Trần Đăng Khoa (nhà Thơ) – Wikipedia Tiếng Việt

Nhà thơ
Trần Đăng Khoa
Hội Nhà văn Việt NamPhó Chủ tịch
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhTrần Đăng Khoa
Ngày sinh26 tháng 4, 1958 (66 tuổi)
Nơi sinhNam Sách, tỉnh Hải Dương
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpNhà văn, nhà thơ, nhà báo
Gia đình
Anh chị emTrần Nhuận Minh (anh)
VợVũ Kiều Trâm
Lĩnh vựcVăn học
Sự nghiệp văn học
Thể loạithơ, ký
Tác phẩmGóc sân và khoảng trời
Giải thưởngDanh sách
Quân đội nhân dân Việt Nam
 Thượng tá
Giải thưởng
Giải thưởng nhà nước 2001Văn học Nghệ thuật
[sửa trên Wikidata]x • t • s
Đối với các định nghĩa khác, xem Trần Đăng Khoa.

Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam[1]. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch Liên hiệp VHNT Hà Nội. Ông cũng là Trưởng Ban Chung khảo, Hội đồng Giám khảo Quốc gia của cuộc thi Viết thư quốc tế UPU tại Việt Nam từ năm 2016 đến nay, thay cho Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (Nguyễn Trí Huân).

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ nhỏ, ông đã được nhiều người cho là thần đồng thơ văn[2]. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Có lẽ tác phẩm người biết đến nhất của ông là bài thơ "Hạt gạo làng ta", sáng tác năm 1968, được thi sĩ Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971).

Ông cũng được biết đến nhiều với câu chuyện khi mới hơn 10 tuổi đã đề nghị đổi câu thơ "Đường ta đi rộng thênh thang tám thước" thành "Đường ta rộng thênh thang ta bước" trong bài thơ Ta đi tới của nhà thơ nổi tiếng thời bấy giờ là Tố Hữu.

Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10 trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Sau khi thống nhất, việc bổ sung quân cho chiến trường không còn cần thiết nữa, ông được bổ sung về Quân chủng Hải quân, ông cũng từng chiến đấu ở Chiến trường Tây Nam Việt Nam giai đoạn 1978-1979. Sau đó ông theo học Trường Viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M. Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, giữ chức Phó Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, sau đó là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 2008, khi Đài tiếng nói Việt Nam thành lập Hệ phát thanh có hình VOVTV (tiền thân của Kênh truyền hình VOV và nay là Kênh truyền hình Văn hóa – Du lịch Vietnam Jouney), ông được phân công làm Giám đốc đầu tiên của hệ này. Đến khoảng giữa năm 2011, chức vụ này được chuyển giao cho ông Vũ Hải – Phó Tổng Giám đốc của Đài kiêm nhiệm để ông chuyển sang làm Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam VOV.[1]

Hiện nay ông là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa IX) và Tổng biên tập Tạp chí Nhà văn và cuộc sống.[3]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm, và danh hiệu "thần đồng thơ trẻ" của nhà thơ thời thơ ấu không hề liên quan hay được nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ tham gia nhập ngũ, theo học ở Nga, khi về nước làm biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời không là động lực cho cảm xúc khi tác giả đã cao tuổi.[cần dẫn nguồn] Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa :

  • Từ góc sân nhà em, 1968.
  • Góc sân và khoảng trời, tập thơ, 1968, 107 bài thơ, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên toàn thế giới.
  • Hạt gạo làng ta, 1969, được Trần Viết Bính phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
  • Đi đánh thần Hạn, trường ca 4 chương, 1970.
  • Thơ Trần Đăng Khoa (tập 1), tuyển tập thơ, 1970.
  • Trường ca Trừng phạt, trường ca, 1973.
  • Khúc hát người anh hùng, trường ca, 1974.
  • Trường ca Giông bão, trường ca, 1983.
  • Thơ Trần Đăng Khoa (tập 2), tuyển tập thơ, 1983.
  • Bên cửa sổ máy bay, tập thơ, 1985, 26 bài thơ.
  • Chân dung và đối thoại, tiểu luận phê bình, Hà Nội: Nhà xuất bản Thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã gộp bản thảo vào phần I để tái bản.
  • Thơ tình người lính biển, được Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài "Chút thơ tình người lính biển".[4]
  • Đảo chìm, tập truyện – ký, 2000, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần.[5]
  • Hầu chuyện Thượng đế, đàm thoại văn học, 2015, gồm 80 bài.
  • Đảo chìm Trường Sa, tuyển tập thơ văn, 2016.

