Trận Brazil Vs Argentina Bị Hoãn Và Những 'trò Hề' Của Bóng đá Nam ...

1. Copa America tổ chức như giải... chợ

Mới mùa hè 2015, Copa America đã được tổ chức ở Chile và đội chủ nhà lần đầu tiên đăng quang tại giải đấu này. Mùa hè 2016, người hâm mộ tiếp tục được chứng kiến màn so tài của các đội bóng hàng đầu châu Mỹ. Copa America 2016 được tổ chức để kỷ niệm tròn 100 năm giải đấu này ra đời. Đây là giải đấu quốc tế có lịch sử lâu đời nhất thế giới.

Đáng chú ý, giải đấu được mang tên Copa America Centenario lại được tổ chức ở Mỹ. Trên mạng xã hội, các fan chỉ còn biết "cười trừ" khi biết thông tin trên. Họ cho rằng, Liên đoàn bóng đá Nam Mỹ cố gắng tổ chức giải đấu này nhiều nhất có thể để giúp Messi có được danh hiệu tại ĐTQG (nhưng rồi Argentina vẫn thua Chle ở chung kết Copa America 2016). Còn số khác thì chỉ trích kiểu tổ chức bất quy tắc của LĐBĐ Nam Mỹ.

Chile vô địch Copa America Centenario 2016

Trên thực tế, từ trước khi LĐBĐ Nam Mỹ tổ chức Copa 20215 và 2016 gần nhau thì từng xay ra việc này. Như ở giai đoạn đầu, Copa tổ chức rất gần nhau như 1916, 1917, 1919-1927, 1941-1942, 1945-1947, 1955-1957 hay việc thay đổi 2 năm tổ chức 1 lần lên thành 3 năm (Copa 2001, 2004, 2007) rồi 4 năm (2011, 2015).

Và mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Khi Copa America 2019 đang diễn ra, LĐBĐ Nam Mỹ thông báo giải đấu tiếp theo sẽ được diễn ra vào năm 2020. Một sự khác biệt rõ ràng so với quy tắc thông thường khi các giải đấu quốc tế thường được diễn ra cách nhau ít nhất 2 năm. CONMEBOL - cơ quan quản lý bóng đá Nam Mỹ - tuyên bố vào năm 2018 rằng họ muốn thay đổi lịch thi đấu để Copa America sẽ được tổ chức cùng năm với EURO, bắt đầu từ năm 2020 trở đi. Tuy nhiên, cuối cùng giải đấu lại phải rời đến năm 2021 do đại dịch Covid-19.

2. Quốc gia có nhiều ca dính Covid-19 nhất Nam Mỹ tổ chức Copa

LĐBĐ Nam Mỹ trước đó thông báo, Argentina và Colombia sẽ tổ chức Copa America 2020. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử 105 năm tồn tại Copa America diễn ra đồng thời ở 2 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, giải đấu rút cục bị hoãn lại 12 tháng do những lo tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến quá phức tạp. Sau 1 năm, cả Colombia lẫn Argentina vẫn không đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành nước chủ nhà.

Messi cùng ĐT Argentina vô địch sau nhiều năm chờ đợi

Như đã nói ở trên, Argentina hiện không an toàn do nước này vẫn bất lực trước sức lây lan của COVID-19. Trong khi đó, ở Colombia lại đang xảy ra bất ổn chính trị. Với việc các cuộc biểu tình chống chính phủ liên tục diễn ra ở nhiều nơi tại Colombia, quốc gia này cũng bị CONMEBOL tước quyền tổ chức giải vô địch Nam Mỹ. Xoay đi xoay lại, LĐBĐ Nam Mỹ quyết định trao quyền tổ chức Copa Ameirca 2021 cho Brazil - quốc gia khi đó đang là tâm dịch của bóng đá Nam Mỹ và đứng top đầu về số ca mắc Covid-19 trên thế giới. CĐV phản đối nhưng giải đấu vẫn diễn ra trong bối cảnh, CĐV không được phép đến sân.

3. Giải VĐQG Argentina bỏ hệ thống tính điểm siêu phức tạp "Promedios"

Khác với hệ thống vốn rất rõ ràng tại châu Âu, giải Primera Division (hạng đấu cao nhất) của Argentina tìm ra đội xuống hạng cuối mỗi mùa theo một bảng xếp hạng của… 4 mùa giải, mùa hiện tại và 3 mùa trước đó (trước đó chỉ lấy 2 mùa). Về cơ bản, cách thức tính điểm của Promedios không quá phức tạp. Chỉ việc lấy số điểm mà một đội giành được trong 4 mùa giải Primera Division chia cho số trận họ đã chơi ở Primera Division trong 4 mùa đó.

Điều này sẽ dẫn tới nhiều tình huống oái ăm. Ví dụ một đội bóng dẫn đầu bảng xếp hạng mùa này vẫn hoàn toàn có thể nằm trong nhóm xuống hạng, do kết quả của 3 mùa trước của họ là quá đì đẹt. Ngược lại, một đội bóng chơi đì đẹt mùa này vẫn có thể thảnh thơi không lo xuống hạng, nhờ thành tích của các mùa trước tốt. Mãi đến năm 2018, LĐBĐ Arentina mới quyết định loại bỏ hệ thống tính điểm này.

