TRẬN ẤP BẮC ( Cựu đại Tá Hà Mai Việt ) - Bến Xưa

Vào đầu tháng giêng năm 1963, tại Ấp Bắc, một làng nhỏ hẻo-lánh, dân cư thưa-thớt, với nhiều kinh rạch chằng-chịt, thuộc tỉnh định-Tường, cách Sài-Gòn khoảng 40 dặm về phía Tây-Nam, đã xảy ra một cuộc giao-chiến dữ dội giữa quân đội Việt-Nam Cộng-Hòa (VNCH) và Việt-Cộng (VC) mà địa-hình, địa-vật tại nơi này đã giúp địch-quân có nhiều ưu-thế trong việc phòng-thủ. Nơi đây cũng là ngoại-vi tiếp-cận của khu-vực mà Cộng-Sản gọi là mật-khu Ba-Bèọ

Trong thời điểm này, chi đoàn 5/1 thiết-vận-xa M113 (1) do tôi (đại-úy Hà-Mai-Việt) chỉ-huy, đang hành-quân tại Đồng-Soài thuộc Vùng 3 Chiến-thuật thì vào lúc nửa đêm ngày 2-1-1963 được lệnh khẩn di-chuyển về Ấp Bắc để tăng-cường cho lực-lượng hành-quân đang bị địch-quân áp-lực nă.ng. Chi đoàn 5/1 được đặt dưới quyền điều động của đại-tá tư-lệnh sư đoàn 7 Bộ-binh kể từ ngày 3-1-1963 (2).

Nhân dịp này, chúng tôi nhận thấy, theo binh-thuyết, kế-hoạch hành-quân tiên khởi của trận Ấp Bắc khả-thi, nhưng trên thực-tế lại có những khuyết điểm mà các đơn-vi.-trưởng thường gặp như địch-tình không xác-thực, không có ưu-tiên không-yểm. Điểm sai trái nhất là không thống-nhất chỉ-huy (3), nếu không muốn nói là việc điều-quân khá phức-tạp. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận thấy trận Ấp Bắc chỉ là một biến-cố quân-sự thông-thường, mặc dầu đây là lần đầu-tiên toàn-bộ một tiểu đoàn Bộ-binh được trực-thăng-vận đến điểm tập-trung (4). Sau nữa, chúng tôi không thấy có điều gì quan-hệ đến mức độ giới truyền-thông Hoa-Kỳ phải đem ra mổ xẻ để lươ.ng-giá chiến-tranh Việt-Nam.

Sau đây là những nét chính về cuộc hành-quân nàỵ

TÌNH-HÌNH CHUNG

Theo tin-tức tình-báo thì tại Ấp Tân-Thới, ở về phía Tây-Bắc Ấp Bắc khoảng một cây-số rưỡi, VC thiết-lập một đài truyền-tin vào cuối năm 1962. Cũng theo tin tình-báo thì địch có một đơn-vị cấp đại đội tăng-cường, quân-số khoảng hơn 100 người, bảo-vệ đài nàỵ Nhưng sau này người ta được biết, trên thực-tế thì địch đông gấp ba dự đoán. Tại Ấp Bắc có sự hiệnđiện của các tiểu đoàn 514 chủ-lực Tỉnh Mỹ-Tho, tiểu đoàn 263 chủ-lực Miền và dân-quân du-kích địa-phương. Quân-số của VC ước-lượng khoảng từ 350 đến 400 người (5).

Ngày 29-12, Bộ Tổng-tham-mưu Quân đội VNCH chỉ-thị cho Bộ Tư-lệnh Sư đoàn 7 Bộ-binh (BB) tổ-chức hành-quân tiêud diệt địch và triệt hạ đài truyền-tin nói trên (6). Cơ-sở này nằm giữa vùng đồng lầy ngập nước, có nhiều kinh rạch quanh-co, đáy sâu, đầy bùn, là những chướng-ngại-vật đáng kể cho thiết-quân-vận M113 (TQV M113) và cho ngay cả bộ-binh khi phải vượt quạ Trong khu-vực mục-tiêu, nhà cửa thưa-thớt. Dọc theo Cống Lương, hai bên bờ có nhiều cây tràm và cỏ dại rậm-rạp, địch có thể đào hầm-hố để phục-kích hay phòng-ngự.

Được lệnh của bộ Tổng-tham-mưu, đại-tá Bùi Đình Đạm, tư-lệnh sư đoàn 7 BB, cho mở cuộc hành-quân Đức-Thắng 1, khai diễn ngày 2-1-1963, với ý định bao vây, triệt-hạ cơ-sở và tiêu điệt địch trong vùng Tân-Thới và Ấp Bắc (7). Theo kế-hoạch của bộ tư-lệnh sư đoàn 7 BB thì một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 11 BB cơ-hữu được trực-thăng-vận đến bãi đáp nằm về phía Bắc khu-vực hành-quân để tiến vào Ấp Tân-Thớị Đồng-thời, một thành-phần khác gồm 2 tiểu đoàn Bảo-An (8) thuộc tiểu-khu định-Tường, tiến từ phía Nam khu-vực hành-quân lên Ấp Bắc. Đại đội 7 Cơ-giới M113 (9), nguyên thống thuộc sư đoàn 7 BB, do đại-úy Lý-Tòng-Bá chỉ-huy, được tăng-phái cho tiểu-khu định-Tường. Đại đội này từ Mỹ-Tho di-chuyển đến quận-ly. Cai-Lậy, rồi băng đồng tiến về hướng Đông-Bắc, nhắm vào Ấp Bắc. Ngoài các đơn-vị nói trên, sư đoàn 7 BB còn có 3 đại đội Bộ-binh và Biệt động-quân làm trừ-bi.. Tổng-kết quân-số thuộc khu chiến-thuật Tiền-Giang tham-chiến lên đến gần hai ngàn ngườị Tương-quan lực-lượng: 4/1.

