệp Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và Lợi ích | Timo
Có thể bạn quan tâm
Trái phiếu doanh nghiệplà một thuật ngữ phổ biến khi tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Đây là một kênh đầu tư khá phổ biến vì có lãi suất cao, tuy nhiên cũng có không ít rủi ro. Vậy để tìm hiểu chi tiết về trái phiếu doanh nghiệp là gì và cách để đầu tư an toàn hơn, hãy theo dõi bài biết dưới đây của ngân hàng số Timo. Xem ngay nhé!
Tìm hiểu thêm: Đầu tư trái phiếu là gì?
Menu Xem nhanh 1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì? 2. Phân loại trái phiếu doanh nghiệp 3. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp 4. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có lợi ích gì? 5. So sánh trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi 6. Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng TimoTrái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán được phát hành bởi doanh nghiệp dưới dạng bút toán ghi nợ và và chứng chỉ. Khi bạn mua trái phiếu của một doanh nghiệp, thì bạn đang là chủ nợ của họ. Vì vậy khi đến kỳ hạn, doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán cả lãi và gốc theo quy định cho các nhà đầu tư trái phiếu.
Xem thêm: Trái phiếu chính phủ là gì?
Phân loại trái phiếu doanh nghiệp
Hiện nay có 2 loại trái phiếu doanh nghiệp phổ biến, cụ thể sau đây:
- Trái phiếu niêm yết: Là trái phiếu được đăng ký và lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán. Trái phiếu loại này được giao dịch rộng rãi trên các sàn chứng khoán tập trung (HNX và HSX). Quá trình giao dịch phải tuân theo quy định của Sở Giao dịch Chứng khoán niêm yết.
- Trái phiếu OTC: Còn được gọi là trái phiếu phi tập trung, và được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch sẽ được tiến hành giữa các nhà đầu tư theo nguyên tắc “thuận mua, vừa bán”, sẽ không bị ràng buộc bởi các chính sách pháp lý.
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Việc tìm hiểu về trái phiếu trước khi bắt đầu đầu tư là một bước rất quan trọng. Điều này giúp bạn hiểu rõ về bản chất của nó, cũng như lựa chọn được những điều phù hợp với nhu cầu bản thân. Bạn có thể tham khảo những đặc điểm sau đây để biết rõ hơn về trái phiếu doanh nghiệp.
Đặc điểm | Trái phiếu doanh nghiệp |
Kỳ hạn của trái phiếu | Kỳ hạn của trái phiếu sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp. |
Số lượng phát hành trái phiếu | Do doanh nghiệp quyết định tùy vào nhu cầu về vốn và khả năng huy động của thị trường. |
Đồng tiền phát hành trái phiếu | – Trong nước: VNĐ.– Ngoài nước: Đồng tiền phát hành dựa trên quy định của thị trường phát hành.– Đồng tiền phát hành sẽ được sử dụng trong thanh toán gốc, lãi trái phiếu. |
Mệnh giá của trái phiếu | – Trong nước: Mệnh giá là 100.000 đồng hoặc bội số của 100.000 đồng Việt Nam.– Ngoài nước: Mệnh giá trái phiếu được thực hiện dựa trên quy định của thị trường phát hành. |
Hình thức phát hành trái phiếu | – Được phát hành dưới hình thức bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử.– Cụ thể phát hành theo hình thức nào sẽ tùy vào quyết định của doanh nghiệp trong mỗi đợi phát hành. |
Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu | – Có thể xác định lãi suất danh nghĩa theo các hình thức như: lãi suất thả nổi, lãi suất cố định, hoặc kết hợp cả hai.– Nếu doanh nghiệp phát hành theo lãi suất thả nổi, thì phải đưa ra cơ sở tham chiếu và công bố thông tin đó cho nhà đầu tư.– Lãi suất danh nghĩa sẽ tùy vào quyết định của doanh nghiệp, để phù hợp với tình hình tài chính công ty và khả năng thanh toán nợ trái phiếu. Ngoài ra còn phải tuân thủ quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. |
Loại hình của trái phiếu | – Trái phiếu không chuyển đổi bao gồm: trái phiếu không có bảo đảm, trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không kèm theo chứng quyền, trái phiếu có kèm theo chứng quyền.– Trái phiếu chuyển đổi: tương tự như trái phiếu không chuyển đối. |
Quyền lợi của chủ sở hữu trái phiếu | – Được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn.– Được quyền chuyển nhượng, thừa kế, dùng làm tài sản, cho, để lại trái phiếu. |
Xem thêm: Mua trái phiếu ngân hàng có an toàn không?
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp có lợi ích gì?
Hiện nay, trái phiếu doanh nghiệp được khá nhiều người chọn là nơi gửi gắm tiền, vì những lợi ích nó mang đến cho các nhà đầu tư cũng không thua kém so với trái phiếu chính phủ hay ngân hàng. Dưới đây là một số ích lợi mà trái phiếu doanh nghiệp mang lại:
- Lãi suất nhận được hàng tháng cao hơn so với khi gửi tiết kiệm.
- Mức độ rủi ro thấp hơn cổ phiếu. Vì trong trường hợp chẳng may công ty bị phá sản, thì doanh nghiệp sẽ ưu tiên thanh toán nợ cho các nhà đầu tư trái phiếu trước, sau đó mới tới các cổ đông.
- Có thể mua đi bán lại với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.
- Có thể thanh toán lãi suất định kỳ để tái đầu tư.
- Nếu giá trái phiếu tăng, lãi suất sẽ có thể được thêm vào giá vốn.
