Trâm Mốc – Wikipedia Tiếng Việt

Trâm mốc
Tình trạng bảo tồn
Ít quan tâm  (IUCN 3.1)[1]
Phân loại khoa học edit
Giới: Plantae
nhánh: Tracheophyta
nhánh: Angiospermae
nhánh: Eudicots
nhánh: Rosids
Bộ: Myrtales
Họ: Myrtaceae
Chi: Syzygium
Loài: S. cumini
Danh pháp hai phần
Syzygium cumini(L.) Skeels.[2]
Các đồng nghĩa[2]
Danh sách
  • Calyptranthes caryophyllifolia Willd.
  • Calyptranthes cumini (L.) Pers.
  • Calyptranthes cuminodora Stokes
  • Calyptranthes jambolana (Lam.) Willd.
  • Calyptranthes jambolifera Stokes
  • Calyptranthes oneillii Lundell
  • Caryophyllus corticosus Stokes
  • Caryophyllus jambos Stokes
  • Eugenia brachiata Roxb.
  • Eugenia calyptrata Roxb. ex Wight & Arn.
  • Eugenia caryophyllifolia Lam.
  • Eugenia cumini (L.) Druce
  • Eugenia djouat Perrier
  • Eugenia fruticosa (DC.) Roxb.
  • Eugenia jambolana Lam.
  • Eugenia jambolifera Roxb. ex Wight & Arn.
  • Eugenia obovata Poir.
  • Eugenia obtusifolia Roxb.
  • Eugenia odorata Wight
  • Eugenia tenuis Duthie
  • Eugenia tsoi Merr. & Chun
  • Jambolifera chinensis Spreng.
  • Jambolifera coromandelica Houtt.
  • Jambolifera pedunculata Houtt.
  • Myrtus corticosa Spreng.
  • Myrtus cumini L.
  • Myrtus obovata (Poir.) Spreng.
  • Syzygium brachiatum (Roxb.) Miq.
  • Syzygium caryophyllifolium (Lam.) DC.
  • Syzygium fruticosum DC.
  • Syzygium jambolanum (Lam.) DC.
  • Syzygium obovatum (Poir.) DC.
  • Syzygium obtusifolium (Roxb.) Kostel.
  • Syzygium pseudojambolana Miq.
  • Syzygium tenue (Duthie) N.P.Balakr.

Trâm mốc hay trâm vối hay vối rừng (các tỉnh miền nam Việt Nam gọi là cây trâm, trâm vỏ đen (danh pháp hai phần: Syzygium cumini)), tên gọi khác: mận Malabar,[3] mận Java,[3] mận đen, jamun hoặc jambolan.[4][5] Trâm mốc là cây thường xanh nhiệt đới thuộc chi Trâm. Nó có nguồn gốc từ Tiểu lục địa Ấn Độ và các khu vực tiếp giáp với Đông Nam Á, bao gồm Myanmar, Sri Lanka và quần đảo Andaman.[2][4] Chiều cao của cây có thể lên đến 30 mét (98 ft) và có thể sống hơn 100 năm.[4] Đây là loài thực vật phát triển nhanh chóng, nó được coi là loài xâm lấn ở nhiều khu vực trên thế giới.[5]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]
Màu quả Trâm mốc thay đổi từ xanh sang hồng rồi sang đỏ như máu rồi đến màu đen khi nó chín.

Trâm mốc là loài cây phát triển nhanh chóng, nó có thể đạt chiều cao lên đến 30 m và có thể sống hơn 100 năm.[4] Tán lá dày đặc của nó cho bóng râm và được trồng chỉ để làm cảnh. Ở phần gốc cây, vỏ cây sần sùi và có màu xám đen, càng lên cao màu càng nhạt và bề mặt vỏ mịn hơn. Gỗ có khả năng chịu nước sau khi được sấy khô.[4] Do đó, loại gỗ này được dùng làm tà vẹt đường sắt và dùng trong việc công trình giếng nước. Đôi khi nó được sử dụng để làm đồ nội thất và nhà ở, mặc dù gỗ của nó tương đối cứng đối với nghề mộc.[4]

Đây là cây ưa ẩm thường được tìm thấy ở ven suối, thích nghi được nhiều loại đất khác nhau, cây cho gỗ độ cứng trung bình tỷ trọng 0.68, gỗ có vân mịn, màu nâu, ít mối mọt, và dễ gia công, đánh bóng.

