Trần Cát Ninh – Wikipedia Tiếng Việt

Trần Cát Ninh陈吉宁
Trần Cát Ninh, 2023
Chức vụ
Bí thư Thành ủy Thượng Hải
Nhiệm kỳ28 tháng 10 năm 2022 – nay2 năm, 30 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmLý Cường
Kế nhiệmđương nhiệm
Ủy viên Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ23 tháng 10 năm 2022 – nay2 năm, 35 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Các chức vụ khác
Thị trưởng Bắc Kinh
Nhiệm kỳ27 tháng 5 năm 2017 – 28 tháng 10 năm 20225 năm, 154 ngày
Lãnh đạoThái Kỳ
Tiền nhiệmThái Kỳ
Kế nhiệmÂn Dũng
Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường
Nhiệm kỳ21 tháng 2 năm 2015 – 27 tháng 5 năm 20172 năm, 95 ngày
Lãnh đạoLý Khắc Cường
Tiền nhiệmChu Sinh Hiền
Kế nhiệmLý Cán Kiệt
Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa
Nhiệm kỳ4 tháng 2 năm 2012 – 21 tháng 1 năm 20152 năm, 351 ngày
Lãnh đạoHồ Hòa Bình
Tiền nhiệmCố Bỉnh Lâm
Kế nhiệmKhâu Dũng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinh4 tháng 2, 1964 (60 tuổi)
Nghề nghiệpNhà khoa họcChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnGiáo sư, Tiến sĩ Hóa sinhTiến sĩ Phân tích hệ thống môi trường
Alma materĐại học Thanh HoaĐại học Brunel LondonĐại học Hoàng gia LondonTrường Đảng Trung ương

Trần Cát Ninh (tiếng Trung giản thể: 陈吉宁; phồn thể: 陳吉寧; bính âm: Chén Jí Níng; sinh ngày 4 tháng 2 năm 1964, người Hán) là chuyên gia, nhà khoa học môi trường, nhà giáo dục, chính trị gia nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XX, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX, lãnh đạo cấp phó quốc gia, hiện là Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Ông từng là Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Bí thư Đảng tổ, Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh; Bí thư Đảng tổ, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường; Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, và Thường vụ Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng thường trực Đại học Thanh Hoa.[1]

Trần Cát Ninh là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc, học hàm Giáo sư, học vị Tiến sĩ Hóa sinh, Tiến sĩ Phân tích hệ thống môi trường, là một nhà khoa học nổi tiếng của Trung Hoa. Trong lĩnh vực khoa học, xã hội, ông còn đảm nhiệm các chức vụ Phó Chủ tịch Hiệp hội Khoa học môi trường Trung Quốc; Ủy viên Ủy ban Tư vấn môi trường Quốc gia; phụ trách tổ chức các sự kiện như Thế vận hội Mùa đông 2022, Cúp bóng đá châu Á 2023.

Xuất thân và giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Cát Ninh sinh tháng 2 năm 1964 ở huyện Cái, địa cấp thị Dinh Khẩu tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nguyên quán ở huyện Lê Thụ, tỉnh Cát Lâm.[Ghi chú 1] Ông lớn lên và theo học phổ thông ở quê nhà.[2]

