Trầm Hương Là Gì? Hé Lộ Những Bí Mật ẩn Giấu Của Trầm Hương
Có thể bạn quan tâm
Sự hình thành Trầm hương trong các cây dó bầu chứa đựng nhiều huyền bí. Dân gian tương truyền: Trầm hương là do Hương Trời bay theo gió đáp vào chỗ bị thương trên thân cây dó bầu hòa vào nhựa chảy từ vết thương ấy. Sau đó, được hun đúc qua thời gian bởi đất tốt, nắng, gió, biển và các điều kiện tự nhiên đặc biệt khác. Trầm hương được coi là Linh Khí của Đất Trời. Đó là nói theo dân gian, còn khoa học giải thích như thế nào?
Nguồn gốc của Trầm hương
Khác với hiểu biết thông thường mọi người đang nhầm lẫn, Trầm hương không phải tên một loại cây. Trầm hương và Kỳ nam thực chất là phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm được sinh ra từ thân cây dó bầu, mọc nhiều trong những cánh rừng già của Việt Nam. Cây Trầm hương là cách người dân gọi ngắn gọn cây Dó bầu tạo Trầm hương. Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, cây dó có thể bị mối mọt, côn trùng sâu hại ăn thân. Mưa to gió lớn hay những tác động của tự nhiên tạo ra những vết thương trên thân cây. Những vết thương đó phải đọng nước qua một mùa mưa, cây dó mới bắt đầu tiết ra chất nhựa bao xung quanh vết thương để kháng cự sự phá hoại nhiễm bệnh từ bên ngoài.
Theo thời gian, chất nhựa dần đặc lại, mang mùi hương thu hút một loài kiến quý hiếm. Đó là loài kiến cao cẳng, màu vàng hoặc màu đen. Loài kiến này rất khó tìm, nó mang trong mình loại nấm đặc biệt và đến ăn nhựa cây. Rồi vô tình cấy vào trong lớp nhựa ấy khuẩn nấm tạo trầm. Loài nấm này tương tác với các hoạt chất của lớp nhựa, dưới tác động của khí hậu bên ngoài và sự tương tác diễn ra trong một thời gian rất dài sẽ sinh ra một loại tinh dầu đặc biệt, chính là Trầm hương. Tương tác càng lâu trầm càng có giá trị. Với cây dó cho trầm chi chít những mắt trên thân cây, những mắt chi chít đó là vết tích do một loài côn trùng đục vào thân cây, dân gian gọi nó là con bù xè.
Trải qua hàng chục đến hàng trăm năm, dưới linh khí trời đất, các tế bào gỗ chuyển hóa dần thành màu nâu sáng, xám, chàm, đen với nhiều kết cấu dẻo, cứng khác nhau; cùng những vân dầu rất riêng trên phần gỗ trầm. Đây là do chất dầu đọng lại dần biến tính mà thành. Những cây dó có trầm hương thường là cây bị xơ xác và thân có u, bướu, bị sâu đục, gò mối đóng, mảnh bom đạn ghim vào, cây bị giông gió làm gãy cành hay bị sét đánh. Trầm lâu năm sẽ có mùi hương rõ và đậm hơn. Trầm hương ngoài tự nhiên có nồng độ tinh dầu dao động từ 25 - 80%, trong đó loại cao cấp nhất đạt tới 60 - 80%. Nhiều người vẫn nghĩ cây dó bầu nào cũng có thể sinh ra trầm. Nhưng sự thật không phải như vậy. Trong rừng tự nhiên, theo ước tính trong 1.000 đến 1.500 cây dó bầu may ra mới có 1 cây tạo trầm.
Trầm theo chữ Hán là chìm, còn hương là mùi thơm, ngay từ tên gọi đã diễn tả khái quát về đặc trưng mùi hương, thâm trầm như đức hạnh của người quân tử, không phô trương mà thanh tao, bền bỉ. Còn Kỳ nam là điều kỳ diệu của phương Nam; người dân đặt tên như vậy để thể hiện niềm tự hào về loại gỗ hiếm có khó tìm này. Trầm hương có chứa nhiều hợp chất Sesquiterpene, loại chất có cấu trúc riêng biệt và không thể tổng hợp nhân tạo. Sản phẩm tự nhiên và tinh dầu trầm được chiết xuất theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước được sử dụng để sản xuất các loại hương, nước hoa chất lượng cao cũng như trong y học truyền thống. Bạn có thể đọc kĩ hơn ở bài: 8 tác dụng của Trầm hương đối với sức khỏe và đời sống.