4. HLV ĐTQG đi tù

Vanderlei Luxemburgo là HLV trưởng ĐTQG trong giai đoạn 1998-2000. Chỉ trong 2 năm, ông gọi 91 cầu thủ khác nhau lên tuyển. Những cầu thủ lần đầu được tuyển lập tức lên giá trên TTCN. Các bên liên quan ăn chia với nhau. Bồ cũ của Luxemburgo tố cáo khiến scandal vỡ lở. Thế là một trong những HLV nổi tiếng nhất Brazil lĩnh án. Nhưng ông chỉ phải vào tù để... ngủ. Ban ngày, Luxemburgo vẫn được tự do huấn luyện, dĩ nhiên là không được ra nước ngoài.

5. “Ro béo” đóng bỉm ra sân

Theo tiết lộ của HLV Vanderlei Luxemburgo, cựu tiền đạo Ronaldo từng phải đóng bỉm thi đấu tại Copa America. Sở dĩ có chuyện Ro béo phải đóng bỉm như em bé thế này là vì dịp đó, anh mất khả năng làm chủ “van máy nước” do tác dụng phụ từ một loại thuốc giảm cân mà anh từng dùng.

Chưa hết, Ronaldo còn tự tạo "chiến tích" đái dầm đáng xấu hổ khi còn khoác áo PSV Eindhoven. Càng lạ hơn, khi chính miệng Ronaldo nói ra điều ấy khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình.

6. Tôi thua vì tôi... không thắng

Sau khi Brazil thua Pháp 0-3 trong trận chung kết World Cup 1998. Cả Thượng viện lẫn Hạ viện Brazil đều tiến hành những cuộc điều tra riêng rẽ, xem vì sao... thua. Hàng chục nhân vật nổi tiếng nhất trong làng bóng phải ra điều trần. Báo chí dành hẳn trang riêng để viết bài về diễn tiến lâu dài của những vụ này, chẳng khác gì trang riêng về giải VĐQG.

Dĩ nhiên, không thể rút ra điều gì từ những cuộc điều tra kỳ cục như vậy. Khi bị chất vấn “vì sao Brazil thua Pháp”, ngôi sao Ronaldo nói câu đầu tiên, trong sự chờ đợi hồi hộp của báo chí: “Xin lỗi, tôi có thể uống một ly nước?”. Sau đó anh nói: “Tôi thua vì tôi không thắng. Ngốc thế mà cũng hỏi được!”.

7. Vidal và đồng đội dẫn gái về phòng bất chấp dịch Covid

6 cầu thủ Chile gồm Jean Meneses, Arturo Vidal, Gary Medel, Pablo Galdames, Pablo Aranguiz và Eduardo Vargas đã mời một số phụ nữ tham gia 1 bữa tiệc cùng họ tại khách sạn Gran Hotel Odara, nơi đội đóng quân trong thời gian diễn ra Copa America 2021 ở Brazil. Chỉ vài ngày trước và trước cuộc đọ sức của Chile với Bolivia, cả Medel và Vidal đều bị Conmebol phạt 30.000 mỗi người vì mời thợ cắt tóc tới khách sạn. Thông thường, những chuyện này diễn ra như "cơm bữa" ở Nam Mỹ nhưng do Brazil đang nêu cao quy tắc chống dịch Covid-19 mà các thành viên của ĐT Chile lại "phá rào" nên mọi thứ không thể bỏ qua dễ dàng. Dù thế, LĐBĐ Chile chỉ xử phạt nội bộ và nhóm cầu thủ kia vẫn ra sân bình thường.

8. Trận Brazil vs Argentina bị dừng vì gian lận?

Vào ngày 6/9/2021, siêu kinh điển Nam Mỹ ở Vòng loại World Cup 2022 giữa Brazil vs Argentina đã không thể hoàn thành do các vấn đề liên quan đến giao thức Covid-19. Trận đấu này có sự góp mặt của cả Neymar và Lionel Messi nên hứa hẹn sẽ vô cùng hấp dẫn. Nhưng chỉ sau 8 phút bóng lăn, một sự cố không ngờ đã xảy ra. Một nhóm quan chức không rõ danh tính đã ào vào sân, gây ra một cuộc hỗn loạn với các cầu thủ Argentina.

Messi và các thành viên ĐT Argentina không hài lòng với cách hành xử của cơ quan chức năng Brazil

Sau khi hỏi rõ thì mới xác định đây là các quan chức thuộc cơ quan quản lý Y tế Brazil (ANVISA). Họ đã buộc trọng tài phải dừng trận đấu và giữ lại 4 cầu thủ Argentina gồm Cristian Romero, Lo Celso, Emilano Martinez và Emi Buendia là những cầu thủ bị các nhà chức trách Brazil truy lùng vì không tuân thủ theo các quy định phòng chống dịch bệnh. Theo quy định của Brazil, những người đến từ Vương Quốc Anh phải cách ly 14 ngày trước khi nhập cảnh. Tuy nhiên, 4 cầu thủ này mới đến Brazil từ ngày 3/9.

Ở đây, vấn đề khâu tổ chức bị chỉ trích gay gắt nhất. Sự cố trên có thể xuất phát từ các cầu thủ Argentina nhưng bộ phận tổ chức của Brazil cũng không làm hết nhiệm vụ. Nếu bị quy trách nhiệm, chủ nhà Brazil thậm chí có thể bị xử thua 0-3 khi họ là bên đã can thiệp vào trận đấu.

Nhà chức trách vào sân trục xuất 4 cầu thủ Argentina khiến trận Brazil vs Argentina bị hoãn

Từ khóa » Game đá Phạt đỉnh Cao - Brazil Vs Argentina