Tháng 9 năm 1981, ông tới thủ đô Bắc Kinh, trúng tuyển đại học và theo học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường, Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Môi trường, Đại học Thanh Hoa. Trong quá trình học, ông được kết nạp Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 6 năm 1984, nhận bằng Cử nhân Khoa học môi trường vào tháng 7 năm 1986. Ngay sau đó, ông tiếp tục theo học cao học chuyên ngành Khoa học môi trường tại Thanh Hoa và nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật dân dụng và Môi trường. Năm 1988, Trần Cát Ninh tới thủ đô London, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, là nghiên cứu sinh ở Đại học Brunel London, bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, trở thành Tiến sĩ Hóa sinh[Ghi chú 2] vào tháng 7 năm 1989, khi mới 25 tuổi. Ông tiếp tục tới Đại học Hoàng gia London, là nghiên cứu sinh, rồi nhận thêm bằng Tiến sĩ Phân tích hệ thống môi trường năm 1992, tiếp tục tham gia nghiên cứu sau tiến sĩ ở trường Hoàng gia những năm 1993 – 1994, với vị trí Trợ lý Nghiên cứu viên giai đoạn 1994 – 1998.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Đại học Thanh Hoa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 3 năm 1998, sau 10 năm nghiên cứu khoa học môi trường ở Vương quốc Anh, Trần Cát Ninh trở về nước, bắt đầu sự nghiệp của mình. Ông tham gia giảng dạy tại Đại học Thanh Hoa, nhậm chức Phó Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật và Khoa học môi trường. Một năm sau, tháng 7 năm 1999, ông nhậm chức Chủ nhiệm Khoa.[4] Tháng 2 năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Ủy viên thường vụ Đảng ủy Đại học Thanh Hoa, Phó Hiệu trưởng, kiêm nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Xây dựng khoa học, Đại học Thanh Hoa vào tháng 9 năm 2006. Tháng 12 năm 2007, ông nhậm chức Phó Hiệu trưởng thường trực Đại học Thanh Hoa, Tổng thư ký, chức vụ cấp chính địa – chính sảnh. Tháng 1 năm 2010, ông tiếp tục kiêm nhiệm thêm chức vụ Viện trưởng Viện nghiên cứu sinh, Đại học Thanh Hoa; Viện trưởng Viện nghiên cứu sinh Thâm Quyến, Đại học Thanh Hoa vào năm 2011.[5]

Tháng 2 năm 2012, Tổng lý Quốc vụ viện Ôn Gia Bảo quyết định bổ nhiệm Trần Cát Ninh làm Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa, chức vụ cấp phó tỉnh – phó bộ.[6] Năm 2013, Trần Cát Ninh được bầu làm Đại biểu Nhân đại Trung Quốc. Trần Cát Ninh có hơn 20 năm bao gồm theo học (1981 – 1988); sự nghiệp giảng dạy, là nhà giáo dục (1998 – 2015) công tác ở Đại học Thanh Hoa – trường đại học biểu tượng của Trung Hoa với vị trí hàng đầu thế giới.[7] Trong những năm học và làm việc ở Thanh Hoa, ông đã có đóng góp, phụ tá, lãnh đạo và hoạt động cùng các chính trị gia nguyên Bí thư Đảng ủy Thanh Hoa như Trần Hi (2002 – 2008), Hồ Hòa Bình (2008 – 2013).[Ghi chú 3][8]

Bộ Môi trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 28 tháng 1 năm 2015, Trung ương quyết định điều chuyển Trần Cát Ninh về công tác ở Trung ương, được chỉ định giữ chức Bí thư Đảng tổ Bộ Bảo vệ Môi trường đồng thời ông cũng thôi giữ chức Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa.[9] Ngày 27 tháng 2 năm 2015, dưới kiến nghị của Tổng lý Lý Khắc Cường, Trần Cát Ninh được Nhân Đại phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thay thế Chu Sinh Hiền. Tại thời điểm được bổ nhiệm, ông là thành viên trẻ tuổi nhất trong Quốc vụ viện của Tổng lý Lý Khắc Cường.[10][11] Ông lãnh đạo Bộ Bảo vệ Môi trường giai đoạn 2015 – 2017, rồi được miễn nhiệm vào ngày 27 tháng 6 năm 2017, kế nhiệm bởi Lý Cán Kiệt.[12]

Bắc Kinh

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 27 tháng 5 năm 2017, Trung ương quyết định điều chuyển Trần Cát Ninh sang công tác ở tổ chức lãnh đạo thủ đô Bắc Kinh, được chỉ định làm Thành ủy viên, Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Bí thư Đảng tổ Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh. Ông được Ủy ban Thường vụ Nhân Đại Bắc Kinh bầu làm Phó Thị trưởng Chính phủ Nhân dân Bắc Kinh, Quyền Thị trưởng rồi Thị trưởng chính thức.[13] Tháng 10 năm 2017, ông được bầu làm Ủy viên chính thức Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX.[14] Trần Cát Ninh chính thức chỉ đạo hành pháp của thủ đô Bắc Kinh, phối hợp và phụ tá Bí thư Bắc Kinh Thái Kỳ, được phân công phụ trách các lĩnh vực chung của chính quyền thủ đô, chịu trách nhiệm bảo đảm và phát triển thủ đô.