Dai uy Ly Tong Ba va co van tren thiet van xa M113 .jpg

Nói về khả-năng tác-chiến và thành-quả của Đại đội 7 Cơ-giới (CG) do đại-úy Lý-Tòng-Bá chỉ-huy, người ta phải kể đến cuộc hành-quân trước đó hơn hai tháng: Ngày 25-9-1962, tại vùng gianh-giới Mỹ-Tho và Sadec, nhờ yếu-tố lưu động và bất-ngờ của TQV M113 lội nước, đại đội 7 Cơ-giới với 9 TQV M113 đã hạ được 150 VC, bắt sống 38 tù-binh thuộc tiểu đoàn 502 chủ-lực tỉnh Kiến-Phong, ti.ch-thu 27 vũ-khí đủ loại, trong đó có 1 đại-liên 30 và 2 trung-liên. Về phía đại đội CG chỉ có thươ.ng-sĩ Ninh tử-thương và 1 binh-sĩ bị thương. Đây là lần đầu tiên tiểu đoàn 502 đụng đại đội 7 CG trong vùng Đồng-Tháp nên đối-phương đã bị thiệt-hại nặng và phải chém-vè thoát chạy ngay từ lúc đầu (10).

Ngoài ra, kể từ ngày đại đội 7 CG xuất-quân vào tháng 4 năm 1962 cho đến trước ngày đụng độ tại Ấp Bắc, đại đội này luôn-luôn giữ thế chủ động, đem lại nhiều chiến-thắng vẻ-vang khiến Cộng-quân thường tìm cách tránh né, không dám đụng độ. Kể từ sau trận Ấp-Bắc 1-1963 đến cuối năm 1964, trước khi được sáp-nhập vào Thiết đoàn 6 Ky.-Binh, đại đội 7 CG vẫn giữ vững vai-trò chủ động trên chiến-trường Đồng Tháp. Bằng vào những thành-tích của đại đội 7 CG trong năm 1962, bộ Chỉ-huy Thiết-giáp-binh đã khẩn súc-tiến việc thành-lập 4 chi đoàn Thiết-kỵ M113 đầu tiên cho các Trung đoàn Thiết-giáp. Nhưng những thành-tích nói trên lại không được giới truyền-thông Hoa-Kỳ ghi nhận.

Trong lúc sư đoàn 7 BB mở cuộc hành-quân Ấp Bắc vào sáng ngày 2-1-1963, thì tại tiểu-khu Tây-Ninh, thuộc Vùng 3 Chiến-thuật, hơn 60 phi-cơ thuộc không-lực Hoa-Kỳ và VNCH gồm 16 oanh-tạc-cơ B-26 và 24 khu-trục-cơ T-28 của HK, 26 khu-trục-cơ AD6 của Không-quân VN cũng có mặt trên bầu trời Tây-Ninh để yểm-trợ cho hơn 1,200 chiến-sĩ Nhảy Dù và một tiểu đoàn bộ-binh được trực-thăng-vận tấn-công vào 9 cơ-sở VC trong Chiến-khu C (11).

Cũng vì lý đo phần lớn trực-thăng bận tham đự hành-quân tại Tây-Ninh nên sư đoàn 7 BB chỉ được cấp 10 trực-thăng vận-tải CH-21 (12) và 5 trực-thăng võ-trang UH-1 để đổ quân. Nên với số trực-thăng này, tiểu đoàn BB phải thả quân làm hai đợt, thay vì thả toàn-bộ tiểu đoàn trong cùng một lúc để đạt yếu-tố xung-kích và bất-ngờ.

DIỄN-TIẾN CUỘC HÀNH-QUÂN

Tại hướng Bắc mục-tiêu, theo kế-hoạch dự trù, 1 đại đội đầu-tiên của tiểu đoàn BB đã được trực-thăng thả xuống phía Bắc Ấp Tân-Thới vào lúc 07:00 giờ sáng ngày 2-1-1963. Ngay sau khi từ trực-thăng nhảy xuống, đại đội này chạm địch nên phải giữ an-ninh bãi đáp. Lại nữa, vì lý đo sương-mù dày đặc, kế-hoạch đổ quân được đình-hoãn lại khoảng hai tiếng. Vào khoảng gần 10:00 giờ sáng, thành-phần còn lại tiếp-tục nhảy xuống bãi đáp nhưng khi tiểu đoàn BB tiến vào mục-tiêu, các toán tiền-phong đã bị VC đóng chốt tại hướng Bắc và Tây-Bắc Ấp Tân-Thới ngăn chặn và cầm chân tiểu đoàn tại đâỵ

Về phía Nam Ấp Bắc, cũng vào lúc 07:00 giờ sáng, 2 tiểu đoàn Bảo-An định-Tường lội nước (13) tiến từ phía Nam lên hướng Bắc bằng 2 trục song-hành (14) nhằm chặn địch tháo chạy về hướng nàỵ Trên đường tiến quân, khoảng 07:45 sáng, tiểu đoàn Bảo-An ở cánh Đông bất-thần lọt vào ổ phục-kích của VC tại Tây-Nam Ấp Bắc, thuộc khu Cống Lương. Địch quân ẩn-nấp dưới hố cá-nhân, được bao-phủ bởi những hàng cây và bờ bụi chạy dọc theo hướng Nam và Tây Ấp Bắc, đồng-loạt khai-hỏa khiến đại-úy tiểu đoàn-trưởng Bảo-An cùng 13 quân-nhân khác bi.-thương, đại đội-trưởng đại đội Bảo-An tiền-phong cùng 7 binh-sĩ tử-thương. Được tin này, thiếu-tá Lâm-Quang-Thơ, tiểu-khu-trưởng tiểu-khu định-Tường, liền ra lệnh cho cả hai tiểu đoàn Bảo-An dừng lại làm nút chặn, đồng-thời xin bộ tư-lệnh sư đoàn 7 BB điều động lực-lượng trừ-bị đến tăng-cường.