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng thơ của báo Thiếu niên Tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971)
  • Giải nhất báo Văn nghệ (1982)

Vinh danh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2001

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả các tập thơ "Nhà thơ và Hoa cỏ", "Bản xô nát hoang dã", "45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh"..., từng là Chủ tịch Hội văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình, hiện sống ở quê cùng với thân mẫu của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thuý Giang, hiện làm giáo viên tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Vợ Trần Đăng Khoa là Vũ Kiều Trâm.[6][7]

Nhận xét

[sửa | sửa mã nguồn]

Về việc Trịnh Xuân Thanh trở về Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Viết trên trang trực tuyến của đài ông (hiện là người duy nhất trong Đảng phát biểu): "Tôi rất ngạc nhiên khi một số người Việt, trong đó có cả trí thức lại tỏ ra ngờ vực việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh, rồi có những việc làm mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao ta đã phải lên tiếng và "rất lấy làm tiếc." [8]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải thưởng Nhà nước
  • Danh sách Giải thưởng nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Huy Phương (1 tháng 11 năm 2011). “Đài TNVN bầu chọn cho Vịnh Hạ Long”. Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ P.C.Tùng (2 tháng 9 năm 2011). “Khách mời của VTV3 - nhà thơ Trần Đăng Khoa”. Thanh niên online. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ “Chuyện lạ về 'thần đồng thơ' Trần Đăng Khoa”. VietNamNet. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2024.
  4. ^ Lương Thị Bích Ngọc (28 tháng 7 năm 2011). “Một chút tri âm với Trần Đăng Khoa - "Biển một bên..."”. Tuanvietnam dẫn lại bee.net. 28 tháng 7 năm 2011-mo-t-chu-t-tri-am-vo-i-tra-n-dang-khoa-bie-n-mo-t-ben- Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  5. ^ Nguyễn Lương Phán (ngày 27 tháng 2 năm 2009). “Đảo chìm: "Thần bút" của người lính biển Trường Sa”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2009.
  6. ^ “Vũ Kiều Trâm vợ nhà thơ Trần Đăng Khoa: Hạnh phúc của tôi rất bình lặng”. cand.com.vn. 23 tháng 9 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  7. ^ “Trần Đăng Khoa: "Tôi chọn vợ tôi"”. VnExpress dẫn lại Phụ nữ Chủ nhật. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2013.
  8. ^ Trần Đăng Khoa (1 tháng 9 năm 2010). “Trịnh Xuân Thanh đang đứng trước lựa chọn sinh tử”. vov.vn. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Người được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học
Đợt 1 (2001)
  • Anh Thơ
  • Bàn Tài Đoàn
  • Bảo Định Giang
  • Bằng Việt
  • Bùi Hiển
  • Chu Văn
  • Đào Vũ
  • Đỗ Chu
  • Đoàn Giỏi
  • Đoàn Văn Cừ
  • Giang Nam
  • Hà Minh Đức
  • Hồ Phương
  • Hoàng Trung Thông
  • Hữu Mai
  • Hữu Thỉnh
  • Kim Lân
  • Lê Anh Xuân
  • Lê Đình Kỵ
  • Lê Lựu
  • Lê Vĩnh Hòa
  • Ma Văn Kháng
  • Mạc Phi
  • Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành)
  • Nguyễn Đức Mậu
  • Nguyễn Khoa Điềm
  • Nguyễn Kiên
  • Nguyễn Thị Ngọc Tú
  • Nguyễn Trọng Oánh
  • Nguyễn Xuân Sanh
  • Phạm Hổ
  • Phạm Tiến Duật
  • Phương Lựu
  • Quang Dũng
  • Thanh Hải