Cây dó đã có trầm, chỗ tổn thương này chính là Trầm hương
Phân loại Trầm hương
Theo Tiến sĩ Lê Công Kiệt, tiêu chuẩn đánh giá Trầm hương thường dựa vào: Nguồn gốc xuất xứ, hình thù, kích cỡ, màu sắc, mùi hương, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loại cây dó bầu tạo ra nó. Trong giao dịch mua bán, việc phân loại Trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, sự đồng thuận giữa đôi bên thông qua việc nhìn, sờ, đốt, nếm, ngửi... Trầm hương rất đa dạng, phần lớn hiện nay được chia làm 4 loại: Kỳ nam, trầm rễ, trầm kiến, trầm tốc.
Kỳ nam
Kỳ nam hay còn gọi là kỳ. Đây là loại trầm được xếp hạng đặc biệt và quý hiếm nhất trong các loại trầm. Giá Kỳ nam rất cao, có thể lên đến hàng tỷ đồng. Kỳ nam có tính mềm, dẻo, nhuyễn, khi nếm đầy đủ vị chua, cay, đắng, ngọt; hương thơm tự nhiên cùng làn khói xanh, bay thẳng và dài.- Bạch kỳ: sắc trắng ngà, xám nhạt, cực kì hiếm gặp, rất nhiều dầu và chất mềm
- Hắc kỳ: sắc đen chàm, hắc ín và cứng
- Huỳnh kỳ: sắc vàng sẫm hoặc vàng nâu giống nhựa sáp ong, nặng và cứng
- Thanh kỳ: sắc xanh xám, ánh lục
Kỳ nam
Trầm rễ
Trầm rễ hay còn được gọi là trầm loại 1. Đây là loại trầm có tính chất gần giống với Kỳ nam nhưng không đạt được độ hoàn hảo như Kỳ nam. Trầm rễ hình thành từ rễ cây dó bầu, chìm hoàn toàn trong nước. Trầm loại 1 rất tốt cho sức khỏe, khó khai thác, quý hiếm nên có giá trị kinh tế cao.Trầm kiến
Trầm kiến là trầm loại 2, thường có lỗ, có hang do kiến đục làm tổ trước khi cây thành trầm. Trầm kiến chìm lửng trong nước chứ không chìm hoàn toàn như trầm rễ. Đây cũng là loại trầm khá quý hiếm trong tự nhiên và có mức giá từ vài trăm triệu trở lên.
- Kiến xanh: thường có trên thân cây dó bầu, sắc xanh đậm giống màu xanh cổ vịt, cứng
- Kiến điệp: mềm hơn, có nhiều hình dạng
- Kiến kim: chạy đường vân nhỏ, dẹp, giống đường kim may
- Kiến vách lầu: ăn theo đường vân có hình nhà tầng, trông giống như vách nhà lầu xây
- Kiến gai: hay còn gọi là kiến cây trường lão, còn có tên là kiến ông, do kiến ăn giữa ruột cây dó, chạy sợi vân
- Kiến lỗ: ăn đục thành từng lỗ trong ruột cây dó
- Kiến trắng: gọi theo màu sắc, có giá tiền cao nhất vì tạo chất lượng trầm tốt
- Kiến đen đụp: chỉ có trầm ở hai đầu, giữa thân toàn là cơm; trong giới đi địu còn gọi là kiến tà ha
Trầm tốc
Trầm tốc hầu như nhiễm dầu rất ít nên được đánh giá là hạng thấp nhất của Trầm hương; chủ yếu là dạng trầm nổi, dầu trầm đóng từ bên ngoài và dài dọc theo thớ gỗ cây dó bầu. Chất miếng trầm đặc, không có lỗ và hang. Trầm tốc được ưa chuộng và thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Trầm tốc có nhiều mức giá bán khác nhau, dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng.Có khoảng vài chục loại tốc như:- Tốc hoa: sắc màu vàng lạt, có những chấm lốm đốm như hoa
- Tốc nước: sắc màu vàng lợt, chất ươn ướt và nặng
- Tốc xám: sắc màu xanh xám như tro
- Tốc lọ nghẹ: sắc màu đen như bồ hóng
- Tốc đá: nặng và trông hình sắc như đá
- Tốc ớt: sắc vàng lợt, vị cay như ớt xiêm