Lá của nó có mùi thơm giống như nhựa thông, có màu hơi hồng khi còn non, màu chuyển sang màu xanh đậm, lá dai cứng, với gân lá ở giữa màu vàng khi chúng trưởng thành. Lá được dùng làm thức ăn cho gia súc vì có giá trị dinh dưỡng tốt.[6]

Trâm mốc bắt đầu ra hoa từ tháng 3 đến tháng 4. Các hoa thơm và có kích thước nhỏ, khoảng 5 mm đường kính. Quả của nó phát triển vào tháng 5 hay tháng 6 và quả mọng; quả của nó được mô tả là giống "quả hạch".[7] Quả có hình dáng thuôn dài, hình trứng. Khi chưa chín có màu xanh lục. Khi quả già, màu của nó chuyển sang màu hồng, sau đó chuyển sang màu đỏ thẫm và cuối cùng là màu đen. Một giống cây của loài này ra quả màu trắng. Quả có sự kết hợp của hương vị ngọt, chua nhẹ và làm se lưỡi và có xu hướng tạo màu tím cho lưỡi.[4]

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cây thuộc chi Trâm nên khi nhìn thoáng qua sẽ thấy giống như cây mận (mận roi) nhưng cao hơn rất nhiều. Gỗ trâm được khai thác nhiều đề làm mộc, hiện nay do suy giảm diện tích nên không còn thấy đồ nội thất gỗ trâm nữa.

Quả có vị ngọt, hơi chua, được ăn sống và có thể được làm thành nước sốt hoặc mứt. Trái cây kém chất lượng hơn có thể được làm thành nước trái cây, thạch, sorbet, xi-rô hoặc salad trái cây.[4]

Rượu duhat hay còn được gọi là rượu lomboy, là một loại rượu trái cây của Philippines được làm từ quả của trâm mốc. Rượu có màu đỏ tím tươi. Loại rượu này chủ yếu được sản xuất ở miền Nam Luzon.[8][9][10][11][12]

Cuốn sách Những cây bản địa hữu ích của Úc năm 1889 (The Useful Native Plants of Australia) ghi lại rằng loài cây này được người Úc bản địa gọi là "durobbi", và rằng "Trái cây được người bản xứ Ấn Độ ăn nhiều; bề ngoài nó giống quả mận, có vị chát, nhưng cũng có vị ngọt, hơi se và chua. Nó được chim ăn và là thức ăn ưa thích của chi Dơi quạ (Brandis)."[13] Quả đã được sử dụng trong y học cổ truyền.[4][5]

Trâm mốc được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đưa vào Florida vào năm 1911. Ngày nay nó được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Trái cây của nó được ăn bởi nhiều loài chim và động vật có vú nhỏ, chẳng hạn như chó rừng, cầy hương và dơi ăn quả.[5] Loài này được coi là loai thực vật xâm lấn ở Florida, Nam Phi, một số vùng của Caribe, một số đảo của Châu Đại Dương và Hawaii.[5][14]

Thành phần hóa học và dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn] Trâm mốc (NDB NO:09145)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng251 kJ (60 kcal)
Carbohydrat15.56 g
Chất béo0.23 g
Protein0.72 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng %DV†
Vitamin A3 IU
Thiamine (B1)1% 0.006 mg
Riboflavin (B2)1% 0.012 mg
Niacin (B3)2% 0.260 mg
Acid pantothenic (B5)3% 0.160 mg
Vitamin B62% 0.038 mg
Vitamin C16% 14.3 mg
Chất khoángLượng %DV†
Calci1% 19 mg
Sắt1% 0.19 mg
Magiê4% 15 mg
Phốt pho1% 17 mg
Kali3% 79 mg
Natri1% 14 mg
Thành phần khácLượng
Nước83.13 g
† Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[15] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[16]

Lá cây trâm mốc chứa các thành phần sau:

Lá trâm mốc
Hợp chất Hàm lượng, %
Protein thô 9,1
Chất béo 4,3
Xơ thô 17,0
Tro 6,0
Calci 1,3
Phosphor 0,19
Nguồn: Jambolan, Lưu trữ