Trước khi đổ quân tiếp-viện, pháo-binh sư đoàn hỏa-tập tối đa vào 2 mục-tiêu Tân-Thới và Ấp Bắc. Tại giữa làng, trung-tâm của mục-tiêu, khói lửa ngụt trời, nhưng du-kích quân Cộng-Sản đã phân tán mỏng, ẩn-nấp kín đáo dưới những cụm cây ngoài bìa làng hướng về phía đồng ruộng có tầm quan-sát xạ Khoảng sau 10:00 giờ sáng, 10 trực-thăng CH-21 chở đại đội bộ-binh thả xuống bãi đáp cách Ấp Bắc về hướng Tây khoảng hơn 300 thước, ngay trong tầm quan-sát và tác-xạ của địch quân. Vào lúc này, một trực-thăng CH-21 đang chở quân bị trúng đạn, đáp xuống ruộng an-toàn, bộ-binh trên trực-thăng vô-sự. Trong khi ấy, hệ-thống chỉ-huy của VNCH và Hoa-Kỳ (HK) thiếu phối-hợp, không nắm vững tình-hình nên thiếu bình-tĩnh. Ngay sau đó, 1 trực-thăng võ-trang UH-1 xông đến để cấp-cứu, nhưng đã bị bắn hạ. Kế đó là 1 trực-thăng CH-21 bay đến với ý định cứu hai phi-cơ vừa bị rớt, cũng bị bắn rơi (15) . Tính đến trưa, về phía bạn có 5 trực-thăng bị rớt, trong đó có 1 trực thăng buộc phải đáp xuống vì lý do kỹ-thuật (16). Trong suốt cuộc hành-quân, cũng như trong thời-gian đổ-quân xuống vùng Ấp Bắc, đơn-vị hành-quân không có ưu-tiên không-yểm vì mă.t-trận Tây-Ninh giữ ưu-tiên. Chính vì vậy mà tại Ấp Bắc, quyền chủ động chiến-trường đã mất, và 14 trong số 15 trực-thăng tham-chiến đã bị trúng đạn từ các vi.-trí ẩn-nấp dọc theo bờ kinh bắn lên (17).

Khi được tin chiếc trực-thăng đầu tiên bị rớt, từ trên phi-cơ quan-sát L-19, trung-tá John Paul Vann, cố-vấn-trưởng sư đoàn 7 BB, dùng máy truyền-tin liên-lạc với đại-úy James Scanlon, cố-vấn đại đội 7 Cơ-giới M113, để yêu-cầu đại-úy Scanlon cho đại đội 7 CG tiến ngay vào Ấp Bắc. Nhưng vào lúc này, đại đội 7 còn đang ở hướng Tây, cách xa Ấp-Bắc khoảng gần 2 dặm, chưa vượt qua được Cống Bà Ký. Cống Bà Ký còn có tên là Kinh Lạn. Đây là lần đầu tiên đại đội 7 CG M113 gặp khó-khăn trong việc vượt kinh. Diễn-tiến vừa kể, đã được chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá (18) tường-thuật chi-tiết trong bài “Trận Ấp Bắc Thực-tế và Huyền-thoại” như sau:

Đại đội 7 M113 phải đối điện với con kinh thiên-nhiên mà nông đân địa-phương gọi là “Kinh Lạn” không bờ ác-nghiệt . . . . Nó như là khúc xương khó nuốt của những con trâu sắt M113 mà tôi đang cưỡị Canh-cánh với trách-nhiệm, lo cho sự an-nguy của phi-hành đoàn, tôi phân-vân chưa biết xử trí ra saỏ Có lần tôi đưa ra ý-kiến lên ban Cố-vấn cũng như bộ chỉ-huy hành-quân là nên chỉ-thị cho một cánh quân bạn nào gần đó mở cuộc hành-quân bộ đến nơi chiếc trực-thăng bị rơi, dù chậm nhưng chắc hơn là xử dụng đại đội 7 M113. Lý do là không làm sao chúng tôi biết được việc vượt qua Kinh-Lạn để tiến tới mục-tiêu phải mất bao nhiêu thời-gian. Xa đội chúng tôi thay nhau từng bước mò-mẫn dọc bờ kinh nhưng không lần nào cho xe băng ngang được vì lòng kinh toàn là bùn, không đáỵ Vì không hiểu và nhận ra yếu-tố đă.c-biệt này mà phía cố-vấn Mỹ đã hiểu-lầm, cho tôi là thiếu tinh-thần trách-nhiệm, không hăng-hái chiến đấu, không muốn đụng độ với địch-quân.

Tan thuong dong doi.jpg

Cuối cùng, vào khoảng 1 giờ trưa, đại đội 7 CG đã vượt qua Kinh Lạn. Trên đường tiến vào mục-tiêu, đại đội 7 CG đã bắt tay được với viên trung-úy BB chỉ-huy cánh quân nhảy xuống Ấp Bắc. Vị sĩ-quan này cùng với binh-sĩ của ông còn đang trú-ẩn trong chiếc trực-thăng bị rớt đầu tiên, trong dịp này ông có phàn-nàn với đại-úy Bá như sau: Ngồi trên trực-thăng, mặc dầu tôi chỉ nghe thấy một vài tiếng súng nổ rời-rạc, bỗng thấy đoàn trực-thăng theo nhau chiếc đáp, chiếc lảo đảo, chiếc rớt, rồi rớt khi họ tiếp-cứu nhaụ Tôi cho là vì các phi-công còn vụng-về (19).

Trong lúc 12 thiết-quân-vận M113 của đại đội 7 CG còn đang dò đẫm tiến vào mục-tiêu ở mé làng trước khi mở rộng đội hình hàng ngang, thì quân VC, từ các hầm-hố dưới những cụm cây dọc ven bờ kinh trước mặt, chờ cho xe M113 tiến tới gần, còn cách khoảng từ 15 đến 20 thước, bất-thần nổ súng khiến Chuẩn-úy Nguyễn-Văn-Nho thuộc trung đội 1/7 và Thươ.ng-sĩ Nguyễn-Văn-Hào, trên xe chỉ-huy của đại đội, tử-thương (20). Sáu xạ-thủ đại-liên 50 thuộc các trung đội khác cũng lần-lượt gục ngã vì đại-liên 50 trên M113 không có lá chắn để che chở xạ-thủ mỗi khi tác-xạ (21). Cũng vì vậy mà trong trận Ấp Bắc đại đội 7 CG có 8 tử-thương và 7 bị thương, tổn-thất khoảng 15% quân-số tham-chiến.