Năm 2018, ông kiêm nhiệm thêm các chức vụ Phó Bí thư Đảng tổ, Chủ tịch điều hành Ủy ban tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2022; Chủ tịch Ủy ban tổ chức Cúp bóng đá châu Á 2023, được phê chuẩn bởi Quốc vụ viện, chuẩn bị cho các sự kiện văn hóa, thể thao quốc tế diễn ra ở Bắc Kinh.[15]

Thượng Hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 2022, Trần Cát Ninh được bầu làm đại biểu tham gia Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XX từ đoàn đại biểu Bắc Kinh. Trong quá trình bầu cử tại đại hội,[16][17][18] ông tái đắc cử là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX,[19][20] sau đó được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị trong Hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa XX vào ngày 23 tháng 10 năm 2022.[21][22] Ngày 28 tháng 10, ông được phân công về Thượng Hải, đảm nhiệm chức vụ Bí thư Thành ủy Thượng Hải, lãnh đạo toàn diện thành phố này kế vị Lý Cường.[23]

Lĩnh vực khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoạt động nghiên cứu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Cát Ninh là một nhà khoa học môi trường nổi tiếng của Trung Hoa, dành nhiều nỗ lực nghiên cứu và thành tựu khoa học. Những năm tại châu Âu, trong thời gian học tập tại Vương quốc Anh, ông đã tham gia vào các dự án nghiên cứu lớn và thể hiện năng lực chuyên môn về lĩnh vực môi trường. Năm 1998, các nhà khoa học người Anh cho rằng Trần Cát Ninh phù hợp với vị trí nhà khoa học của bất kỳ trường đại học hàng đầu châu Âu hoặc Bắc Mỹ, đề nghị ông tham gia, nhưng ông quyết định trở về Trung Quốc.[8]

Trần Cát Ninh được đánh giá tận tâm với công việc nghiên cứu phân tích hệ thống môi trường trong một thời gian dài, đã áp dụng các phương pháp và công cụ phân tích hệ thống để nghiên cứu chính sách, lập kế hoạch, quản lý về môi trường, đặc biệt là cách giải quyết đánh giá toàn diện các vấn đề môi trường phức tạp và những bất ổn trong hoàn cảnh Trung Quốc tập trung phát triển công nghiệp, khiến môi trường chịu nhiều ảnh hưởng. Ông đã tổ chức, đảm nhận và tham gia một số đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, đề tài đặc biệt, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu khoa học quốc tế.[7] Năm 2001, 2004, chủ trì đề án: Kế hoạch năm năm lần thứ 10 về lưu vực sông Liêu HàChính sách và kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm từ nguồn trọng điểm quốc gia, đề án của của Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Hoa. Từ năm 2000 đến năm 2005, ông chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu lớn của Bộ Khoa học và Công nghệ, như Nghiên cứu công nghệ kiểm soát ô nhiễm nguồn lưu vực hồ Điền Trì, Nghiên cứu công nghệ, chính sách và quy hoạch tái sử dụng nước thải.[24]