Thư viện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cây giống Cây giống
  • Một hàng cây Một hàng cây
  • Cận cảnh tán lá Cận cảnh tán lá
  • Cây non Cây non
  • Hạt giống Hạt giống
  • Hạt giống Hạt giống
  • Hoa Hoa
  • Trái cây ở các giai đoạn chín khác nhau Trái cây ở các giai đoạn chín khác nhau
  • Trái Trái
  • Trái Trái
  • Quả chín để bán ở chợ Quả chín để bán ở chợ

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Botanic Gardens Conservation International (BGCI).; IUCN SSC Global Tree Specialist Group (2019). “Syzygium cumini”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2019: e.T49487196A145821979. doi:10.2305/IUCN.UK.2019-2.RLTS.T49487196A145821979.en. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ a b c Syzygium cumini”. World Checklist of Selected Plant Families (WCSP). Royal Botanic Gardens, Kew.
  3. ^ a b Syzygium cumini”. Germplasm Resources Information Network (GRIN). Cục Nghiên cứu Nông nghiệp (ARS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA). Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2017.
  4. ^ a b c d e f g h i Julia F Morton (1987). “Jambolan, Syzygium cumini Skeels”. In: Fruits of Warm Climates, p. 375–378; NewCROP, New Crop Resource Online Program, Center for New Crops and Plant Products, Purdue University. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020.
  5. ^ a b c d e Syzygium cumini (black plum)”. CABI. ngày 21 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ The encyclopedia of fruit & nuts, By Jules Janick, Robert E. Paull, tr. 552
  7. ^ Chen, Jie & Craven, Lyn A., “Syzygium”, trong Wu, Zhengyi; Raven, Peter H. & Hong, Deyuan (biên tập), Flora of China (online), eFloras.org, truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2015
  8. ^ “Duhat Wine”. Office of the Vice Chancellor for Research and Extension, University of the Philippines Los Baños. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  9. ^ Lagsa, Bobby. “The women wine makers of Bolisong”. Rappler. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  10. ^ “How to Make Duhat Wine”. Business Diary Philippines. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  11. ^ Miranda, Roselle. “Duhat And Bignay Are The Fruits You Should Be Drinking”. Yummy.ph. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2019.
  12. ^ Aranas, Jennifer (2015). Tropical Island Cooking: Traditional Recipes, Contemporary Flavors. Tuttle Publishing. tr. 11. ISBN 9781462916894.
  13. ^ J. H. Maiden (1889). The useful native plants of Australia: Including Tasmania. Turner and Henderson, Sydney. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2021.
  14. ^ “Syzygium cumini”. Pacific Island Ecosystems at Risk. ngày 30 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2021.
  15. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trâm mốc.
  • Báo cáo khảo sát các loại gỗ ít được biết đến ở Việt Nam[liên kết hỏng]. Hợp phần Chế biến thương mại và tiếp thị lâm sản. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại
Syzygium cumini
  • Wikidata: Q232571
  • Wikispecies: Syzygium cumini
  • AoFP: 338
  • APDB: 16448
  • APNI: 117124
  • BOLD: 210609
  • CoL: 545XT
  • Ecocrop: 1030
  • EoL: 2508660
  • EPPO: SYZCU
  • FNA: 200014832
  • FoC: 200014832
  • GBIF: 3183840
  • GISD: 505
  • GRIN: 36128
  • iNaturalist: 169518
  • IPA: 6497
  • IPNI: 601603-1
  • ISC: 52426
  • ITIS: 505419
  • IUCN: 49487196
  • NatureServe: 2.161374
  • NCBI: 260142
  • NZOR: 946fbfe4-9396-4fdc-8b43-2faa8a951414
  • OBIS: 1492231
  • Open Tree of Life: 380002
  • Plant List: kew-199476
  • PLANTS: SYCU
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:601603-1
  • Tropicos: 22102113
  • WFO: wfo-0000318521
Myrtus cumini
  • Wikidata: Q21977558
  • APDB: 76004
  • APNI: 226596
  • CoL: 744QQ
  • GBIF: 3183863
  • GRIN: 419893
  • IPNI: 599744-1
  • POWO: urn:lsid:ipni.org:names:599744-1
  • Tropicos: 22102273
  • WFO: wfo-0000248748

Từ khóa » Cây Trâm Rừng