Trước tình-trạng nói trên, thiếu-tướng Huỳnh-Văn-Cao, tư-lệnh quân đoàn IV, bay đến bộ chỉ-huy hành-quân sư đoàn 7 hội-thảọ Sau đó tướng Cao lên bộ Tổng-tham-mưu để can-thiệp và đề-nghị tăng-phái ngay một đại đội Nhảy Dù nhảy xuống khu-vực đại đội 7 CG đang chiếm giữ vào lúc 1 giờ trưa để giải-quyết chiến-trường trước khi trời tốị Nhưng bộ Tổng-tham-mưu lại tăng-phái tiểu đoàn 8 Nhảy Dù với 2 đại đội và nhẩy xuống Ấp Bắc vào khoảng 06:00 giờ chiều, lúc trời sắp tốị Một số nhảy đúng xuống vùng ấn định, nhưng phải nằm tại chỗ qua đêm, một số bị mắc trên cây trong làng, một số khác bị gió chiều thổi bạt vào giữa vi.-trí địch nên đã bị hy-sinh oan-uổng (22).

Theo tướng Bá, là người đã chứng-kiến cảnh những cánh dù lạc hướng nói trên, cho biết: Một giờ trước đó, khoảng 5 giờ chiều, đại đội 7 CG đã đánh tan quân VC và chiếm xong mục-tiêụ Tôi dẫm trên xác quân VC còn bỏ lại, nhìn các chiến-sĩ Dù của ta đang lần-lần đáp xuống cánh đồng ở phía đằng sau đại đội 7 Cơ-Giớị Thật là một hình-ảnh tuyệt đẹp như cảnh trong Ciné và trận Ấp Bắc đã chấm dứt từ trước đó (23).

Lợi dụng màn đêm buông xuống, đồng-thời thừa lúc tiểu đoàn Dù đang đáp xuống phía Tây khu-vực hành-quân, VC tháo-chạy về hướng Đông Ấp Bắc, một cánh đồng hoang và cũng là một lỗ hổng của trận-chiến mà bộ tư-lệnh hành-quân đang bỏ ngỏ. Nhưng đến sáng hôm sau, ngày 3-1-1963, bộ tư-lệnh hành-quân vẫn điều động chi đoàn 5/1 Thiết-vận-xa M113 tăng-phái (24) tiến vào mục-tiêu với nhiệm-vụ tấn-công tiêu diệt địch thay vì khai-thác chiến-quả hay truy-kích. Điều đó chứng tỏ việc địch rút lui vào lúc nửa đêm là một bất-ngờ đối với bộ tư-lệnh hành-quân.

Trong khi trực-thăng lâm-nạn lại thiếu không-trợ, không có một đơn-vị bạn nào ngoài đại đội 7 CG gần chiếc trực-thăng bị rớt để kịp thời tiếp-cứu, trung-tá J.P. Vann sợ trách-nhiệm nên ông đã đổ lỗi cho đại đội 7 CG trì-trễ (25). Riêng đại-úy Scanlon, cố-vấn đại đội 7 CG, không hiểu rõ tình-hình nên không kịp thời báo-cáo trở-ngại địa-thế cho trung-tá Vann. Tệ hại hơn nữa là ngay sau khi đại đội 7 đụng địch, thươ.ng-sĩ Hào tử-thương và ba người khác thuộc xa đội chỉ-huy bi.-thương, còn đang nằm sóng-sượt trên nóc xe hay dưới sàn xe chỉ-huy thì đại-úy cố-vấn Scanlon đã tung cửa sau của M113 chỉ-huy, bỏ chạy về phía sau (26). Mãi đến sáng sớm hôm sau, ngày 3-1-1963, Scanlon mới trở về với đại đội 7 CG, nhưng lúc này đại-úy Bá đã giải-quyết mọi trở-ngại và chiến-trường đã được thanh-toán. Kết-quả là tại mục-tiêu, đại đội 7 CG đã tìm thấy 8 tử-thi nằm rải-rác trên miệng hầm, trong đó có 1 cấp chỉ-huy VC (27).

Tính đến chiều ngày 3-1-1963, thiệt hại về nhân-mạng của các đơn-vị bạn và địch tham-chiến sau cuộc hành-quân hai ngày tại Ấp Bắc được ghi nhận như sau:

– Quân đội VNCH có 66 tử-thương và 109 bị thương (28).

– Về phía Hoa-Kỳ có 3 chết và 6 bị thương.

– Việt-Cộng có 36 bị bắt sống, để lại 18 xác, đem theo khoảng 50 thương-binh và một số tử-thi.

HẬU-QUẢ

Trận Ấp Bắc, trên thực-tế, đã kết-thúc ngay trong ngày đầu. Sang ngày hôm sau, mồng 3-1-1963, các phóng-viên Hoa-Kỳ mới đến vùng hành-quân khai thác tin-tức. Họ không hề hay biết gì hơn về cuộc hành-quân này ngoài những điều mà họ đã khai-thác được qua “báo-cáo sau khi chạm địch” của các cố-vấn Hoa-Kỳ. Nhưng tiếc thay, những báo-cáo này lại được viết trong khi các Cố-vấn còn đang bực-bội về vụ các cấp chỉ-huy VNCH đã bỏ lỡ cơ-hội chiến-thắng. Trong báo-cáo sau cuộc hành-quân, trung-tá John Paul Vann, cố-vấn sư đoàn 7 BB, nhận định như sau (29):

– Quân đội VNCH thiếu kinh-nghiệm tác-chiến, thiếu phối-hợp nên đã để tiểu đoàn 514 VC vượt thoát.

– Đại đội 7 Cơ-giới đã trì-trễ: Trong suốt 3 tiếng rưỡi đồng-hồ, thiết-quân-vận chỉ tiến được 1,500 thước mặc dù địch trang-bị vũ-khí nhe..

