Trầm Cảm Sau Sinh: Dấu Hiệu, Cách điều Trị Và Thoát Khỏi Trầm Cảm
Có thể bạn quan tâm
Trên truyền thông ngày càng có nhiều các câu chuyện thương tâm về người mẹ đã gây ra các hành động dại dột như tự kết liễu cuộc đời mình và đem theo cả đứa con bé bỏng, điều này dẫn đến những hệ quả đáng tiếc cho người thân ở lại. Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến những điều này xảy ra chính là trầm cảm sau sinh.
Để tìm hiểu về trầm cảm sau sinh cùng những dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị, ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi sẽ cung cấp và chia sẻ thêm các thông tin trong nội dung bài viết dưới đây để bạn đọc tham khảo.
THÔNG TIN THẠC SĨ, BÁC SĨ NGUYỄN HỮU LỢI
|
Trầm cảm sau sinh là gì?
Sự ra đời của một đứa trẻ có thể mang đến rất nhiều cảm xúc cho người mẹ như vui mừng, hào hứng, động lực, cho đến lo lắng. Thế nhưng nó còn có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Hầu hết những ai lần đầu làm mẹ đều ít nhiều trải qua hội chứng “Baby blues", đặc trưng bởi thay đổi tâm trạng, dễ khóc, cáu gắt, lo âu và mất ngủ. Tình trạng "baby blues" có thể xảy ra từ 2 - 3 ngày sau sinh và kéo dài khoảng 2 tuần. Nhưng ở một số người, tình trạng này không kết thúc sau 2 tuần mà kéo dài và trở nên nặng hơn, được gọi là trầm cảm sau sinh.
Những thay đổi về nội tiết tố, thể chất, cảm xúc, tài chính và xã hội sau khi sinh con cũng có thể gây ra các triệu chứng trầm cảm sau sinh. Nếu bạn bị trầm cảm sau sinh, đó không phải là lỗi của bạn, đây cũng không phải biểu hiện của sự yếu đuối như nhiều người vẫn nghĩ. Đây là một rối loạn cảm xúc bị gây ra bởi sự thay đổi đột ngột nồng độ các chất nội tiết trong cơ thể cùng với việc căng thẳng, áp lực do chưa quen với việc chăm sóc con cái.
Nếu bạn hoặc một người thân đang gặp phải các triệu chứng của trầm cảm sau sinh, hãy tới gặp bác sĩ Tâm thần để khám và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả không đáng có sau này.
Dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm sau sinh
Cần phân biệt rõ triệu chứng của Baby blues và trầm cảm sau sinh. Vì Baby blues là tình trạng thường gặp sau khi sinh, và chỉ khi chúng kéo dài trên 2 tuần mới có thể coi là trầm cảm sau sinh.
1. Triệu chứng Baby blues
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ trải qua những biến động nội tiết tố nhằm giúp phục hồi sức khỏe, co hồi tử cung trở lại kích thước bình thường, thúc đẩy quá trình tiết sữa... Những thay đổi nội tiết tố này cũng có thể ảnh hưởng đến trạng thái tâm lý sau khi sinh.
Ngoài ra, thời kỳ hậu sản là một giai đoạn mà mẹ không ngủ hoặc khó ngủ thường xuyên và có những thay đổi lớn về thói quen khi phải chăm sóc em bé. Tất cả những yếu tố này kết hợp với nhau gây ra hội chứng Baby blues. Một số triệu chứng điển hình như:
- Cảm thấy buồn chán
- Muốn khóc hoặc khóc mà không rõ nguyên nhân
- Tâm trạng thất thường
- Dễ cáu gắt
- Cảm thấy không có sự gắn kết với con
- Lo lắng về sức khỏe và sự an toàn của em bé
- Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
- Gặp khó khăn khi đưa ra quyết định hoặc suy nghĩ không rõ ràng...
2. Triệu chứng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với chứng Baby blues, ảnh hưởng đến khoảng 1/7 những người mới làm cha mẹ. Nếu bạn đã từng bị trầm cảm sau sinh trước đó, nguy cơ của bạn sẽ tăng lên 30% mỗi lần mang thai.
