Trầm Cảm - Căn Bệnh Của Thời đại 4.0

  • Trang nhất
  • Giới thiệu
  • Tin Tức
  • Nghiên cứu khoa học
  • Quản lý chất lượng
  • Danh mục DVKT
  • Công Tác Xã Hội
  • Cảm nhận
  • Khoa Phòng
  • Viện Phí
  • Liên hệ
  • Hướng Dẫn KCB
  • Trang nhất
  • Tin tức bệnh viện
Trầm cảm - căn bệnh của thời đại 4.0 Thứ hai - 10/02/2020 07:00 Ngày 14/10/2019 cả giới giải trí Châu Á rúng động vì thông tin nữ thần tượng xứ Hàn Suli (tên thật là Choi Jin Ri) đã tự sát tại nhà riêng. Được biết Suli đang mắc căn bệnh trầm cảm. Điều này khiến các fan của cô không khỏi tiếc nuối. Sau đó không lâu, các fan hâm mộ nền giải trí Châu Á nói chung và Hàn Quốc nói riêng lại thêm một lần bàng quàng khi truyền thông nước này đưa tin nữ diễn viên Goo Hara tự sát tại nhà riêng và cô cũng đang mắc căn bệnh trầm cảm. Cả hai nữ thần tượng điều tự sát khi mắc chứng bệnh trầm cảm và họ là đại diện cho rất nhiều người đang mang trong mình căn bệnh trầm cảm, căn bệnh của thời đại mới, thời đại 4.0. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, 7,6% người trên 12 tuổi mắc bệnh trầm cảm, theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật, họ ước tính rằng khoảng 350 triệu người bị ảnh hưởng bởi trầm cảm trên toàn cầu (trong đó những người ở độ tuổi thanh thiếu niên chiếm khoảng 40 %). Ở Việt Nam, nghiên cứu của viện sức khỏe tâm thần có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần , trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Các số liệu trên đã dấy lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này. Vậy căn bệnh trầm cảm này là gì mà lại đáng sợ đến thế? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé: 1. Thế nào là trầm cảm? Là tình trạng bệnh lý làm suy giảm khả năng nhận biết và vận động của con người ; đặc trưng bởi khí sắc trầm , mất quan tâm hứng thú với các công việc hay sở thích trước đây và giảm năng lượng hoạt động. Đôi khi xa lánh người thân, bạn bè hoặc thậm chí nghĩ đến viêc tự sát 2. Nguyên nhân của trầm cảm : theo các chuyên gia , bệnh do 2 nguyên nhân chính là nội sinh và ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh: nguyên nhân từ bên trong ( như nhân cách rụt rè, kín đáo, sống nội tâm ) hoặc do gen di truyền. Nguyên nhân ngoại sinh: chiếm khoảng 60-70 % về kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, nghiện game, nghiện chất… ( ví dụ như mất việc, làm ăn thua lỗ, di cư từ nên văn hóa này sang nền văn hóa khác, thất tình, ly thân, gia đình không yên ấm hạnh phúc, sang chấn tâm lý, áp lực thi cử…) 3. Các triệu chứng khi mắc bệnh trầm cảm: Theo ICD 10 ( Phân loại quốc tế về bệnh tật ) thì trầm cảm có các nhóm triệu chứng sau và thời gian các triệu chứng xuất hiện là 2 tuần. Triệu chứng chủ yếu : 3 triệu chứng Khí sắc trầm, buồn. Mất quan tâm, hứng thú với các sở thích và hoạt động trước đây. Giảm năng lượng, giảm hoạt động , người bệnh thường mệt mỏi, không muốn làm gì cả ,thường vào buổi sáng Triệu chứng thứ yếu: 