Thành tựu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Cát Ninh đã xuất bản hơn 200 bài báo, bài viết và đồng biên tập sách chuyên khảo, có mười tấm bằng sáng chế đã đăng ký;[7]
  • Năm 2005, giải Nhất Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Xây dựng Trung Quốc của Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị, Nông thôn Trung Hoa;
  • Năm 2005, giải thưởng Người lao động tiên tiến xuất sắc của thủ đô Bắc Kinh (北京市2005年度先进工作者);
  • Năm 2003, Dự án Nghiên cứu cải tạo nước thải đô thị được xếp vào hạng mục mười thành tựu khoa học và công nghệ xây dựng cấp quốc gia;
  • Năm 2001, 2005, giải thưởng Giảng viên xuất sắc Đại học Thanh Hoa, 2004: Giảng viên xuất sắc nhất Đại học Thanh Hoa;
  • Năm 1999, ông được trao giải Nhất về Chương trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học dành cho giáo viên trẻ xuất sắc tại đại học của Bộ Giáo dục;[24]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân
  • Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Bắc Kinh
  • Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX
  • Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Huyện Cái được nâng cấp thành thành phố cấp huyện Cái Châu, thuộc địa cấp thị Dinh Khẩu, tỉnh Liêu Ninh. Huyện Lê Thụ thuộc địa cấp thị Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm.
  2. ^ Hóa sinh hay sinh hóa là môn khoa học kết hợp giữa hóa học và sinh học, tập trung nghiên cứu đến những cấu trúc và quá trình hóa học diễn ra trong cơ thể sinh vật. Bằng Tiến sĩ Hóa sinh: PhD in Biochemistry.
  3. ^ Trần Hi là nhà lãnh đạo cấp Phó Quốc gia của Trung Hoa, dành phần lớn thời gian theo học cũng như sự nghiệp công tác ở Đại học Thanh Hoa, là người bạn ở đại học và người phụ tá lãnh đạo của Lãnh tụ Tập Cận Bình. Đối với Trần Cát Ninh, trong những năm Trần Cát Ninh theo học Thanh Hoa thì Trần Hi là giảng viên, khi Trần Cát Ninh hoạt động giảng dạy thì Trần Hi là lãnh đạo của Thanh Hoa.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “State Council Appoints Dr. Chen Jining President Tsinghua University” [Quốc vụ viện bổ nhiệm Trần Cát Ninh làm Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa]. Tsinghua University. ngày 21 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ Bạch Uyên Tùng (白宛松) (ngày 27 tháng 5 năm 2020). “陈吉宁简历” [Tiểu sử Trần Cát Ninh]. Quốc vụ viện Trung Hoa. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  3. ^ Chen Xiao và Wang Xuan. “Chen Jining: Environmental Protector” [Trần Cát Ninh: Chuyên gia bảo vệ môi trường]. China Pictorial. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2015.
  4. ^ “陈吉宁 简历”. Mạng Nhân dân Trung Hoa (bằng tiếng Tiểu sử Trần Cát Ninh). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  5. ^ Chúc Tân Vũ (祝新宇), Vương Kính Bắc (王敬东) (ngày 27 tháng 5 năm 2017). “人物简历:陈吉宁” [Tiểu sử đồng chí Trần Cát Ninh]. CCTV (bằng tiếng zh Hoa). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  6. ^ “陈吉宁接替顾秉林任清华大学校长(图/简历)” [Trần Cát Ninh kế nhiệm Cố Bỉnh Lâm, làm Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa]. Tân Hoa xã. ngày 20 tháng 2 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  7. ^ a b c “教授陈吉宁” [Giáo sư Trần Cát Ninh]. Đại học Thanh Hoa. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ a b Bo Zhiyue (ngày 4 tháng 3 năm 2015). “China's New Environmental Minister: A Rising Star” [Bộ trưởng Bộ Môi trường mới của Trung Quốc: Ngôi sao đang lên]. Diplomat. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  9. ^ “陈吉宁任环保部党组书记 曾点赞捍卫PX词条学生” [Trần Cát Ninh được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng tổ Bộ Bảo vệ Môi trường]. Finance China. ngày 29 tháng 1 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  10. ^ “清华大学校长陈吉宁获任环保部长 成李克强政府最年轻"阁员"” [Trần Cát Ninh, Hiệu trưởng Đại học Thanh Hoa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường, là thành viên trẻ nhất của Quốc vụ viện Lý Khắc Cường]. Quan sát giả. ngày 28 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2015.