Nhận định nói trên của ông Vann, cũng như những báo-cáo tương-tự của các cố-vấn khác đã được giới truyền-thông coi như tài-liệu chính-thức dùng để khai-thác, chỉ-trích đường lối lãnh đạo của Hoa-Kỳ tại Đông Nam-Á và chính-sách mà họ cho là độc tài, sai trái của tổng-thống Ngô đình Diệm (30).

Thiếu-tướng Huỳnh-Văn-Cao, tư-lệnh Vùng 4 Chiến-thuật, thì cho rằng kế-hoạch hành-quân của Sư đoàn 7 BB không thích-ứng với địa-hình địa-vật, không dồn nỗ-lực chính vào mục-tiêu nên thất-bại (31).

Chuyện Ấp Bắc đã được báo-chí Hoa-Kỳ luân-phiên khai-thác, nhắc đi, nhắc lại nhiều lần, liên-tiếp trong nhiều tháng. Nhưng hầu như chưa bao giờ họ nói đến những khó-khăn, trở ngại trong cuộc hành-quân này như thời-tiết xấu, địa-thế đồng lầy ngập nước, kinh rạch chằng-chịt, . . . Trái lại, các phóng-viên Hoa-Kỳ có mặt tại Sài-Gòn đã biến Ấp Bắc thành một vụ nổ lớn nhằm chỉ-trích chế độ Ngô đình Diệm và đường lối Hoa-Kỳ can đự vào chiến-tranh Việt-Nam. Hay nói khác đi, Ấp Bắc là vũ-khí chính để giới báo-chí truyền-thông khai-hỏạ

Tóm lại, vấn đề cơ-quan truyền-thông Hoa-Kỳ cố tình khai-thác trận Ấp Bắc nhằm mục đích chỉ-trích đường lối của Hoa-Kỳ tại Việt-Nam, vì họ cho rằng chính-sách này có thể đưa Hoa-Kỳ đến chỗ phá-sản và hy-sinh thêm nhiều nhân-mạng. Hơn thế nữa, họ còn ki.ch-liệt chống đối chế độ Ngô đình Diệm vì họ cho rằng tổng-thống Diệm đã áp dụng chính-sách độc-tài, gia đình-trị, nhất là sau khi bà Ngô đình-Nhu tuyên-bố: “Tất cả báo-chí truyền-thông Hoa-Kỳ là Cộng-Sản.” (32)

Lúc bấy giờ, báo-chí Hoa-Kỳ phần lớn cho rằng tổn-thất tại Ấp-Bắc là một thất-bại quan-trọng và chê-trách quân đội VNCH. Họ đánh-giá quân đội VNCH còn non kém, không đủ sức đương đầu với quân CSBV. Nhưng trên nguyên-tắc mà nói, không ai có thể nhìn vào kết-quả của một trận chiến nhỏ, cấp trung đoàn, tại một địa-phương hẻo-lánh, trong một hoàn-cảnh địa-thế khó-khăn để khẳng định hay kết luận không tốt về cả một quân đội hay một chính-thể của quốc-gia ấỵ

Theo đa-số quan-sát viên chiến-trường thì sự-kiện xảy ra tại Ấp-Bắc là điều không may và đáng tiếc, ngoài ra việc thắng hay bại tại Ấp-Bắc cũng chỉ là chuyện bình-thường. Cũng kể từ sau trận Ấp Bắc, nhiều mâu-thuẫn về vấn đề chỉ-huy và phối-hợp đã xẩy ra giữa các giới-chức Hoa-Kỳ có thẩm-quyền.

Chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá, nguyên đại đội-trưởng đại đội Cơ-giới M113, cho biết: Vì John. P. Vann quá hăng say và quá lo cho số-phận của người Mỹ cũng như số trực-thăng bị tổn-thất nên mất bình-tĩnh để rồi vu-khống cho Quân đội VNCH mà chính tôi là người trong cuộc. Có lần Vann đã xin-lỗi tôi để yêu-cầu tôi bỏ qua cho ông khi gặp lại tôi tại tỉnh BìnhĐương vào năm 1968 và Quân đoàn 2 vào năm 1972. Đó là sự thật (33).

Nói về Ấp Bắc, thiếu-tướng Huỳnh-Văn-Cao, là tư-lệnh Quân đoàn 4 trong thời-gian này, đã viết trong tập hồi-ký Một Kiếp Người như sau: Không may, mới ngày đầu năm, dương lịch, Sư đoàn 7 thất trận ở Ấp Bắc. Việc này là do Cộng-Sản nội-tuyến cao-cấp nên Sư đoàn chịu thất trận. Thua một trận nhỏ, mà báo chí sách vở dư luận ở Hoa-Kỳ làm rùm beng to chuyện lắm. Chỉ hư một chiếc M113, rớt một trực-thăng, chết và bị thương vài chục chiến-sĩ, thế mà Cộng-Sản khoác lác tuyên truyền lớn chuyện, xem như là chiến thắng Điện-Biên-Phủ không bằng (34).

Biến-cố Ấp Bắc đã gây một tiếng vang lớn bất lợi cho đệ nhất Cộng-Hòa Việt-Nam. Nó còn là giềng-mối cho báo-chí Hoa-Kỳ tranh-luận về việc quân-lực Hoa-Kỳ tham-chiến tại Việt-Nam và tạo cơ-hội cho Cộng-Sản Bắc-Việt tuyên-truyền.

Trích trong

“ Thép và Máu, Thiết-giáp trong chiến-tranh Việt-Nam “

của cựu đại ta’ Hà-Mai-Việt

Tài-liệu tham-chiếu và ghi-chú:

(1) Chi đoàn 5/1 Thiết-Vận-Xa M113 là 1 trong 4 chi đoàn thiết-kỵ đầu-tiên, thành-lập vào cuối năm 1962 theo khuôn mẫu của đại đội 7 và 21 Cơ-giới M113, nhưng xa đội là ky.-binh thay vì bộ-binh. Các chi đoàn này, thống-thuộc 4 trung đoàn Thiết-giáp, hành-quân trắc-nghiệm trên mọi địa-thế khác nhau trong 4 Vùng Chiến-thuật.