7 triệu chứng Giảm tập trung, do dự không quyết đoán, khó đưa ra quyết định khi làm một điều gì đó. Giảm tự trọng và lòng tự tin. Nhìn tương lai , bi quan và ảm đạm. Ý nghĩ tự buộc tội , thấy bản thân là gánh nặng của gia đình, của xã hội. Có ý định và hành vi tự sát. Rối loạn giấc ngủ. Rối loạn hành vi ăn uống. 4. Phân loại trầm cảm: Trầm cảm nhẹ : Tiêu chuẩn xác định: có 2 trong số 3 triệu chứng chủ yếu và cộng với 2 trong 7 triệu chứng phổ biến khác. Thời gian tối thiểu phải 2 tuần. Không có hoặc có ít triệu chứng cơ thể mức độ nhẹ. Trầm cảm trung bình: Có 2 trong 3 triệu chứng chủ yếu cộng với 3 hoặc 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác. Có 2 – 3 triệu chứng cơ thể mức độ vừa.Thời gian tối thiểu là 2 tuần và có nhiều khó khăn trong hoạt động xã hội, nghề nghiệp và công việc gia đình. Cũng có thể có hoặc không có các triệu chứng cơ thể. Trầm cảm nặng: Buồn chán, chậm chạp nặng hoặc kích động trầm cảm. Mất tự tin hoặc cảm thấy vô dụng hoặc có tội lỗi. Có thể có hành vi tự sát.Tiêu chuẩn xác định: có cả 3 trong 3 triệu chứng chủ yếu cộng với ít nhất 4 trong 7 triệu chứng phổ biến khác và một số phải đặc biệt nặng.Thời gian ít nhất 2 tuần.Người bệnh ít khả năng tiếp tục được công việc xã hội, nghề nghiệp hoặc công việc gia đình. 5. Khi xuất hiện các triệu chứng trầm cảm thì nên làm gì ? Không được chủ quan, xem nhẹ độ nặng của bệnh , nên thông báo cho bạn bè, người thân biết về tình trạng bệnh. Hạn chế thu rút, sống một mình để tránh làm cho tình trạng bệnh nặng lên , người nhà phải động viên, trấn an tinh thần cho người bệnh. Đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị đúng lúc. 6. Các phương pháp điều trị trầm cảm: Điều trị bằng thuốc: hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc chống trầm cảm, thuốc điều chỉnh khí sắc dựa trên cơ chế bệnh sinh theo từng trường hợp bệnh cụ thể do các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kê toa mạng lại hiệu quả rất tốt tỉ lệ khỏi bệnh cao, ít tái phát, ít tác dụng phụ. Điều trị bằng tâm lý liệu pháp kết hợp với các liệu pháp phục hồi chức năng tùy theo các cơ sở y tế hiện có. Điều trị bằng vật lý trị liệu: sốc điện, châm cứu, xoa bóp giúp bệnh nhân giảm căng thẳng. 7. Phòng ngừa bệnh trầm cảm: khó hay dễ? Đối với một số sang chấn tâm lý không thể lường trước được như mất đi người thân, phá sản người thân hay bạn bè quan tâm, gần gũi, giúp đỡ và chia sẻ lấy lại niềm tin cho người bệnh, giúp cho người bệnh có tinh thần thoải mái cũng như động lực để vượt qua các sang chấn tâm lý đó. Tránh các sang chấn tâm lý: gạt bỏ áp lực trong cuộc sống nếu có thể, giữ tinh thần và lối sống thoải mái. Đối với những người có biểu hiện trầm cảm cần theo dõi giám sát người bệnh vì người bệnh có thể có hành vi tự sát bất kì lúc nào, cũng như theo dõi diễn tiến của bệnh. Đưa đến khám bệnh chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán bệnh kịp thời và điều trị đúng với phác đồ.