  11. ^ “Chen Jining: Green Warrior” [Trần Cát Ninh: Chiến binh Xanh]. News Chinamag. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  12. ^ “全国人民代表大会常务委员会决定任免的名单” [Danh sách bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ do Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc quyết định]. Nhân Đại Trung Hoa. ngày 27 tháng 6 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  13. ^ Lưu Quang Tiến (刘光博) (ngày 27 tháng 5 năm 2017). “环保部部长陈吉宁任北京代市长(图/简历)” [Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Trần Cát Ninh nhậm chức Quyền Thị trưởng Bắc Kinh]. News Sina. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ Trình Hoành Nghị (程宏毅), Thường Tuyết Mai (常雪梅) (ngày 24 tháng 10 năm 2017). “中国共产党第十九届中央委员会委员名单 [Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX]”. Đảng Cộng sản Trung Quốc (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2020.
  15. ^ “2023年亚足联亚洲杯中国组委会成立大会在京举行” [Ban tổ chức AFC Asian Cup Trung Quốc 2023 họp khai mạc tổ chức tại Bắc Kinh]. Tân Hoa xã. ngày 22 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.
  16. ^ “中国共产党第二十次全国代表大会开幕会文字实录”. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). 16 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  17. ^ 任一林; 白宇 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十次全国代表大会在京闭幕”. Đảng Cộng sản (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  18. ^ 牛镛; 岳弘彬 (ngày 16 tháng 10 năm 2022). “奋力开创中国特色社会主义新局面(社论)”. CPC News (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2022.
  19. ^ 李萌 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Chính phủ Nhân dân Trung ương (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2022.
  20. ^ 牛镛; 袁勃 (ngày 22 tháng 10 năm 2022). “中国共产党第二十届中央委员会委员名单”. Đại 20 (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2022.
  21. ^ “中共二十届一中全会公报”. 新华社. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  22. ^ 吴佳潼; 魏婧 (ngày 23 tháng 10 năm 2022). “中国发布丨党的二十届一中全会结束后 新一届中央政治局常委将同中外记者见面”. News China (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2022.
  23. ^ 周楚卿 (ngày 28 tháng 10 năm 2022). “上海市委主要负责同志职务调整” [Điều chỉnh chức vụ chủ đạo phụ trách Thành ủy Thượng Hải]. Tân Hoa Xã (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2022.
  24. ^ a b “陈吉宁个人简介” [Giản lịch Trần Cát Ninh]. Mang Quang Minh. ngày 25 tháng 10 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trần Cát Ninh.
  • Vũ Nguyên (2020), Trung Hoa I: Tỉnh trưởng. Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XX và Nhà nước khóa XIV
Đảng Cộng sảnTrung Quốc
Ủy banTrung ươngKhóa XX
Bộ Chính trị
Tổng Bí thư ★Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao
7 Thường vụ ★
  • Tập Cận Bình
  • Lý Cường
  • Triệu Lạc Tế
  • Vương Hỗ Ninh
  • Thái Kỳ
  • Đinh Tiết Tường
  • Lý Hi
24 Ủy viên ☆
  • Tập Cận Bình
  • Lý Cường
  • Triệu Lạc Tế
  • Vương Hỗ Ninh
  • Thái Kỳ
  • Đinh Tiết Tường
  • Lý Hi
  • Mã Hưng Thụy
  • Vương Nghị
  • Doãn Lực
  • Thạch Thái Phong
  • Lưu Quốc Trung
  • Lý Cán Kiệt
  • Lý Thư Lỗi
  • Lý Hồng Trung
  • Hà Vệ Đông
  • Hà Lập Phong
  • Trương Hựu Hiệp
  • Trương Quốc Thanh
  • Trần Văn Thanh
  • Trần Cát Ninh
  • Trần Mẫn Nhĩ
  • Viên Gia Quân
  • Hoàng Khôn Minh
Ban Bí thư
7 Bí thư ☆
  • Thái Kỳ
  • Thạch Thái Phong
  • Lý Cán Kiệt
  • Lý Thư Lỗi
  • Trần Văn Thanh
  • Lưu Kim Quốc
  • Vương Tiểu Hồng
Quân ủy
Chủ tịch ★Tập Cận Bình
2 Phó Chủ tịch ☆
  • Trương Hựu Hiệp
  • Hà Vệ Đông
Kiểm Kỷ
Bí thư ☆
  • Lý Hi
Nhân ĐạiKhóa XIII
Ủy viên trưởng ★
  • Triệu Lạc Tế
14 Phó Ủy viên trưởng ☆
  • Lý Hồng Trung
  • Vương Đông Minh
  • Tiêu Tiệp
  • Trịnh Kiến Bang Chủ tịch Dân Cách
  • Đinh Trọng Lễ Chủ tịch Dân Minh
  • Hác Minh Kim Chủ tịch Dân Kiến
  • Thái Đạt Phong Chủ tịch Dân Tiến
  • Hà Duy Chủ tịch Nông Công
  • Vũ Duy Hoa Chủ tịch Cửu Tam
