Trầm Cảm Cười: Nỗi Buồn ẩn Sau Nụ Cười - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Trầm cảm cười là khái niệm gây tò mò với nhiều người, bởi thông thường người ta cho rằng bệnh trầm cảm là buồn bã, rầu rĩ, mất năng lượng sống. Thực chất, đây cũng là rối loạn cảm xúc. Người bệnh che giấu cảm xúc thật bằng nụ cười, thái độ sống vui vẻ, tích cực.
Vậy trầm cảm cười là gì, dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây!
1. Trầm cảm cười là gì?
Trầm cảm cười (smiling depression) là một rối loạn cảm xúc hay còn gọi là trầm cảm không điển hình. Đây là thuật ngữ chỉ những người đang đấu tranh với tâm trạng trầm cảm ở bên trong nhưng vẫn biểu hiện hạnh phúc, cười nói vui vẻ ở bên ngoài. Thông thường, mọi người xung quanh sẽ nghĩ rằng họ đang có cuộc sống vui vẻ và hoàn hảo.
Trầm cảm cười chưa được chứng nhận là một tình trạng rối loạn tâm thần (theo DSM-5) nhưng vẫn có thể được chẩn đoán như rối loạn trầm cảm không điển hình.
2. Trầm cảm cười có nguy hiểm không?
Chính vì nỗi buồn ẩn đằng sau nụ cười nên hội chứng này có thể nguy hiểm vì không được phát hiện kịp thời.
Hơn nữa, trầm cảm cười còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Điển hình là đau lưng hoặc đau đầu, thiếu bạn bè hoặc người tâm sự, lạm dụng rượu hoặc các loại thuốc để đối mặt, xoa dịu và giải quyết các triệu chứng.
3. Dấu hiệu của trầm cảm cười
Một số dấu hiệu giúp bạn phần nào test trầm cảm cười có thể kể đến như:
- Chán ăn hoặc rất thèm ăn: Khi bị trầm cảm, có người ăn ít hơn, chán và bỏ ăn hoặc thèm ăn, ăn nhiều hơn so với bình thường. Ngoài sự thay đổi về lượng ăn, một số người có thể thay đổi về khẩu vị, ví dụ như thích ăn đồ ngọt nhiều hơn hoặc mất cảm giác ngon miệng. Điều này dẫn đến tăng/giảm cân thất thường.
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ: Đây là triệu chứng trầm cảm cười thường gặp. Người bệnh khó vào giấc, ngủ không sâu, bồn chồn, thức dậy giữa đêm; hoặc dậy sớm và không thể ngủ lại được; hoặc đảo lộn giờ giấc như ngủ ngày quá nhiều và đêm trằn trọc khó ngủ. Ở thể trầm cảm không điển hình, họ thường ngủ nhiều hơn so với bình thường.
- Cảm giác tuyệt vọng, tội lỗi: Người bệnh tội lỗi, tự trách bản thân, thường dằn vặt về những lỗi lầm trong quá khứ; cảm thấy bản thân không có giá trị, tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Mất hứng thú với các hoạt động: Họ không còn hứng thú với những hoạt động từng yêu thích. Ở mức độ nhẹ hơn, họ bị giảm năng suất và hiệu quả công việc; cảm thấy mệt mỏi, chán nản; suy nghĩ tiêu cực.
- Các triệu chứng khác: Chậm chạp hoặc có thể kích động tâm thần vận động, dễ cáu gắt, lo lắng, tay chân nặng nề. Thậm chí, một số người xuất hiện suy nghĩ tự sát; cuối cùng có thể dẫn tới những hành vi tự hại.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính gần 265 triệu người trên thế giới bị trầm cảm. Một số người có dấu hiệu trầm cảm cười quan sát được; nhưng cũng có triệu chứng được giữ kín và khó phát hiện. Vì vậy, người thân, gia đình có thể chú ý các dấu hiệu cho thấy họ đang không ổn như: mệt mỏi và mất hứng thú với những thứ họ từng thích hoặc cho họ làm test trầm cảm online.