So sánh trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi
Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi. Bạn cần hiểu cụ thể và phân biệt giữa 3 cách thức này, để lựa chọn hướng đi phù hợp với nhu cầu và mục đích đầu tư của bản thân.
Theo dõi bảng so sánh sau đây của Timo để biết rõ hơn:
Đặc điểm | Trái phiếu doanh nghiệp | Cổ phiếu | Tiền gửi |
Vai trò nhà đầu tư | Trái chủ | Cổ đông | Người gửi tiền |
Lợi nhuận | Lãi suất được biết trước, theo quy định của doanh nghiệp phát hành trái phiếu | Tùy vào sự biến động giá của cổ phiếu | Lãi suất cố định được biết trước |
Rủi ro cụ thể | Doanh nghiệp không trả nợ | Cổ phiếu mất giá | Ngân hàng phá sản |
Khả năng chuyển nhượng | Có, mức độ tùy vào từng loại cụ thể | Cao | Rất thấp |
Kỳ hạn | Dài từ 2-10 năm | Không có | Thường dưới 1 năm |
Khả năng bảo toàn vốn | Trung bình | Thấp | Cao |
Cách rút tiền đầu tư | Nhận lãi định kỳ, nhận gốc khi đáo hạn | Bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp | Nhận cả gốc và lãi khi đáo hạn |
Yếu tố bạn cần quan tâm khi đầu tư | Lựa chọn doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ổn định, đảm bảo trả đủ nợ | Lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng phát triển cao | Lựa chọn ngân hàng có mức lãi phù hợp |
Ở bài viết này, Timo đã cung cấp cho các bạn những thông tin về trái phiếu doanh nghiệp và phân biệt với cổ phiếu, tiền gửi. Trước khi đầu tư, bạn cần tìm hiểu rõ hơn để tránh những sai sót, bối rối. Nếu bạn chưa có thời gian và kiến thức sâu rộng, thì có thể tham khảo đầu tư Quỹ mở trái phiếu VinaCapital. Tại đây có các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm thực hiện nghiên cứu thị trường, để đảm bảo lợi nhuận và an toàn cho khách hàng.
Cụ thể bạn có thể tham khảo một số quỹ mở như sau:
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tiếp cận Thị trường Việt Nam (VESAF).
- Quỹ Đầu tư Cân bằng Tuệ sáng (VIBF).
- Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Hưng Thịnh (VEOF).
- Quỹ Đầu tư Trái phiếu Bảo Thịnh (VFF).
Tham khảo hiệu quả hoạt động của các Quỹ mở do VinaCapital quản lý sau đây:
Tại ngày 02-12-2021 | Lợi nhuận từ đầu năm (2021) (%) | Lợi nhuận 1 năm (%) | Lợi nhuận trung bình 3 năm (%) | Lợi nhuận trung bình 5 năm (%) | Lợi nhuận trung bình từ ngày thành lập (%) |
VFF (Thành lập ngày 01-04-2013) | 6,8 | 7,1 | 7,0 | 7,3 | 7,6 |
VIBF (Thành lập ngày 02-07-2019) | 37,0 | 42,4 | – | – | 19,6 |
VEOF (Thành lập 01-07-2014) | 57,0 | 69,2 | 24,2 | 17,2 | 14,1 |
VESAF (Thành lập ngày 18-04-2017) | 68,0 | 83,2 | 31,1 | – | 23,2 |
Xem chi tiết tại Đầu tư tích lũy VinaCapital.
Tải app Timo Digital Bank trên App Store hoặc Google Play để có thể đầu tư tiện lợi và được xét duyệt nhanh chóng vào các quỹ mở do VinaCapital quản lý!
Đầu tư tích lũy VinaCapital Gia tăng thu nhập cùng Timo
Quỹ đầu tư uy tín, chất lượng dịch vụ hàng đầu. Đầu tư an toàn, đa dạng hóa rủi ro. Được hỗ trợ gần như hoàn toàn bởi các chuyên gia quản lí quỹ. Các giải pháp đầu tư hấp dẫn với giá trị đầu tư tối thiểu chỉ 2 triệu VNĐ.
ĐẦU TƯ SỚM, LỢI ÍCH LỚN!Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp được Phát Hành Trái Phiếu
-
Doanh Nghiệp Phát Hành Trái Phiếu Như Thế Nào?
-
Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp: 6 điều Kiện Và 6 Lưu ý
-
Trái Phiếu Doanh Nghiệp Là Gì ? Quy định Pháp Luật ... - Luật LawKey
-
Trài Phiếu Doanh Nghiệp Là Gì? Những Quy định Về Trái Phiếu?
-
Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Quyền Phát Hành Trái Phiếu Hay Không?
-
Thủ Tục Phát Hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp - Công Ty Luật Việt An
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam - Tư Vấn Pháp Luật Doanh ...
-
Trái Phiếu Là Gì? Đối Tượng, điều Kiện, Hình Thức Phát Hành Trái Phiếu ...
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp ở Việt Nam Hiện Nay
-
Tư Vấn Doanh Nghiệp Nào được Phát Hành Trái Phiếu Ra Thị Trường?
-
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Có được Phát Hành Trái Phiếu Hay ...
-
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn được Phát Hành Cổ Phiếu Không?
-
Trái Phiếu Doanh Nghiệp Là Gì? Đặc điểm Của Trái ... - Luật Minh Khuê
-
Các Loại Hình Doanh Nghiệp Hợp Pháp ở Việt Nam Hiện Nay