  • Thanh Thảo
  • Thu Bồn
  • Trần Bạch Đằng (Nguyễn Trường Thiên Lý)
  • Trần Đăng Khoa
  • Trần Hữu Thung
  • Võ Huy Tâm
  • Vũ Cao
  • Vũ Tú Nam
  • Viễn Phương
  • Xuân Thiều
  • Xuân Quỳnh
Đợt 2 (2007)
  • Lê Đạt
  • Hoàng Cầm
  • Trần Dần
  • Phùng Quán
  • Phan Cự Đệ
  • Lê Ngọc Trà
  • Như Phong (Nguyễn Đình Thạc)
  • Lý Văn Sâm
  • Huỳnh Văn Nghệ
  • Hoàng Văn Bổn
  • Lâm Thị Mỹ Dạ
  • Nguyễn Duy
  • Thâm Tâm (Nguyễn Tấn Trình)
  • Yến Lan
  • Nguyễn Mỹ
  • Trần Nhuận Minh
  • Y Phương
  • Phan Thị Thanh Nhàn
  • Vũ Quần Phương
  • Phạm Ngọc Cảnh
  • Thi Hoàng (Hoàng Văn Bộ)
  • Định Hải
  • Lê Văn Thảo
  • Vũ Thị Thường
  • Nguyễn Khắc Trường
  • Khuất Quang Thụy
  • Nguyễn Trí Huân
  • Thanh Tịnh (Trần Thanh Tịnh)
  • Hoàng Phủ Ngọc Tường
  • Vũ Hạnh
  • Chu Lai
  • Vũ Bằng
  • Y Điêng (Kpăhôfi)
  • Trần Đăng (Đặng Trần Thi)
  • Nam Hà
  • Chu Cẩm Phong (Trần Tiến)
  • Vương Trọng
  • Minh Huệ
  • Xuân Hoàng
  • Nhị Ca
  • Liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý
  • Trung Trung Đỉnh
  • Hồ Dzếnh
  • Trần Huyền Trân
  • Xuân Đức
  • Võ Quảng
  • Trần Mai Ninh (Nguyễn Thường Khanh)
Đợt 3 (2012)
  • Anh Ngọc (Nguyễn Đức Ngọc)
  • Bế Kiến Quốc
  • Cao Tiến Lê
  • Thiếu tướng Dũng Hà
  • Duy Khán
  • Hoàng Nhuận Cầm
  • Hồ Văn Ba (Chim Trắng)
  • Hồng Nhu
  • Hữu Loan
  • Lê Minh Khuê
  • Lê Tri Kỷ
  • Lê Thành Nghị
  • Lưu Trùng Dương
  • Mai Quốc Liên
  • Ngọc Bái
  • Nguyễn Đức Hân
  • Nguyễn Khắc Phê
  • Nguyễn Sĩ Hộ (Lý Biên Cương)
  • Nguyễn Thị Hồng Ngát
  • Nguyễn Thị Như Trang
  • Mai Ngữ
  • Ngô Ngọc Bội
  • Ngô Thảo
  • Ngô Văn Phú (Ngô Bằng Vũ, Đào Bích Nguyên)
  • Nguyễn Thành Long
  • Nguyễn Trọng Tạo
  • Phù Thăng (Nguyễn Trọng Phu)
  • Tân Khải Minh (Sao Mai)
  • Thái Bá Lợi
  • Thanh Quế
  • Thái Nguyên Chung (Nguyễn Chí Trung)
  • Tô Thế Quảng (Tô Nhuận Vỹ)
  • Trần Ninh Hồ
  • Trần Văn Tuấn
  • Triệu Bôn (Lê Văn Sửu)
  • Trương Đình (Trinh Đường)
  • Vi Hồng
  • Xuân Cang
Đợt 4 (2017)
  • Đào Văn Thắng (Đào Thắng, Đào Danh Thắng, Đào Nhật Minh)
  • Phạm Đức Ban (Đức Ban)
  • Nguyễn Cao Sơn (Cao Duy Sơn)
  • Trần Quang Điển (Tùng Điển)
  • Võ Khắc Nghiêm (Hương Chi, Nghiêm Minh)
  • Kiều Vượng
  • Dương Văn Hướng (Dương Hướng)
  • Trần Quang Quý
  • Đào Mạnh Thông (Trúc Thông)
  • Nguyễn Xuân Khánh
  • Phạm Văn Hoa (Phạm Hoa)
  • Lê Thị Mây (Phạm Tuyết Hoa, An Hoa)
  • Nguyễn Quang Thiều (Hoàng Lê)
  • Nguyễn Đình Huy (Quang Huy) (truy tặng)
  • Lò Ngân Sủn (truy tặng)
Đợt 5 (2022)
  • Trần Xuân Hùng (Trần Hùng)
  • Nguyễn Công Bác (Nguyễn Bắc Sơn)
  • Lê Văn Tĩnh (Từ Nguyên Tĩnh)
  • Trần Anh Thái
  • Nguyễn Hữu Nhàn
  • Nguyễn Xuân Thâm (Đỗ Hữu)
  • Phạm Xuân Thiêm (Hồ Trương, Bút Chiến Hào)
  • Lê Văn Vọng
  • Nguyễn Ngọc Bảo (Nguyễn Bảo)
  • Nguyễn Văn Thọ (Thụ Nguyễn)
  • Phan Ngọc Khuê (Phan Khuê, Ngọc Phan)
  • Cao Sơn Hải
  • Trần Viết Linh (Văn Linh)
  • Trần Quang Huy (Trần Việt Phương)
  • Nguyễn Xuân Phê (Nguyễn Thế Phương)
  • Nguyễn Quốc Trung (Nguyễn Tình Nguyện)
  • Nguyễn Huy Thiệp
  • Hoàng Trần Cương
  • Dương Duy Ngữ
  • Bùi Bình Thi
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 129324876
  • ISNI: 0000 0001 0779 8682
  • LCCN: n97062625
  • SUDOC: 050792644
  • VIAF: 37995193
  • WorldCat Identities (via VIAF): 37995193

Từ khóa » đất ơi Trần đăng Khoa