Trầm cảm sau sinh có thể nhầm lẫn với Baby blues, nhưng ở mức độ nặng hơn, thường xuyên và kéo dài hơn. Trầm cảm sau sinh có thể ảnh hưởng nặng nề đến khả năng chăm sóc em bé và khả năng xử lý các công việc hàng ngày. Các triệu chứng bao gồm:
- Cảm xúc hay thay đổi, dễ bùng nổ
- Cảm thấy buồn bã hầu như cả ngày
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
- Quá mệt mỏi hoặc mất năng lượng
- Giảm hứng thú và niềm vui trong các hoạt động bạn từng yêu thích
- Khó chịu và tức giận dữ dội
- Sợ rằng bạn không phải là một người mẹ tốt
- Vô vọng, bi quan về tương lai
- Cảm giác vô dụng, xấu hổ, tội lỗi. Cho rằng mình không phải là một người mẹ tốt, sẽ làm khổ con cái.
- Giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng, tập trung hoặc đưa ra quyết định
- Lo lắng nghiêm trọng và các cơn hoảng loạn
- Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé của bạn
- Suy nghĩ về cái chết hoặc tự sát lặp đi lặp lại
Buồn sau sinh (Baby blues) | Trầm cảm sau sinh |
|
|
Nếu những triệu chứng trên chưa rõ ràng, chưa đủ thông tin để biết mình có bị trầm cảm hay không, bạn có thể làm bài Test online đánh giá mức độ trầm cảm sau sinh để có câu trả lời chính xác hơn.
Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể xuất hiện trong vòng một tuần sau khi sinh hoặc kéo dài hơn thậm chí đến một năm sau. Dù vậy, việc trị liệu tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm rất hiệu quả với trầm cảm sau sinh vì vậy các mẹ nên kiên trì thăm khám, điều trị.
Lưu ý nếu sản phụ có hành vi ngược đãi hay xâm hại trẻ hoặc nghiêm trọng hơn là có 1 ý tưởng “giải thoát cho đứa bé" hoặc ý tưởng tự sát cả mẹ lẫn con… đây là 1 cấp cứu về tâm thần, cần can thiệp y khoa khẩn cấp.
Do trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ khá cao với nhiều mức độ khác nhau nên Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) khuyến cáo cần tầm soát tình trạng trầm cảm trên các bà mẹ khi trẻ sơ sinh được 1, 2 và 4 tháng tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh có thể là kết quả của sự kết hợp các yếu tố thể chất, tinh thần và các yếu tố tác động khác.
1. Thay đổi về sức khỏe thể chất
Sau khi sinh, các hormon sinh dục thay đổi đột ngột cùng với sự mệt mỏi và mất sức sau cuộc vượt cạn vất vả, đặc biệt ở những người mẹ sinh mổ… Điều này dẫn đến sự rối loạn nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sự hồi phục sức khoẻ của mẹ và việc chăm sóc con cái sau này.
Ngoài ra, nhiều bà mẹ không được nghỉ ngơi cần thiết cùng với thiếu ngủ liên tục có thể dẫn đến gánh nặng về thể chất và kiệt sức, điều này đóng góp lớn vào các triệu chứng trầm cảm sau sinh.
2. Thay đổi về tâm lý
Sau sinh đời sống tinh thần của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Nhiều phụ nữ thấy mệt mỏi, kiệt sức sau cuộc chuyển dạ kèm theo lại mất ngủ vì phải chăm sóc cho bé ban đêm, thay đổi thói quen sinh hoạt, thay đổi trong các mối quan hệ… là những thách thức không nhỏ đối với người phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sinh con lần đầu hoặc chưa chuẩn bị tâm lý cho việc sinh nở.
Tuy nhiên những thay đổi tâm lý của người phụ nữ sau sinh phụ thuộc nhiều vào thể chất, tình cảm và lối sống của họ. Nhiều bà mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán nản hoặc có cảm giác bị ràng buộc, cảm giác mất mát như mất sự tự do, mất đi thói quen sinh hoạt hàng ngày, mất đi vẻ hấp dẫn…
Biểu hiện rõ nhất của sự biến đổi tâm lý của người phụ nữ sau sinh là dễ xúc động, dễ khóc, dễ tủi thân…
Lo sợ là cảm giác gặp ở hầu hết các bà mẹ: như lo sợ trẻ ăn chưa no, sợ trẻ bị ốm, có khi lại lo lắng không có cơ sở như tại sao trẻ lại chậm biết lẫy, chậm mọc răng…
Cáu gắt là một triệu chứng thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Do họ bị hạn chế các giao tiếp trong xã hội, bận rộn trong việc chăm sóc trẻ… nên thường có cảm giác khó chịu, bức bối và dễ cáu gắt.