  • Thiết Ngưng
  • Bành Thanh Hoa
  • Trương Khánh Vĩ
  • Losang Jamcan người Tạng
  • Shohrat Zakir người Duy Ngô Nhĩ
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước ★Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch ☆
  • Hàn Chính
Quốc vụ việnKhóa XIV
Tổng lý ★
  • Lý Cường
4 Phó Tổng lý ☆
  • Đinh Tiết Tường
  • Hà Lập Phong
  • Trương Quốc Thanh
  • Lưu Quốc Trung
5 Ủy viên ☆
  • Lý Thượng Phúc
  • Vương Tiểu Hồng
  • Ngô Chính Long
  • Thầm Di Cầm
  • Tần Cương
Chính HiệpKhóa XIV
Chủ tịch ★
  • Vương Hỗ Ninh
23 Phó Chủ tịch ☆
  • Thạch Thái Phong
  • Hồ Xuân Hoa
  • Thẩm Dược Dược
  • Vương Dũng
  • Chu Cường
  • Pagbalha Geleg Namgyai người Tạng
  • Hà Hậu Hoa
  • Lương Chấn Anh
  • Bagatur người Mông Cổ
  • Tô Huy nữ, Chủ tịch Đài Minh
  • Thiệu Hồng Phó Chủ tịch Cửu Tam
  • Cao Vân Long Chủ tịch Công Thương
  • Trần Vũ người Tráng
  • Mục Hồng
  • Hàm Huy người Hồi
  • Vương Đông Phong kiêm Tổng thư ký
  • Khương Tín Trị
  • Tưởng Tác Quân Chủ tịch Trí Công
  • Hà Báo Tường Phó Chủ tịch Dân Cách
  • Vương Quang Khiêm Phó Chủ tịch Dân Minh
  • Tần Bác Dũng Phó Chủ tịch Dân Kiến
  • Chu Vĩnh Tân Phó Chủ tịch Dân Tiến
  • Dương Chấn Phó Chủ tịch Nông Công
Quân ủy
Chủ tịch ★Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch ☆
  • Trương Hựu Hiệp
  • Hà Vệ Đông
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
  • Lưu Kim Quốc
Pháp viện
Viện trưởng ☆
  • Trương Quân
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
  • Ứng Dũng
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc giaKhóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2022–27; khóa XIV của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2023–28.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Thượng Hải
Bí thư Thành ủyNhiêu Thấu Thạch • Trần Nghị • Kha Khánh Thi • Trần Phi Hiển • Trương Xuân Kiều • Tô Chấn Hoa • Bành Xung • Trần Quốc Đống • Nhuế Hạnh Văn • Giang Trạch Dân • Chu Dung Cơ • Ngô Bang Quốc • Hoàng Cúc • Trần Lương Vũ • Hàn Chính (quyền) • Tập Cận Bình • Du Chính Thanh • Hàn Chính • Lý Cường
Chủ nhiệm Nhân ĐạiNghiêm Hựu Dân • Hồ Lập Giáo • Diệp Công Kì • Trần Thiết Địch • Cung Học Bình • Lưu Vân Canh • Ân Nhất Thôi • Tưởng Trác Khánh
Thị trưởng Chính phủTrần Nghị • Kha Khánh Thi • Tào Địch Thu • Trương Xuân Kiều • Tô Chấn Hoa • Bành Xung • Uông Đạo Hàm • Giang Trạch Dân • Chu Dung Cơ • Hoàng Cúc • Từ Khuông Địch • Trần Lương Vũ • Hàn Chính • Dương Hùng • Ứng Dũng • Cung Chính
Chủ tịch Chính HiệpKha Khánh Thi • Trần Phi Hiển • Bành Xung • Vương Nhất Bình • Lý Quốc Hào • Tạ Hi Đức • Trần Thiết Địch • Vương Phương Bình • Tưởng Dĩ Nhiệm • Phùng Quốc Cần • Ngô Chí Minh • Đổng Vân Hổ
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Người lãnh đạo Bắc Kinh
Thủ đô Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Bí thư Thành ủyBành Chân • Lý Tuyết Phong • Tạ Phú Trị • Ngô Đức • Lâm Hồ Gia • Đoàn Quân Nghị • Lý Tích Minh • Trần Hy Đồng • Úy Kiện Hành • Giả Khánh Lâm • Lưu Kỳ • Quách Kim Long • Thái Kỳ • Doãn Lực
Chủ nhiệm Nhân ĐạiGiả Đình Tam • Triệu Bằng Phi • Trương Kiện Dân • Vu Quân Ba • Đỗ Đức Ấn • Lý Vĩ
Thị trưởng Chính phủDiệp Kiếm Anh • Nhiếp Vinh Trăn • Bành Chân • Ngô Đức • Tạ Phú Trị • Lâm Hồ Gia • Tiêu Nhược Ngu • Trần Hy Đồng • Lỳ Kì Viêm • Giả Khánh Lâm • Lưu Kỳ • Mạnh Học Nông • Vương Kỳ Sơn • Quách Kim Long • Vương An Thuận • Trần Cát Ninh • Ân Dũng
Chủ tịch Chính HiệpLưu Nhân • Đinh Quốc Ngọc • Triệu Bằng Phi • Lưu Đạo Sinh • Phạm Cẩn • Bạch Giới Phu • Vương Đại Minh • Trần Quảng Văn • Trình Thế Nga • Dương An Giang • Vương An Thuận • Cát Lâm • Ngụy Tiểu Đông
Lãnh đạo bốn cơ cấu: Thành ủy; Nhân Đại; Chính phủ; Chính Hiệp. Người đứng đầu các cơ quan đều cấp chính tỉnh, lãnh đạo cao nhất là Bí thư, thứ hai là Thị trưởng.
  • x
  • t
  • s
Bí thư Tỉnh ủy Trung Quốc (2022–27)
Bí thư Trực hạt thịBí thư Tỉnh ủyBí thư Khu ủy khu tự trịBí thư Công tác