- Tốc hương: sắc vàng lợt, hương đượm, thường bao chung quanh Kỳ nam nên ở một vài điểm, nhiều gân Kỳ nam trộn lẫn vào
Trầm hương tự nhiên không có hình dạng cố định
Đặc điểm của Trầm hương
Màu sắc
Trầm hương là tinh dầu sinh ra từ nhựa của cây dó bầu khi bị thương tổn. Bởi vậy, tùy theo mức độ nhiễm dầu của gỗ mà Trầm hương có màu sắc khác nhau.Màu sắc của Trầm hương được hiển thị bằng bảng màu hạt trầm (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Gỗ cây dó bầu bản chất rất nhẹ, xốp, có màu trắng ngà. Tuỳ theo lượng dầu trầm nhiễm vào gỗ mà màu sắc có sự thay đổi. Từ màu ghi, nâu chuyển dần sang đen với các sắc độ khác nhau. Càng nhiều dầu thì hạt càng sẫm màu và nặng. Khi đạt tới một mức độ dầu nhất định thì Trầm hương sẽ chìm nước, thường là trên 40%; người ta thường gọi là trầm loại 1 hay Trầm hương chìm nước.
Mùi hương
Trầm hương có mùi rất riêng, không giống với hương thơm của các loại gỗ khác. Đây cũng là phương pháp để phân biệt Trầm hương một cách chuẩn xác nhất. Tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, độ cao, giống cây mà cho ra Trầm hương có mùi khác nhau. Về cơ bản, khối gỗ có nhiều tinh dầu trầm khi đốt lên sẽ ngửi thấy vị ngọt sâu, mùi thơm ấm, lắng đọng và lưu hương lâu, chứ không hắc hay nồng, sực nức. Khói trầm có màu trắng, bay thẳng đứng. Với những khối trầm đột biến, có mùi thơm sống thì mùi của trầm sẽ thơm dịu nhẹ, thanh mát giống như mùi mật ong pha với hoa cỏ, rất khó để diễn tả được hết dư âm của mùi Trầm hương tự nhiên. Có 1 điều cần lưu ý, khi đốt miếng hoặc khối trầm để kiểm tra chất lượng nên đốt ở ngọn lửa xanh, chọn những vùng nhiễm dầu nhiều và đốt sơ qua tạo khói. Làm vậy mới có thể thưởng thức trọn vẹn mùi vị của tự nhiên ban tặng. Tuyệt đối không đốt cháy thành lửa, vì nếu đốt như vậy sẽ cháy dầu, gây khét, mùi thơm của trầm sẽ bị ảnh hưởng, chất lượng giảm đi rất nhiều, không còn chính xác.Giá trị của Trầm hương
Không như các loại cây khác, chất lượng của Trầm hương không xét theo tuổi sinh trưởng của cây mà xét theo tuổi nhiễm bệnh. Tùy thuộc vào "cơ địa" của từng cây sẽ cho ra chất lượng trầm khác nhau. Mỗi cây sẽ có màu, hương và vị riêng biệt. Vậy nên nếu tính giá trị của trầm theo "tuổi" là chưa chính xác. Chất lượng của trầm được đo bằng độ thơm và hàm lượng tinh dầu trầm chứa trong gỗ. Nếu thiếu 2 yếu tố trên thì dù cây dó bầu có 1000 năm tuổi nhưng không tạo trầm thì cây đó cũng không có giá trị.Với phu trầm là người cả đời gắn bó với Trầm hương, dày dặn kinh nghiệm, họ sẽ không bao giờ đốn hạ các cây dó nếu không thấy dấu hiệu sinh trầm. Những cây dó có tuổi đời cao nhưng cơ thể khỏe mạnh sẽ không bị khai thác, rất lãng phí. Chúng thường được giữ lại để lấy thu hạt lấy giống cũng như cho bóng mát. Vì cây dó bầu nếu không tạo ra trầm sẽ chỉ để làm củi đốt hoặc giấy. Do gỗ dó rất mềm, xốp và nhẹ; chất lượng không tốt để chế tác thành các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như các loại gỗ khác. Nhiều người vẫn nói: Việc phải chịu những tổn thương để biến thành Trầm hương là nhân, là duyên của cây dó bầu, sinh ra vốn như vậy.