3. Yếu tố nguy cơ
- Những người có tiền sử bị trầm cảm thì bệnh thường dễ tái phát sau sinh. Những sự kiện stress trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh con như là khó khăn trong khi sinh, con khi sinh ra gặp phải những vấn đề về sức khỏe, đẻ non...
- Những phụ nữ có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc hoặc không có sự giúp đỡ của gia đình.
- Những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp.
- Bạn dưới 20 tuổi hoặc là cha mẹ đơn thân.
- Có em bé có nhu cầu đặc biệt hoặc em bé khóc nhiều.
Cách điều trị trầm cảm sau sinh
Có nhiều phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên khi phát hiện bản thân hoặc ai đó xung quanh có các dấu hiệu của trầm cảm sau sinh, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần ngay để tránh các hậu quả không đáng có. Các bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
Phương pháp trị liệu bằng tham vấn tâm lý
- Phương pháp điều trị này là các cuộc nói chuyện riêng với chuyên gia tâm lý, bác sĩ về sức khỏe tâm thần (chuyên gia tư vấn, bác sĩ trị liệu, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần hoặc nhân viên y tế cộng đồng).
- Ngoài ra, các liệu pháp vật lý trị liệu đơn giản cũng góp phần cải thiện tốt các tình trạng này như: tập thể dục hàng ngày, thư giãn, tận hưởng các sở thích, tiếp xúc nhiều hơn và mở lòng với những người thực sự quan tâm đến bạn...
Điều trị bằng thuốc
- Mặc dù những thuốc này thường được xem là an toàn với sữa mẹ nhưng người bệnh vẫn cần trao đổi với nhân viên y tế về lợi ích và nguy cơ cho cả bản thân và đứa trẻ.
- Người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn ngay sau 2 - 3 tuần dùng thuốc. Tuy nhiên, có thể mất từ 6 - 8 tuần mới có thể cải thiện hầu hết các triệu chứng.
- Thuốc chống trầm cảm thường được sử dụng trong ít nhất 6 tháng, thậm chí kéo dài đến hơn 1 năm.
Nếu sử dụng thuốc chữa trầm cảm thì cần chọn những loại thuốc ít ảnh hưởng nhất đến sữa mẹ và em bé. Tuy nhiên để tránh các nguy cơ và giúp có thời gian để hồi phục sức khoẻ, người mẹ nên ngưng cho con bú.
Bất kể điều trị theo phương pháp nào, người bệnh cũng cần thăm khám đúng hẹn với bác sĩ chuyên khoa, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, cũng như điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
Sự quan tâm chia sẻ, động viên, khích lệ từ người thân, đặc biệt là người chồng có vai trò vô cùng quan trọng giúp người vợ giảm thiểu nguy cơ và thậm chí vượt qua trầm cảm sau sinh một cách hiệu quả.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Theo Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi, trầm cảm sau sinh là tình trạng rất dễ gặp phải và do nhiều nguyên nhân gây nên, trầm cảm sau sinh không phải biểu hiện của sự yếu đuối tinh thần. Vì vậy, nếu gặp các triệu chứng như kể trên, hãy nghiêm túc chia sẻ với người thân (chồng, bố mẹ, gia đình, bạn bè...) để giải tỏa căng thẳng.
Ngoài ra, trầm cảm sau sinh rất cần có sự thăm khám, tư vấn và hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Nếu không có thời gian đi khám, bạn hoàn toàn có thể đăng ký khám từ xa qua Video, vì vậy đừng trì hoãn việc khám bác sĩ.