(2) Trưa ngày 3-1-63, chi đoàn 5/1 tuân-hành lệnh tấn-công vào Ấp Bắc nhưng địch quân đã rút lui từ đêm trước.

(3) Trong bài “Trận Ấp Bắc thực-tế và huyền-thoại” chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá kể lại chuyện khi ông còn là đại-úy đại đội-trưởng đại đội 7 Cơ-giới trong trận Ấp Bắc, từ trên máy bay quan-sát L19, Trung-tá J. P. Vann nói với ông qua máy truyền-tin : Anh Bá ! Nếu anh không cho xe qua kinh thì tôi sẽ nói với đại-tướng Lê-Văn-Tỵ bỏ tù anh. Hệ-thống chỉ-huy hành-quân quả là phức-tạp, không theo hệ-thống, cũng như không còn trật-tự nữạ Có lẽ ông Vann cho rằng mình là Tư-lệnh chiến-trường chứ không phải là Cố-vấn cho tư-lệnh Sư đoàn. Theo quan-sát-viên chiến-trường, trong cuộc hành-quân Ấp Bắc có nhiều thẩm-quyền chỉ-huy hay có ảnh-hưởng đến cuộc hành-quân như thiếu-tướng Huỳnh-Văn-Cao, tư-lệnh quân đoàn IV, đại-tá Daniel B. Porter, Cố-vấn quân đoàn, đại-tá Bùi đình đạm, tư-lệnh sư đoàn 7 BB, trung-tá John Paul Vann, cố-vấn sư đoàn, thiếu-tá Lâm-Quang-Thơ, tỉnh-trưởng kiêm tiểu-khu-trưởng định-tường.

(4) Theo tài-liệu ghi-nhận được thì 5 trực-thăng bị rớt: 1 vì lý do kỹ-thuật, 1 chiếc bị hạ vì lýđo bay vào tầm tác-xạ của VC, 2 chiếc khác bị loại vì lýđo phi-công can đảm hay khinh địch nên đã vội-vã nhảy vào tầm bắn của VC để cũng bị rớt. Theo thông-lệ của quân-lực Hoa-Kỳ trong chiến-tranh Việt-Nam, mỗi khi có một phi-cơ HK bị bắn hạ, dù là trực-thăng hay khu-trục, họ đã dồn tất cả ưu-tiên và phương-tiện vào việc cứu-nạn, bất-chấp lơ.i-hại, dù có phải rớt thêm vài chiếc nữạ Cũng vì vậy mà nhiều cuộc hành-quân của VNCH được HK yểm-trợ gặp trường-hợp nói trên đã bị khựng lại hay bỏ dở để lo cấp-cứu phi-hành đoàn. Tai hại hơn nữa là trực-thăng võ-trang đã được lệnh “chỉ bắn địch khi bị địch bắn trước”. Có lẽ chính vì vậy mà trực-thăng võ-trang đã không thám-sát bằng hỏa-lực để tìm và triệt-hạ các toán phòng-không mai-phục trước khi đổ quân. Kể từ khi bị tổn-thất 5 trực-thăng, Cố-vấn Hoa-Kỳ trở nên lúng-túng để đưa đến thất-bại và sau này giới truyền-thông HK khai-thác, làm lớn chuyện. Người ta cho rằng đây là một cuộc hành-quân trực-thăng-vận qui-mô đầu-tiên trong chiến-tranh VN nên phi-hành đoàn còn thiếu kinh-nghiệm.

(5) Theo tin-tức tình-báo thì quân VC bảo-vệ đài truyền-tin có khoảng hơn 100 người (1 đại đội tăng-cường) thuộc tiểu đoàn 514 chủ-lực. Sự thực thì địch đông gấp ba và đài truyền-tin đã được rời đi nơi khác trước ngày 1-1-1963 nhưng địch vẫn ở lại Ấp Bắc, tổ-chức địa-thế để nghênh-chiến.

ạ) Theo chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá trong bài hồi-ký “Trận Ấp Bắc thực-tế và huyền-thoại”, phổ-biến vào năm 2000, thì địch tung vào mă.t-trận Ấp Bắc tiểu đoàn 514 chủ-lực Mỹ-Tho và tiểu đoàn 263 chủ-lực Miền, chưa kể những thành-phần dân-quân du-kích khác.

b.) Theo đại-tá Harry G. Summers, Jr. trong Historical Atlas of the Vietnam War, Boston, New York, 1995, P. 80 thì trong vùng hành-quân, địch có 350 người thay vì 100 người, kể cả các thành-phần của tiểu đoàn 261 chủ-lực.

c.) Theo tướng Don Ạ Starry trong cuốn Mounted Combat in Vietnam (P. 25) thì vùng mục-tiêu Ấp Bắc được 3 đại đội VC chính-qui trang-bị đại-liên, súng cối 60 ly cùng một số đơn-vị du-kích tại địa-phương tổ-chức tuyến phòng-thủ dọc theo kinh Cống Lương, từ ấp Tân-Thới xuống tận Ấp Bắc.

(6) Trong thời-gian này các Quân đoàn đang được thành-lập nên bộ Tổng-tham-mưu đã ra lệnh thẳng cho Sư đoàn.

(7) Thoạt đầu, bộ tư-lệnh sư đoàn định khaiđiễn hành-quân vào ngày N, 1-1-63, sớm hơn một ngày, nhưng theo đề-nghị của đại-tá tư-lệnh sư đoàn 7 BB, ngày N được hoãn lại 24 giờ. Chính vì việc đình-hoãn này mà nội-tuyến CS đã thông-báo cho đồng bọn kịp thời phản-ứng. Ngay như việc binh-sĩ chuẩn-bị thamđự hành-quân rồi khựng lại, hay các đoàn xe tiếp-tế đạnđược di-chuyển cũng tự tố-giác cho bên ngoài biết sắp có biến động. Do đó, địch-quân có đủ thời-giờ chuẩn-bị trước để chạy hay ở lại kháng-cự.