Mặc dù có những dấu hiệu trên nhưng những người bị trầm cảm cười vẫn có thể giữ một công việc ổn định và cố gắng duy trì cuộc sống ở ngoài xã hội với trạng thái tích cực, lạc quan. Bởi vậy, khi nói về vấn đề sức khỏe tâm lý đó, bạn phải giữ tâm thế cởi mở và tôn trọng. Như vậy, họ mới được khuyến khích và có đủ can đảm để mở lòng chia sẻ cảm xúc thật.
4. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm cười
Nguyên nhân trầm cảm vẫn còn nhiều tranh cãi. Trong đó, giả thuyết chính về nguyên nhân gây trầm cảm cười là do sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh trên não bộ, chủ yếu là serotonin. Ngoài ra còn các nguyên nhân khác phối hợp như gen, yếu tố di truyền, tâm lý xã hội, môi trường sống,…
Có rất nhiều lý do khiến người bị trầm cảm cười che giấu nỗi đau như muốn bảo vệ quyền riêng tư hay sợ bị người khác phán xét. Sau đây là một số lí do mà họ thường không sẵn sàng chia sẻ và chấp nhận rối loạn như:
- Sợ thành gánh nặng cho người khác: Trầm cảm và cảm giác tội lỗi có xu hướng song hành cùng nhau. Do đó, người mắc hội chứng trầm cảm cười không muốn tạo bất kỳ gánh nặng nào cho người khác. Họ chỉ đơn giản là không biết làm thế nào để nhờ sự giúp đỡ từ bên ngoài nên giữ cuộc đấu tranh nội tâm bên trong cho chính mình.
- Xấu hổ (sợ mình yếu đuối): Một số người tin rằng trầm cảm là dấu hiệu của sự yếu đuối. Thậm chí họ tin rằng họ có thể tự thoát khỏi nó. Những người bị trầm cảm cười thường sợ rằng những người khác sẽ lợi dụng điểm yếu này, coi họ là người yếu đuối, dễ bị tổn thương và sẽ chống lại họ.
- Phủ nhận sự thật: Theo số liệu thống kê từ các nghiên cứu, có tới 50% người mắc trầm cảm phủ nhận họ buồn. Họ tin rằng mỉm cười là không bị trầm cảm và họ không cho phép bản thân bị trầm cảm. Nhiều người không thể thừa nhận rằng có điều gì đó không ổn với họ.
- Chủ nghĩa hoàn hảo (cầu toàn): Những người cầu toàn thường yêu cầu mọi thứ phải hoàn hảo. Vì vậy dù họ có bị trầm cảm, họ vẫn đội lốt ngụy trang để che đi nỗi đau hay vấn đề gặp phải. Kết quả là họ tin việc thừa nhận chứng trầm cảm có nghĩa là cuộc sống của họ không hoàn hảo và họ không thể tự chấp nhận điều này.
- Hạnh phúc phi thực tế: Nhiều yếu tố, trong đó có mạng xã hội đã xây dựng nên một hạnh phúc phi thực thế. Người người nhà nhà đăng lên những bức hình rằng họ thành công và hạnh phúc. Vô hình chung nó bóp méo đi khái niệm hạnh phúc của nhiều người. Từ đó, họ tin rằng mỗi mình đang đấu tranh với các vấn đề sức khỏe tâm thần. Họ bắt đầu cảm thấy bị cô lập hơn bao giờ hết và điều đó có thể khiến họ che giấu bệnh trầm cảm cười của mình nhiều hơn.
5. Người có nguy cơ bị trầm cảm cười
Ngoài những nguyên nhân dẫn tới trầm cảm trên, một số đối tượng có thể dễ bị kích hoạt trầm cảm cười khi:
- Sự kiện lớn hoặc sự mất mát lớn xảy ra: Tương tự như các loại trầm cảm khác, trầm cảm cười có thể xuất hiện khi họ mới mới mất đi người thương, khi một mối quan hệ thất bại hay mới mất việc. Bất kỳ sự kiện lớn nào cũng có thể kích hoạt bệnh trầm cảm cười xuất hiện.