Bắc Kinh: Doãn LựcThượng Hải: Trần Cát NinhThiên Tân: Trần Mẫn NhĩTrùng Khánh: Viên Gia Quân

Hà Bắc: Nghê Nhạc Phong • Sơn Tây: Lam Phật An • Giang Tô: Ngô Chính Long – Tín Trường Tinh • Chiết Giang: Dịch Luyện Hồng • An Huy: Trịnh Sách Khiết – Hàn Tuấn • Phúc Kiến: Chu Tổ Dực • Giang Tây: Doãn Hoằng • Sơn Đông: Lâm Vũ • Hà Nam: Lâu Dương Sinh • Hồ Bắc: Vương Mông Huy • Hồ Nam: Trương Khánh Vĩ – Thẩm Hiểu Minh • Quảng Đông: Hoàng Khôn Minh • Hải Nam: Thẩm Hiểu Minh – Phùng Phi • Tứ Xuyên: Vương Hiểu Huy • Quý Châu: Từ Lân • Vân Nam: Vương Ninh • Thiểm Tây: Triệu Nhất Đức • Cam Túc: Hồ Xương Thăng • Thanh Hải: Trần Cương • Liêu Ninh: Hác Bằng • Cát Lâm: Cảnh Tuấn Hải • Hắc Long Giang: Hứa Cần