(8) Bảo-An là một tổ-chức được hơ.p-nhất bởi ba tổ-chức bán quân-sự hình-thành trước năm 1954, đó là các tổ-chức Bảo-Chính đoàn tại Bắc-Việt, Việt-Binh đoàn tại Trung-Việt và Vệ-Binh Nam-Việt. Kể từ năm 1955, tổ-chức Bảo-An được đặt dưới quyền chỉ-huy của Tổng-Giám đốc Bảo-An. Đến năm 1964, tổ-chức Bảo-An được biến-cải thành địa-Phương-Quân, một lực-lượng thiết-yếu trong Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa với 1,100,000 ngườị

(9) Đại đội 7 cơ-giới là một trong hai đơn-vị bộ-binh cơ-giới đầu tiên thành-lập vào tháng 4-1962, thống-thuộc sư đoàn 7 và sư đoàn 21 BB để trắc-nghiệm tác-chiến trong vùng đồng-bằng sông Cửu-Long thuộc Vùng IV chiến-thuật. Mỗi đại đội Cơ-giới có 15 thiết-quân-vận M113 (TQV M113). Hỏa-lực của đại đội trên TQV gồm có 15 khẩu đại-liên 50, 18 khẩu đại-liên 30, 4 súng-cối 60 ly, và 3 súng phóng hỏa-tiễn 3.5. Trong khoảng thời-gian từ 11-6 đến 30-9-1962, hai đại đội 7 và 21 Cơ-giới đã hạ 502 VC và bắt sống 184 tù-binh, trong khi đó thiệt-hại về phía bạn gồm 4 chết và 9 bị thương. (Tham-chiếu Monograph of Armored Combat in Vietnam, 1976, PP. 8-13, của tướng thiết-giáp Donn Ạ Starry).

(10) Bị thất-bại lần này, CS đã ho.c-tập để tìm phương-thức chống lại trực-thăng và thiết-quân-vận M113. Họ nhắm vào những yếu điểm của chiến-cụ mới để khai-thác. Do đó họ đã tìm cách vô-hiệu-hóa hỏa-lực của M113 bằng cách triệt-hạ xạ-thủ đại-liên 50, là vũ-khí mạnh nhất trên TQV M113.

(11) Tại mă.t-trận Tây-Ninh, sau khi không-lực HK và VNCH oanh-kích dữ dội vào vùng mục-tiêu, 1,250 chiến-sĩ Dù đã được thả xuống để tiêuđiệt địch và thanh-toán chiến-trường. Kết-quả: Ta ti.ch-thu nhiều vũ-khí và tài-liệụ Về phía địch, quân-số tổn-thất ước-lượng từ 400 đến 800 tử-thương.

(12) CH-21 là loại trực-thăng vận-tải, thường được dùng để chở quân hay tiếp-tế trong lục-quân Hoa-Kỳ. Hình thù CH-21 giống như quả chuối khổng-lồ nên còn được người Mỹ gọi là “Flying Bananạ” Vào tháng 12-1961, Hoa-Kỳ đem sang Việt-Nam 2 đại đội trực-thăng CH-21 gồm 33 chiếc với đầy đủ phi-công và 400 chuyên viên tiếp-liệu và bảo-trì.

(13) Vì hành-quân trong vùng đồng lầy ngập nước nên tất cả các đơn-vị bộ-binh, cũng như khinh-binh thuộc đại đội Cơ-giới khi hạ-chiến, đều phải lội ruộng. Mực nước tùy chỗ, trung-bình trên dưới đầu gối, có khi cao tới thắt lưng.

Trong cuộc phỏng-vấn tại Colorado ngày 11-8-2001, đại-úy Dương-Khang nguyên là trung đội-trưởng của đại đội trinh-sát thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 12, sư đoàn 7 BB, có mặt trong trận Ấp-Bắc, ông cho biết: Tại phía Bắc vùng hành-quân, trong lúc đơn-vị trinh-sát sư đoàn đang lội nước ngang tới bụng, thì 2 tên VC, ngồi trên thuyền tam-bản neo sẵn, dùng trung-liên FM BAR bắn xối-xả vào đoàn người đang lội dưới ruộng. Nhiều chiến-sĩ của đại đội không kịp trở tay!

Nói về nỗi cực-khổ của các chiến-sĩ, ky.-binh và bộ-binh tùng-thiết, hành-quân trong vùng đồng lầy, ngập nước, tướng Lý-Tòng-Bá viết như sau: Không bao-giờ tôi quên những khó-khăn, gian khổ mà tôi và những anh em binh-sĩ thuộc quyền, tưởng là không tài nào vượt qua được với nhiều lần các M113 thay nhau kẹt xích, kẹt bùn, loay-hoay giữa ruộng. Có lần hơn cả hai ngày đêm, anh em các xa đội với quần áo trận đang mặc, từ ướt rồi khô, rồi từ khô đến ướt. Cứ miệt mài thay nhau liên-tiếp móc kéo xe ra khỏi từng vũng bùn, khỏi vùng nguy-hiểm.

(14) Một tiểu đoàn Bảo-An tiến trên trục ở hướng Đông và tiểu đoàn Bảo-An thứ nhì tiến trên trục bên hướng Tâỵ

(15) Trong thời-gian này, trực-thăng CH-21 không được võ-trang và trực-thăng võ-trang UH-1 Hueys, trang-bị 2 đại-liên 30 và 16 hỏa-tiễn cỡ 2.75in, cũng chỉ được bắn địch sau khi địch khai-hỏa trước hay nói khác đi nếu địch có bắn thì mới được bắn lạị (Trang 67 Vietnam War, The 1963 Debacle, Richard F. Newcomb, 1987 Part of the explanation for Ấp Bắc, Harkins said, was the rule that helicopters could not fire until fired upon, and the Mohawks were unarmed).

(16)William M. Hammond, The Military and The Media, Wash., DC, 1988, P31.

