Trái Phiếu Nước Ngoài (Foreign Bond) Là Gì? Rủi Ro Khi đầu Tư Vào ...
Có thể bạn quan tâm
Hình minh họa. Nguồn: Icollector.com
Trái phiếu nước ngoài
Khái niệm
Trái phiếu nước ngoài trong tiếng Anh là Foreign Bond.
Trái phiếu nước ngoài là phương tiện huy động vốn được phát hành tại thị trường trái phiếu nội địa bởi một chủ thể nước ngoài bằng tiền tệ của nước sở tại.
Đối với các công ty nước ngoài có nhiều hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa, việc phát hành trái phiếu nước ngoài, chẳng hạn như trái phiếu Bulinois, trái phiếu Matilda và trái phiếu Samurai là một thông lệ thường thấy.
Các nhà đầu tư vào trái phiếu nước ngoài thường là người dân của nước sở tại, các nhà đầu tư này thường thấy trái phiếu nước ngoài hấp dẫn do họ có thể thêm yếu tố nước ngoài vào danh mục đầu tư mà không cần đến thị trường hối đoái.
Rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu nước ngoài
Đầu tư vào trái phiếu nước ngoài có nhiều rủi ro hơn trái phiếu trong nước, vì vậy trái phiếu nước ngoài thường có lợi suất cao hơn.
Sở hữu trái phiếu nước ngoài đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro lãi suất. Khi lãi suất tăng, giá thị trường hay giá trị bán lại của trái phiếu giảm.
Ví dụ, giả sử một nhà đầu tư sở hữu trái phiếu 10 năm chỉ trả 4% khi lãi suất đã tăng lên 5%. Trong trường hợp này, rất ít nhà đầu tư muốn mua trái phiếu này trừ phi có khoản giảm giá để bù đắp chênh lệch lợi nhuận so với lãi suất.
Trái phiếu nước ngoài cũng có rủi ro lạm phát. Khi mua trái phiếu với lãi suất định sẵn thì giá trị thực của trái phiếu được xác định bằng cách trừ mức lạm phát từ lợi suất.
Nếu một nhà đầu tư mua một trái phiếu với lãi suất 5% trong thời gian lạm phát là 2%, thì lợi nhuận thực tế của nhà đầu tư là 3%.
Rủi ro tiền tệ cũng là một vấn đề của trái phiếu nước ngoài. Khi thu nhập từ trái phiếu mang lại 7% bằng tiền châu Âu được chuyển thành đô la, tỉ giá hối đoái có thể làm giảm lợi suất xuống 2%.
Đối với rủi ro chính trị, các nhà đầu tư nên xem xét mức độ ổn định của chính phủ phát hành trái phiếu, các cơ sở pháp lí liên quan đến việc phát hành trái phiếu, cách thức hệ thống pháp luật vận hành và các yếu tố khác trước khi ra quyết định đầu tư.
Trái phiếu nước ngoài còn có rủi ro trả nợ do quốc gia phát hành trái phiếu có thể không có đủ tiền để thực hiện các nghĩa vụ nợ, vì vậy nhà đầu tư có thể sẽ mất một phần hoặc toàn bộ tiền gốc và tiền lãi.
Ví dụ về Trái phiếu nước ngoài
- Trái phiếu Bulldog là trái phiếu được phát hành tại Vương quốc Anh bằng đồng bảng Anh bởi một ngân hàng hoặc một công ty nước ngoài.
Các tập đoàn nước ngoài thường gây quĩ ở Vương quốc Anh bằng cách phát hành trái phiếu bulldog khi lãi suất ở Vương quốc Anh thấp hơn so với quốc gia của tập đoàn đó.
- Trái phiếu Matilda là trái phiếu được phát hành tại thị trường Úc bởi một công ty không thuộc Úc.
- Trái phiếu Samurai là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành ở Nhật Bản bởi một công ty không thuộc Nhật Bản.
Vào tháng 5 năm 2016, ngân hàng Pháp Soce Generale SA đã bán 1,1 tỉ đô la trái phiếu samurai gồm cả trái phiếu cao cấp và trái phiếu thứ cấp với thời gian đáo hạn là 7 năm.
(Theo Investopedia)
Từ khóa » Ví Dụ Về Thị Trường Trái Phiếu Nước Ngoài
-
Trái Phiếu Nước Ngoài Là Gì? Phân Biệt Với Trái Phiếu Nội địa?
-
Thị Trường Trái Phiếu Quốc Tế Là Gì? Phân Loại Và đặc điểm?
-
Thị Trường Trái Phiếu Nước Ngoài (Foreign Bond Market) Là Gì? Phân ...
-
[PDF] BÀI 5 THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ - Topica
-
Tổng Quan Thị Trường Trái Phiếu - Kho Bạc Nhà Nước
-
Trái Phiếu Nước Ngoài Là Gì
-
Mua Bán Lẻ Trái Phiếu Chính Phủ (Retail Bond) - Sacombank
-
Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu Doanh Nghiệp Theo Hướng Bền Vững
-
Kinh Nghiệm Quốc Tế Và Những Vấn đề đặt Ra Cho Thị Trường Trái ...
-
Phát Triển Thị Trường Trái Phiếu, Hướng Tới Hệ Thống Tài Chính Cân ...
-
Trái Phiếu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Năng Lực Tiếp Cận Vốn Doanh Nghiệp Việt Nam Trên Thị Trường Trái ...
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
-
In Bài Viết - Ngân Hàng Nhà Nước