Điều quan trọng là hãy tư vấn bác sĩ ngay khi thấy có những triệu chứng sau đây:
- Triệu chứng không nhẹ đi hoặc biến mất sau 2 tuần
- Các triệu chứng đang trở nên tồi tệ hơn
- Bạn bị ảnh hưởng đến khả năng chăm sóc em bé
- Khó hoàn thành công việc hàng ngày
- Bao gồm những ý nghĩ làm hại bản thân hoặc đứa trẻ
Cách thoát khỏi trầm cảm sau sinh
Khi nhận thấy có dấu hiệu mắc trầm cảm sau sinh, thì một số cách sau đây giúp vượt qua hiệu quả.
- Sự quan tâm chia sẻ của người thân, nhất là sự đồng hành của người chồng có vai trò quan trọng giúp người vợ vượt qua trầm cảm.
- Người bệnh nên đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tâm thần.
- Có thể chọn khám, tư vấn trầm cảm từ xa với bác sĩ qua Video.
Khám trầm cảm sau sinh tại Hà Nội
1. ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi
ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi cũng là bác sĩ tâm thần cố vấn nội dung cho chính bài viết này. Với quá trình đào tạo chuyên môn bài bản tại Học viện Quân Y, Bệnh viện Tâm thần Trung ương I, Đại học Y Hà Nội, ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm thăm khám, hỗ trợ các bệnh nhân trầm cảm và trầm cảm sau sinh.
Lưu ý khi khám với ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi:
- Địa chỉ: Viện Pháp y Tâm thần Trung ương (Xã Hòa Bình – Thường Tín – Hà Nội)
- Lịch khám: Thông tin đang cập nhật
- Bác sĩ nhận bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên
- Với những mẹ bầu mắc trầm cảm sau sinh có sức khỏe yếu hoặc ở xa, không tiện di chuyển có thể lựa chọn khám, tư vấn từ xa với ThS.BS Nguyễn Hữu Lợi.
2. TS.BS Trần Thị Hà An
TS.BS Trần Thị Hà An hiện là Phó viện trưởng Viện sức khoẻ Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, được đông đảo bệnh nhân gặp những rối loạn về tâm thần tin tưởng thăm khám. TS.BS Trần Thị Hà An có gần 20 năm kinh nghiệm với thế mạnh thăm khám các vấn đề như rối loạn giấc ngủ, rối loạn liên quan stress, căng thẳng, rối loạn cảm xúc và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần người trưởng thành, trầm cảm,...
Các bệnh nhân đã thăm khám với TS.BS Trần Thị Hà An để lại nhiều review tốt như "Bác sĩ khám rất chuyên nghiệp và nhiệt tình"; "bác sĩ tận tình nghe kể bệnh tình và có hướng điều trị cho bệnh nhân chu đáo",...
Lưu ý khi khám với TS.BS Trần Thị Hà An:
- Địa chỉ: Phòng khám Hà An (Số 58 ngõ 120, Trường Chinh, Đống Đa, Hà Nội)
- Lịch khám: Thứ 2, 4, 6
- Bác sĩ khám cho người bệnh từ 6 tuổi trở lên và không nhận tư vấn tâm lý
3. TS.BS CKII Lã Thị Bưởi
TS.BS CKII Lã Thị Bưởi có số năm kinh nghiệm đáng nể (50 năm) trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Với nền tảng chuyên môn vững vàng (tu nghiệp tại Trung Quốc, Bulgaria, Hà Lan, Thụy Sĩ, Australia) cùng với quá trình công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, TS.BS CKII Lã Thị Bưởi được nhiều bệnh nhân trầm cảm tin tưởng khám chữa.
Lưu ý khi khám với TS.BS CKII Lã Thị Bưởi:
- Địa chỉ: Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Ngọc Minh (Số 3, ngách 5, ngõ 259 Phố Vọng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội)
- Lịch khám: Thứ 2 đến thứ 7 (thứ 7 chỉ làm buổi sáng)
- Bạn đọc quan tâm có thể đặt khám với TS.BS CKII Lã Thị Bưởi thông qua BookingCare để chủ động thời gian hơn.
Khám trầm cảm sau sinh tại TPHCM1. ThS.BS Nguyễn Thi Phú
Với gần 20 năm kinh nghiệm khám, chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý về Tâm thần, ThS.BS Nguyễn Thi Phú là một trong những bác sĩ tâm thần uy tín tại TPHCM. Với thời gian công tác lâu năm tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM đồng thời là giảng viên tại Đại Học Y Dược TPHCM, ThS.BS Nguyễn Thi Phú có khả năng vận dụng nhuần nhuyễn cả kiến thức lý thuyêt và thực tiễn trong thăm khám với các trường hợp trầm cảm, trầm cảm sau sinh,...