Phân bố Trầm hương
Trên thế giới, Trầm hương tập trung chủ yếu ở 6 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Indonesia, Malaysia; trong đó trầm Việt Nam có dược lý tốt nhất. Những nghiên cứu khoa học mới đây về trầm của các nhà khoa học Nhật Bản và Trung Quốc cũng xác nhận trầm Việt Nam có nhiều hoạt chất mà trầm các nơi khác không có.
- Trầm hương Việt Nam: Nha Trang, Huế, Phú Yên (Hồng Thổ), Quảng Ngãi (kỳ nam, trầm hương, hồng thổ)
- Trầm hương Trung Quốc: Hoàn hương Quảng Đông, trầm hương Hải Nam, trầm hương Hồng Kông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan
- Trầm hương Indonesia: Trầm hương tỉnh Illion, tỉnh Aceh, đảo Sumatra, đảo Sulawesi, tỉnh Lombox, đảo An Hán, đảo Kalimantan
- Trầm hương Lào: Luang Prabang, Champasak, Aso Po
- Trầm hương Campuchia
- Trầm hương Thái Lan
- Trầm hương Myanmar
- Trầm hương Philipin
- Trầm hương Brunei
- Trầm hương Đông Timo
- Trầm hương Malaysia
- Trầm hương Papua New Guinea
Các hệ Trầm hương
- Hệ Huệ An
- Nơi tập trung: Hội An - Việt Nam
- Khu vực sản xuất trầm hương: Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ
- Hệ Quan Hương
- Nơi tập trung: Đông Quan
- Khu vực sản xuất trầm hương: Hải Nam, Hồng Kông, Quảng Tây
- Hệ Tinh Châu
- Nơi tập trung: Singapore
- Khu vực sản xuất trầm hương: Indonesia, Malaysia, Philipin, Brunei, Papua New Guinea
Tham khảo:
- Trầm hương sánh chìm là gì? Sự thật về vòng tay Trầm hương sánh chìm
- Trầm hương miếng là gì? Ý nghĩa và công dụng của việc xông trầm miếng
- Ý nghĩa và công dụng vòng tay Trầm hương 108 hạt
- 5 cách nhận biết vòng tay Trầm hương thật - giả chính xác nhất từ chuyên gia
- Phân biệt Trầm hương tự nhiên và Trầm hương nấu dầu
TRẦM TUỆ: LAN TỎA NIỀM TIN - SẺ CHIA CHÂN THẬT
Thương Hiệu Bán Trầm Hương Đốt Vi Sinh Uy Tín Việt Nam
Từ khóa » Cây Trầm Hương Là Gì
-
Cây Trầm Hương Là Cây Gì, Sống ở đâu Và Dùng để Làm Gì ?
-
Trầm Hương Là Gì Và Công Dụng Của Trầm Hương
-
Trầm Hương Là Gì - Công Dụng - Cách Nhận Biết Trầm Hương
-
Trầm Hương Là Gì - Giá Trị Của Trầm Hương Trong Lịch Sử Việt Nam
-
"TRẦM HƯƠNG LÀ GÌ" Và Những điều Chưa Ai Tiết Lộ...
-
Cây Trầm Hương Là Gì? Cách Nhận Biết Và Công Dụng Tuyệt Vời
-
Cây Trầm Hương: Đặc điểm, Công Dụng Và ý Nghĩa Trong đời Sống
-
Trầm Hương Là Gì - Công Dụng Của Trầm Hương - Top10tphcm
-
Cây Trầm Hương Là Gì? Những đặc điểm Của Trầm Hương - Thiều Hoa
-
Đặc điểm Cây Trầm Hương? Cây Trầm Hương Sống ở đâu, Có Mấy Loại?
-
Tác Dụng Của Cây Trầm Hương Mà Không Phải Ai Cũng Biết
-
Trầm Hương Là Gì Mà Nhiều Người Săn Lùng đến Thế?
-
Cây Trầm Hương Là Gì? Ý Nghĩa Trầm Hương Trong Phong Thủy
-
Trầm Hương Là Gì? Mùi Của Trầm Hương Như Thế Nào? - Nhang Xanh