- Sự phán xét: Từ xã hội, gia đình cổ vũ chúng ta vui lên, luôn luôn giữ sự tích cực, lạc quan trong cuộc sống. Rằng buồn bã, ủ dột là yếu đuối. Điều này đặc biệt được xã hội gán lên những người đàn ông rằng đàn ông khóc là yếu đuối. Chính vì vậy mà phái nam ít có tìm kiếm sự giúp đỡ về sức khỏe tinh thần so với phái nữ.
Ngoài ra, trầm cảm cười (trầm cảm không điển hình) là một yếu tố gợi ý cần phải tầm soát rối loạn lưỡng cực. Đây có thể là một giai đoạn trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực mà cả nhiều bác sĩ và bệnh nhân đều bỏ sót và không chú ý tới.
>> Đọc thêm: Người trầm cảm có tự chữa khỏi được không?
6. Các phương pháp điều trị và chữa trầm cảm cười
Giống như cách điều trị rối loạn trầm cảm khác, cách điều trị và chữa trầm cảm cười có thể bao gồm sử dụng thuốc, tâm lý trị liệu kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh.
- Tâm lý trị liệu: Nếu phát hiện bản thân hay người thân bị trầm cảm cười, hãy tìm một bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và tư vấn về kế hoạch điều trị. Đối với mức độ nhẹ, người mắc trầm cảm có thể bắt đầu với tâm lý trị liệu dưới sự giúp đỡ của tâm lý gia để giúp họ giải toả cũng như kiểm soát được sức khoẻ tinh thần của chính mình.
- Sử dụng thuốc: Trong trường hợp mức độ bệnh là trung bình hoặc nặng, thuốc là lựa chọn đầu tiên trong các hướng dẫn điều trị trầm cảm. Bạn cần gặp bác sĩ và điều trị theo một phác đồ cụ thể, không tự ý sử dụng thuốc và lạm dụng các thuốc an thần hoặc gây ngủ mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Lối sống lành mạnh: Một lối sống lành mạnh sẽ là bước đệm để củng cố sức mạnh tinh thần. Chúng bao gồm ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, đảm bảo ngủ đủ giấc; v.v. Cơ thể khỏe mạnh thì tâm trí mới lành mạnh và được cân bằng.
Việc chẩn đoán bệnh trầm cảm cười khá khó khăn, bởi thậm chí nhiều người họ không biết chính mình đang mắc bệnh trầm cảm cười hoặc họ không tìm kiếm sự giúp đỡ.
Cuộc sống sẽ có lúc thăng lúc trầm, nên con người chúng ta nên học cách chấp nhận những cảm xúc thật của bản thân, tìm niềm vui trong những lúc đau buồn. Đè nén cảm xúc hay đội lốt, nguỵ trang cho nó sẽ khiến sức khỏe tinh thần mất cân bằng dẫn tới các bệnh trầm cảm nghiêm trọng hơn. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc nhận thức rõ hơn trầm cảm cười, vì một sức khỏe tinh thần mạnh khoẻ và cân bằng.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Kế Nụ Cười Giấu Dao
-
KẾ TRONG NỤ CƯỜI GIẤU DAO - TaiLieu.VN
-
KẾ TRONG NỤ CƯỜI GIẤU DAO - TailieuXANH
-
TẬP 2: NỤ CƯỜI GIẤU DAO | BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36 ... - YouTube
-
Tượng Kỳ 36 Kế - Kế 14 Tiểu Lý Tàng Đao
-
TẬP 2: NỤ CƯỜI GIẤU DAO | BINH PHÁP TÔN TỬ VÀ 36 ... - Bilibili
-
Ham Học Hỏi - TAM THẬP LỤC KẾ- Tiếu Lý Tàng Đao - Facebook
-
Thâm Cung Kế - Chương 26: Nụ Cười Giấu Dao - Đọc Truyện Online
-
Ba Mươi Sáu Kế – Wikipedia Tiếng Việt
-
[VT] Chương 23: Nụ Cười Giấu Dao - MinChubs
-
Chương 2: Nụ Cười Giấu Dao - Wattpad
-
Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Mưu Kế - Wikiwand
-
Nụ Cười Nhà đạo 1 - TGP SÀI GÒN
-
Binh Pháp Tôn Tử Và 36 Kế Sách – Tam Thập Lục Kế - Trần Ngọc Chính