Lưu ý khám với ThS.BS Nguyễn Thi Phú:
- Địa chỉ: Phòng khám Hello Doctor (152/6 Thành Thái, phường 12, quận 10, TPHCM)
- Lịch khám: Buổi chiều thứ 2, 3, 4, 6
2. BS CKII Trần Minh Khuyên
BS CKII Trần Minh Khuyên là Nguyên Trưởng khoa lâm sàng, Bệnh tâm thần TPHCM với kinh nghiệm thăm khám lâu năm, tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh nhân mắc trầm cảm, trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh.
Ngoài chuyên môn về bác sĩ tâm thần, BS CKII Trần Minh Khuyên còn được đào tạo về Tâm lý trị liệu tại trường Tâm lý Thực hành Paris, hỗ trợ tích cực cho việc tư vấn, điều trị cho các bệnh nhân trầm cảm sau sinh.
Lưu ý khám với BS CKII Trần Minh Khuyên:
- Địa chỉ: Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 (20-22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TPHCM)
- Lịch khám: Thứ 2 đến thứ Bảy từ 8h00 - 15h30
- Bác sĩ nhận khám từ 16 tuổi trở lên
3. Thạc sĩ, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thúy Hằng
ThS Nguyễn Thị Thúy Hằng không phải bác sĩ tâm thần mà là chuyên gia Tâm lý tại Sunnycare, nhiều năm liền được bình chọn là Nhà tham vấn xuất sắc có ảnh hưởng tích cực đến thân chủ được hỗ trợ.
ThS Nguyễn Thị Thúy Hằng là chuyên gia tâm lý tham vấn về các rối loạn tâm lý: trầm cảm, lo âu, ám ảnh, rối loạn căng thẳng...
Lưu ý tư vấn với chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Thúy Hằng:
- Địa chỉ: Viện Tư vấn Tâm lý SunnyCare (Landmark Plus, 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, TPHCM)
- Lịch khám: Cả tuần
- Chi phí thăm khám với chuyên gia tâm lý thường khá cao, với Chuyên gia Nguyễn Thị Thúy Hằng sẽ rơi vào 960.000đ/ 60 phút tư vấn.
- ThS Nguyễn Thị Thúy Hằng có tư vấn tâm lý online và cũng nhận được nhiều phản hồi tích cực, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm.
Nội dung chuyên môn bài viết trên đây được chia sẻ bởi Bác sĩ chuyên khoa Sức khỏe tâm thần - Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hữu Lợi. Hy vọng bài viết đã đem tới những thông tin hữu ích và giải đáp phần nào những câu hỏi xoay quanh chủ đề trầm cảm sau sinh.
Từ khóa » Cách Trị Trầm Cảm Sau Sinh Tại Nhà
-
Vượt Qua Trầm Cảm Sau Sinh: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Trầm Cảm ở Phụ Nữ Sau Sinh Có Chữa được Không? | Vinmec
-
Những Trạng Thái Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Xử Trí
-
Điều Trị Và Phòng Tránh Trầm Cảm Sau Sinh Hiệu Quả Với Những Cách ...
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nhận Biết, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Chữa Trị
-
Trầm Cảm Sau Sinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Trầm Cảm Sau Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Phòng Ngừa Và điều Trị
-
Trầm Cảm Sau Sinh Có Chữa được Không?
-
11 Cách Giúp Phụ Nữ Tránh Bị Trầm Cảm Sau Sinh - VietNamNet
-
7 Lời Khuyên Giúp Vượt Qua Trầm Cảm Sau Sinh - Phòng Khám CHAC
-
Trầm Cảm Sau Sinh | Bệnh Viện Quốc Tế Vinh
-
6+ Dấu Hiệu Và Cách điều Trị Trầm Cảm Của Mẹ Sau Sinh - FaGoMom
-
Điều Trị Trầm Cảm Sau Sinh - Bệnh Viện Tâm Thần Ban Ngày Mai Hương