Trầm Cảm Trong Giai đoạn Mang Thai: Nguyên Nhân Và Cách Phòng ...

1. Trầm cảm khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Thai phụ bị trầm cảm sẽ rất ít chú ý đến sức khỏe bản thân cũng như thai nhi. Do đó, thai phụ thường tăng cân ít, thai phát triển không toàn diện. Hơn nữa, nếu để tình trạng này kéo dài, thai phụ còn có thể có những hành động ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nặng nề nhất là xuất hiện các hành vi nguy hiểm như tự làm mình bị thương, tự sát.

Trầm cảm trong giai đoạn mang thai

Trầm cảm trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Theo một số thống kê, tỷ lệ thai phụ bị trầm cảm trong giai đoạn mang thai khá cao, rơi vào khoảng 14 - 23%. Hiện chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây trầm cảm khi mang thai, nhưng có một số yếu tố nguy cơ là mối quan hệ vợ chồng, tiền sử bệnh lý, sức khỏe thai phụ,....

Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp cải thiện tình trạng trầm cảm hiệu quả, cải thiện sức khỏe của mẹ, đảm bảo sự phát triển của bé.

2. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trầm cảm giai đoạn mang thai?

Hiện nguyên nhân dẫn đến trầm cảm khi mang thai hiện chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ dưới đây làm tăng tình trạng trầm cảm ở thai phụ.

Thai phụ bị trầm cảm nên đi thăm khám bác sĩ sớm

Thai phụ bị trầm cảm nên đi thăm khám bác sĩ sớm

Cụ thể:

2.1. Thay đổi hormone trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều sự thay đổi, trong đó có hormone. Đây là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng trầm cảm ở phụ nữ mang thai.

Việc hormone cơ thể thay đổi khiến tâm lý mẹ bầu nhạy cảm và dễ bị tổn thương, suy nghĩ, lo lắng nhiều hơn.

2.2. Áp lực tiền bạc

Việc quan trọng nhất khi mang bầu là thai phụ giữ được tâm lý thoải mái và được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn mang thai, nhiều thai phụ phải lo lắng về vấn đề tài chính như tiền sinh hoạt, tiền nuôi con, tiền nợ nần,... Điều này khiến thai phụ mệt mỏi, lo lắng và rất dễ dẫn đến trầm cảm.

Áp lực tiền bạn là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm

Áp lực tiền bạn là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm

2.3. Mang thai ngoài ý muốn

Việc mang thai ngoài ý muốn khiến thai phụ lo lắng, có nhiều suy nghĩ tiêu cực bởi chưa thực sự sẵn sàng để chào đón một đứa trẻ lúc này. Nếu tâm lý này kéo dài, có thể dẫn đến chứng trầm cảm khi mang thai.

2.4. Di truyền

Tuy là bệnh lý về rối loạn cảm xúc nhưng yếu tố nguy cơ gây trầm cảm có thể là do di truyền. Nếu trong gia đình có người thân từng bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn.

2.5. Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ

Ngày nay, phụ nữ hiện đại và khá độc lập. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nếu không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chồng và người thân thì thai phụ cũng dễ bị trầm cảm hơn.

Thai phụ cần được quan tâm nhiều hơn từ chồng, gia đình và bạn bè

Thai phụ cần được quan tâm nhiều hơn từ chồng, gia đình và bạn bè

2.6. Mắc bệnh rối loạn tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan sản xuất ra hormone cho cơ thể. Nếu tuyến giáp bị rối loạn, nội tiết tố của chị em sẽ bị ảnh hưởng và cũng là một trong các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm trong giai đoạn mang thai.

3. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai điển hình

Trầm cảm khi mang thai không có dấu hiệu rõ ràng và dễ nhầm lẫn với sự thay đổi tâm lý bình thường ở thai phụ, do đó, rất khó để phát hiện. Nếu có một trong các dấu hiệu dưới đây, tốt nhất thai phụ cần thăm khám để bác sĩ tư vấn chi tiết hơn:

  • Thường xuyên lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi.

  • Tâm lý buồn bã, hay chán nản và bực bội.

  • Thường nổi giận một cách vô cớ.

  • Hay khóc, dễ kích động.

  • Khó ngủ hoặc bị mất ngủ kéo dài.

  • Thích một mình, không thích giao lưu, tiếp xúc với chồng, gia đình, bạn bè.

  • Không đi khám thai định kỳ và không tin tưởng vào bác sĩ.

  • Có những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là tự sát.

  • Có xu hướng thích sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá.

4. Phòng ngừa bệnh trầm cảm cho thai phụ hiệu quả

Trầm cảm rất nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó, việc phòng ngừa bệnh rất quan trọng. Thực hiện những việc đơn giản dưới đây sẽ giúp trầm cảm không còn là nỗi ám ảnh của bất kỳ phụ nữ mang thai nào.

Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng cho ngày tiếp theo, xua tan cảm giác mệt mỏi, uể oải. Một giấc ngủ sâu 7 - 8 tiếng vào ban đêm thật sự rất cần thiết với mẹ bầu.

Tập thể dục: Hormone endorphin - hormone “hạnh phúc” sẽ sinh ra trong quá trình tập thể dục, giúp bạn sảng khoái, thoải mái hơn. Chỉ cần vận động nhẹ nhàng, hợp lý 30 - 45 phút mỗi ngày sẽ khiến tâm lý thai phụ thoải mái, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Các bộ môn mẹ bầu có thể tập luyện như đi bộ, yoga,...

Tập thể dục hợp lý, khoa học giúp thai phụ thoải mái, khỏe khoắn hơn

Tập thể dục hợp lý, khoa học giúp thai phụ thoải mái, khỏe khoắn hơn

Ăn uống khoa học, lành mạnh: Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe, uống đủ nước sẽ giúp cải thiện đáng kể tâm trạng. Đặc biệt, các thực phẩm tốt cho não bộ thường chứa nhiều axit amin và axit béo như các loại đậu, sữa, hoa quả,...

Viết nhật ký: Đây là cách giải tỏa tâm lý rất hiệu quả. Nếu bức bối, khó chịu, hãy viết nhật ký. Việc này giúp tâm trạng của bạn thoải mái hơn khi được thổ lộ, bày tỏ.

Khi mang thai, người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn về tâm sinh lý. Do đó, người thân, bạn bè hãy dành nhiều quan tâm cho thai phụ để mẹ bầu luôn có cảm giác an tâm, được quan tâm, thấu hiểu. Điều này giúp phòng tránh chứng trầm cảm trong giai đoạn mang thai hiệu quả.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 5 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Dấu Hiệu Nhận Biết Trầm Cảm Khi Mang Thai