Tác giả bài viết: BS.Phan Đăng Khoa

Nguồn tin: ICD 10 ( Phân loại quốc tế về bệnh tật )

Những tin mới hơn

  • Thông báo mời thầu (28/07/2020)
  • Hành trình chinh phục trái tim (03/08/2020)
  • Đại hội chi hội điều dưỡng bệnh viện Tâm thần (17/08/2020)
  • Hướng dẫn điều trị Stress sau sang chấn (PTSD) ở trẻ em (27/08/2020)
  • Giữ vững tâm lý trước những biến cố (17/07/2020)
  • Phục hồi chức năng tâm thần cho bệnh nhân (16/06/2020)
  • Áp dụng mô hình trị liệu đa mô thức cho bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện (06/04/2020)
  • Tổ chức hoạt động kỷ niệm 130 năm sinh nhật Bác Hồ (05/06/2020)
  • Tập huấn công tác xã hội với người khuyết tật cho nhân viên Bệnh viện (09/06/2020)
  • Triển khai các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (14/02/2020)

Những tin cũ hơn

  • Hoạt động trị liệu cho bệnh nhân nội trú (30/01/2020)
  • Hội nghị cán bộ công viên chức năm 2020 (10/01/2020)
  • Thông báo mời thầu "Cung cấp lương thực, thực phẩm cho bệnh nhân" (25/12/2019)
  • Thông báo về việc xét tuyển viên chức năm 2019 (18/12/2019)
  • Lịch trực tuần 50 từ 09/12/2019 đến 15/12/2019 (13/12/2019)
  • Thông báo mời thầu cho thuê đất giữ xe và căn tin bệnh viện (04/12/2019)
  • Lịch trực tuần 49 từ 02/12/2019 đến 08/12/2019 (02/12/2019)
  • Lịch trực tuần 48 từ 25/11/2019 đến 041/12/2019 (25/11/2019)
  • Lịch trực tuần 47 từ 18/11/2019 đến 24/11/2019 (18/11/2019)
  • Lịch trực tuần 46 từ 11/11/2019 đến 17/11/2019 (11/11/2019)
Tin mới nhất
  • Hội thi Điều dưỡng - Kỹ thuật viên giỏi  bệnh viện Tâm thần Bến Tre năm 2024 Hội thi Điều dưỡng - Kỹ thuật viên giỏi bệnh viện Tâm thần Bến Tre năm 2024
  • Tổ chức Họp mặt kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024) cho công đoàn viên nữ Bệnh viện Tâm thần Tổ chức Họp mặt kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024) cho công đoàn viên nữ Bệnh viện Tâm thần
  • Đại hội đại biểu Chi hội Điều dưỡng  bệnh viện Tâm thần Bến Tre nhiệm kỳ 2025-2027 Đại hội đại biểu Chi hội Điều dưỡng bệnh viện Tâm thần Bến Tre nhiệm kỳ 2025-2027
  • THÔNG BÁO Về việc mời chào giá Tư vấn thẩm định Hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuốc thuộc Dự toán mua sắm: Mua thuốc sử dụng  năm 2025 của Bệnh viện Tâm thần Bến Tre trong thời gian  chưa có kết quả đấu thầu tập THÔNG BÁO Về việc mời chào giá Tư vấn thẩm định Hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuốc thuộc Dự toán mua sắm: Mua thuốc sử dụng năm 2025 của Bệnh viện Tâm thần Bến Tre trong thời gian chưa có kết quả đấu thầu tập
  • THÔNG BÁO V/v mời chào giá Tư vấn lựa chọn nhà thầu (Bên Mời thầu) đối với các gói thầu thuốc thuộc Dự toán mua sắm: Mua thuốc sử dụng năm 2025 của Bệnh viện Tâm thần Bến Tre trong thời gian chưa có kết quả đấu thầu tập trung cấp THÔNG BÁO V/v mời chào giá Tư vấn lựa chọn nhà thầu (Bên Mời thầu) đối với các gói thầu thuốc thuộc Dự toán mua sắm: Mua thuốc sử dụng năm 2025 của Bệnh viện Tâm thần Bến Tre trong thời gian chưa có kết quả đấu thầu tập trung cấp
Thư viện ảnh Anh hoat dong Tin xem nhiều
  • Ám ảnh xã hội là gì? Ám ảnh xã hội là gì?
  • Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì ? Rối loạn nhân cách ái kỷ là gì ?
  • Rối loạn hoảng sợ là gì? Rối loạn hoảng sợ là gì?
  • THÔNG BÁO: Về việc khám cấp giấy xác nhận THÔNG BÁO: Về việc khám cấp giấy xác nhận
  • Rối loạn lo âu do chia ly ở trẻ là gì ? Rối loạn lo âu do chia ly ở trẻ là gì ?
  • Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
  • Sức khoẻ tâm thần và những kỳ thị Sức khoẻ tâm thần và những kỳ thị
  • Hội nghị cán bộ viên chức Bệnh viện tâm thần bến tre năm 2024 Hội nghị cán bộ viên chức Bệnh viện tâm thần bến tre năm 2024
  • Chương trình công tác xã hội năm 2024 tại Bệnh viện Tâm thần Chương trình công tác xã hội năm 2024 tại Bệnh viện Tâm thần
  • Cách gọi tên và nhận diện cảm xúc Cách gọi tên và nhận diện cảm xúc
Benh vien tam than lich lam viec moi Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Bác sĩ rất tận tình chu đáo. Khám chữa bệnh chuyên nghiệp. Phục vụ bệnh nhân ân cần Tất cả các ý kiến trên Thống kê
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay396
  • Tháng hiện tại32,558
  • Tổng lượt truy cập2,111,897
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
  • Giấy phép số: 0657/SYT-GPHĐ
  • Địa chỉ: Ấp 2, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
  • Điện thoại: 0753 820 005
  • Fax: 0753 510 939
  • Email: benhvientamthanbt@gmail.com

Từ khóa » Thống Kê Bệnh Trầm Cảm ở Việt Nam