(17) Theo Dave R. Palmer trong Summons of the Trumpet, trang 33, để chống lại trực-thăng, VC được trang-bị tối-thiểu 2 đại-liên 50 và súng tự động đủ loại, xạ-thủ đã được huấn-luyện cẩn-thận về kỹ-thuật chống máy-baỵ

(18) Năm 1972, đại-tá Lý-Tòng-Bá, tư-lệnh sư đoàn 23 Bộ-binh, được tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu vinh-thăng chuẩn-tướng đă.c-cách tại mă.t-trận Kontum kiêu-hùng.

(19) Chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá, tại Las Vegas, NV, kể lại vào ngày 14-11-2001.

(20) Lý-Tòng-Bá, Trận Ấp Bắc thực-tế và huyền-thoại, Sàigòn Nhỏ Houston, 2001, PP. 38-39.

(21) Sở dĩ xạ-thủ đại-liên 50 dễ bị hạ là bởi đại đội Cơ-Giới còn trong thời-gian trắc-nghiệm, TQV M113 chưa được trang-bị lá chắn cho đại-liên 50. Trong khi tác-chiến, xạ-thủ đại-liên 50 đã để lộ từ ngực đến đầu, khiến địch dễ sát-hạị Ngoài ra, TQV M113 được sản-xuất với mục đích chuyên-chở bộ-binh. Trên M113 cũng như trên các xe thiết-giáp khác, Đại-liên 50 thường dùng để phòng-không nên không có lá chắn cho dễ xoay trở. Vào đầu thập-niên 60, sau khi trắc-nghiệm trên chiến-trường VN, TQV M113 mới được xử dụng như một chiến-xa nhẹ, có khả-năng băng đồng, lội nước, trong vai-trò xung-kích, nên Đại-liên 50 sau này đã được trang-bị lá chắn bằng thép do căn-cứ 80 Quân-Cụ VNCH thực-hiện. Những lá chắn này sau đã trở thành khuôn-mẫu cho Hoa-Kỳ ứng dụng. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong dịp vinhđanh 712 khoá-sinh VNCH tốt-nghiệp tại trường Thiết-Giáp Fort Knox, Kentuckey, từ năm 1955 đến năm 1975, vào ngày 25-5-2000 tại đại-hội thường-niên Thiết-giáp-binh HK tổ-chức tại Fort Knox, tiến-sĩ Lewis Sorley, sĩ-quan Thiết-giáp HK hồi-hưu, hiện chuyên viết quân-sử, đã trình-bày trước cử-tọa như sau: “Theo tướng Don Starry và giáo-sư George Hofman trong cuốn binh-sử của Thiết-giáp Hoa-Kỳ, mang tựa đề Camp Colt to Desert Storm, trong chương nói về Chiến-tranh Việt Nam, tôi nhận thấy rằng Thiết-Quân-Vận M113 (TQV M113) là một Chiến-mã của cuộc chiến này, và chính Thiết-giáp-binh Việt Nam đã sửa đổi TQV M113 như tăng-cường hỏa-lực, làm lá chắn đỡ đạn, bọc thêm thép, biến M113 thành một loại thiết-xa nhẹ có khả-năng băng đồng, vượt sông, được gọi là Thiết-kỵ xa (Armored Cavalry Assault Vehicle = ACAV). Chúng ta đã học lại của họ, rồi hệ-thống hóa những điều mà họ đã khai-triển.”

(22) Huỳnh-Văn-Cao, Một Kiếp Người, Chantilly, Virginia, 1993, P. 18-19.

(23) Chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá, tại Las Vegas, NV, kể lại vào ngày 14-11-2001.

(24) Về tổ-chức và trang-bị của chi đoàn 5/1 Thiết-kỵ, trong thời-gian trắc-nghiệm, cũng gần giống như của đại đội 7 Cơ-giớị Nhưng Armored Personnel Carrier M-113 của đại đội Cơ-giới lấy tên là “Thiết-quân-Vận M113” dùng để chuyên-chở bộ-binh. Còn chi đoàn Thiết-kỵ cũng trang-bị M113 nhưng được xử dụng như một chiến-xa nhẹ trên mọi địa-thế nên được gọi là “Thiết-vận-xa M113”.

(25) Hành động hốt-hoảng và báo-cáo sai-lạc của Cố-vấn J. P. Vann chính là đầu giây mối nhợ khiến trận Ấp Bắc trở nên một đề-tài nóng bỏng, để từ một trận không có gì quan-trọng đưa đến việc giới truyền-thông Hoa-Kỳ lươ.ng-giá mơ-hồ mà kết-luận là quân đội VNCH còn non kém.

(26) Chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá, tại Las Vegas, NV, kể lại vào ngày 1-1-2002.

(27) Sự kiện này đã được chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá xác nhận ngày 31-12-2001.

(28) Dave R. Palmer, Summons of the Trumpet, Presidio Press, CA, 1978, P. 37.

(29) William M. Hammond, Public Affairs: The Military and The Media, 1962-1968, Center of Military History USA, Washington D.C., 1988, PP. 31-33.

(30) William M. Hammond, Public Affairs: The Military and The Media, P. 35.

(31) Huỳnh-Văn-Cao, Một Kiếp Người, P. 18.

(32) William M. Hammond, Public Affairs: The Military and The Media, P. 31-37.

(33) Chuẩn-tướng Lý-Tòng-Bá, tại Las Vegas, NV, kể lại vào ngày 14-11-2001.

(34) Huỳnh-Văn-Cao, Một Kiếp Người, P. 88.

______________________________________

Tọa độ của Ấp Bắc theo Major Ziegler là XS 310540. Ngày của trận đánh 2-6 tháng Giêng 1963.

Ấp Bắc I, Ấp Bắc II thuộc tỉnh Long Định, và giáp ranh ba quận Khiêm Ích, Bến Tranh, và Long Định.

Bản đồ số 6242 III thuộc tờ số NC 48-7 L509 MR-4

nguồn: http://www.tapthechiensivnch.org/San…-TranApBac.htm

Từ khóa » Thép Và Máu Hà Mai Việt