Quảng Tây: Lưu Ninh Ninh Hạ: Lương Ngôn ThuậnTây Tạng: Vương Quân ChínhTân Cương: Mã Hưng ThụyNội Mông: Tôn Thiệu Sính

Hồng Kông:Trịnh Nhạn Hùng Ma Cao: Trịnh Tân Thông

In đậm: Ủy viên Bộ Chính trị khóa XX • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ. Ghi chú: Kiện toàn địa phương cho nhiệm kỳ khóa XX.
Liên quan: Danh sách Tỉnh trưởng Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân Bí thư Tỉnh ủy« XIX → XX → XXI »
  • x
  • t
  • s
Tỉnh trưởng Trung Quốc (2017–22)
Thị trưởngtrực hạt thị (4)

Bắc Kinh: Trần Cát Ninh · Thiên Tân: Trương Quốc Thanh – Liêu Quốc Huân · Thượng Hải: Ứng Dũng – Cung Chính · Trùng Khánh: Đường Lương Trí – Hồ Hành Hoa

Tỉnh trưởng (22)

An Huy: Lý Quốc Anh – Vương Thanh Hiến  · Cam Túc: Đường Nhân Kiện – Nhậm Chấn Hạc  · Cát Lâm: Cảnh Tuấn Hải – Hàn Tuấn  · Chiết Giang: Viên Gia QuânTrịnh Sách Khiết – Vương Hạo  · Giang Tây: Dịch Luyện Hồng – Diệp Kiến Xuân  · Giang Tô: Ngô Chính Long – Hứa Côn Lâm  · Hà Bắc: Hứa Cần – Vương Chính Phổ  · Hà Nam: Doãn Hoằng – Vương Khải  · Hải Nam: Thẩm Hiểu Minh – Phùng Phi  · Hắc Long Giang: Vương Văn Đào – Hồ Xương Thăng  · Hồ Bắc: Vương Hiểu Đông – Vương Trung Lâm  · Hồ Nam: Hứa Đạt Triết – Mao Vĩ Minh  · Liêu Ninh: Đường Nhất QuânLưu Ninh – Lý Nhạc Thành  · Phúc Kiến: Đường Đăng KiệtVương Ninh – Triệu Long  · Quảng Đông: Mã Hưng Thụy – Vương Vĩ Trung  · Quý Châu: Kham Di Cầm – Lý Bỉnh Quân  · Sơn Đông: Cung ChínhLý Cán Kiệt – Chu Nãi Tường  · Sơn Tây: Lâm Vũ – Lam Phật An  · Thanh Hải: Lưu NinhTín Trường Tinh – Ngô Hiểu Quân  · Thiểm Tây: Lưu Quốc Trung – Triệu Nhất Đức  · Tứ Xuyên: Doãn Lực – Hoàng Cường  · Vân Nam: Nguyễn Thành Phát – Vương Dữ Ba

Chủ tịchkhu tự trị (5)

Ninh Hạ: Hàm Huy (nữ)  · Nội Mông: Bố Tiểu Lâm (nữ) – Vương Lị Hà (nữ)  · Quảng Tây: Trần Vũ – Lam Thiên Lập  · Tân Cương: Shohrat Zakir – Erkin Tuniyaz  · Tây Tạng: Che Dalha – Nghiêm Kim Hải

Đặc khu trưởngĐặc khu hành chính (2)

Hồng Kông: Lâm Trịnh Nguyệt Nga (nữ)  · Ma Cao: Thôi Thế An – Hạ Nhất Thành

In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.

Từ khóa » Tiểu Sự Dj Cát Ninh