Trận Đồ Bát Quái Thực ở Nước Ta

Bát Quái là một khái niệm nền tảng của phong thủy, được dùng để ứng dụng cho nhiều lĩnh vực đời sống xã hội, chẳng hạn như trong y học đông y, trong triết học, trong thiên văn, hiện nay còn có nhiều minh chứng trong quân sự đó chính là Trận Đồ Bát Quái của Gia Cát Lượng ứng dụng trong quân sự. Đặc biệt ngay ở đất nước ta cũng xuất hiện một Trận Đồ Bát Quái tại thành phố Hồ Chí Minh.

Địa điểm cụ thể được nhắc đến khi áp dụng Trận Đồ Bát Quái, đó chính là Khám Chí Hòa hay thường được gọi là Trại Giam Chí Hòa, đây là nơi giam giữ người phạm tội. Được xây dựng tại Quận 10 giữa lòng thành phố lớn, được xây dựng vào năm 1943 do Nhật Bản là người đưa ra ý kiến, sau đó người Pháp tiếp tục xây dụng, có diện tích khoảng bảy hecta, giam được 1.600 người, cao ba tầng, 238 phòng, có cả dãy nhà cho phạm nhân là nữ.

Xem thêm các mẫu Vòng Thạch Anh Chỉ Vàng: https://kimtuthap.vn/san-pham/vong-tay-da-thach-anh-toc-vang/

Bản thiết kế của Trại Giam Chí Hòa là do người Nhật Bản lên thiết kế, đồng thời cũng là người thực hiện xây dựng, dựa trên thuyết Ngũ Hành Bát Quái, chính vì thế mà công trình được đánh giá cao cũng như mang hình ảnh vô cùng độc đáo. Đây là sự liên kết của kiến trúc Pháp, đó là chắc chắn – kín – thoáng mát, tuy nhiên còn mang yếu tố của thuyết Âm Dương Ngũ Hành của người đông phương.

Cụ thể thì Trại Giam Chí Hóa khi nhìn từ trên cao xuống sẽ thấy rõ là hình bát giác, có tám cạnh bằng nhau, tạo nên tám góc tương ứng với tám quẻ Bát Quái là: quẻ Càn – quẻ Khôn – quẻ Chấn – quẻ Tốn – quẻ Cấn – quẻ Khảm – quẻ Đoài – quẻ Ly. Trại Giam có tám khu giam theo hình bát giác vuông.

Dựa trên một số tài liệu, thì có một số quan điểm cho rằng Trại Giam Chí Hòa được xây dựng dựa trên Bát Quái Trận Đồ của Khổng Minh Gia Cát Lượng, trong đó tám quẻ Bát Quái này sẽ đại diện cho tám cửa trận: Hưu – Sinh – Thương – Đỗ – Cảnh – Tử – Kinh – Khai.

Tương ứng mỗi cạnh của Bát Quái Trận Đồ sẽ là một khu giam phạm nhân, phần lưng thì được xây kín hướng ra ngoài, phía trong thì là song sắt, mỗi một khu như vậy sẽ có bốn phòng giam. Từ đó mà Khám Chí Hòa chỉ có một cửa để vào đại diện cho cửa tử, khi đi qua đây thì sẽ là hệ thống đường hầm theo cung vị nếu không có hướng dẫn thì bạn sẽ bị mất phương hướng, không thể nào tự đi ra được.

Phần giữa là sân rộng, chia thành tám khu tam giác nhỏ, trồng cây cối và bãi cỏ, chính giữa là vọng gác cao, phía trên có bể nước to, khi đứng ở đây bạn sẽ quan sát được tất cả các phòng giam giữ.

Từ thiết kế Trại Giam Chí Hòa theo Trận Đồ Bát Quái như thế này thì khi phạm nhân đi vào sẽ không thể vượt ngục ra bên ngoài được, tuy nhiên theo ghi chép thì trước đó đã có ba cuộc vượt ngục thành công. Đầu tiên là vào năm 1945 một người chiến sỹ cách mạng, lần thứ hai là năm 1972 là tướng cướp Điền Khắc Kim, lần thứ ba là năm 1995 là người khét tiếng Phước Tám Ngón.

Theo như một số nhà nghiên cứu, thì cho rằng Trại Giam Chí Hòa này có phần gác canh giữ như một thanh kiếm dùng để trấn, do đó dù là phạm nhân gian xảo tới đâu cũng bị kiếm linh này hóa giải, từ đó mà vị trí này được xem là trái tim của toàn bộ Trận Đồ Bát Quái này, giả như thanh kiếm này bị phá bỏ thì chắc chắn Trận Đồ này sẽ tự động bị sụp đổ.

Ngoài ý kiến trên thì có một số người lại truyền nhau rằng, có người chết trong Trại Giam Chí Hòa, chính vì thế mà ở đây chứa một nguồn năng lượng âm rất lớn, từ đó mà ở đây đã bị sét đánh bể một góc, mở ra cửa Sanh, để cho phận âm khí này đi ra ngoài, đồng thời người bị chết này cũng được siêu thoát.

Theo một số thông tin khác thì nhà nước ta đã từng mời thầy nhiều kinh nghiệm về hóa giải Trận Đồ Bát Quái này, tuy nhiên một góc của tám nóc nhà Bát Giác này đã bị làm bằng, khiến cho Bát Quái bị phá vỡ, làm theo ý của trời mở của Sanh cho linh hồn siêu thoát. Một nhà thờ đã được xây dựng trong khuôn viên Trại Giam Chí Hòa, được dùng để rửa tội cho tù nhân trước khi thi hành án tử hình. Phía bên ngoài thì xây thêm ngôi chùa có tượng Phật để thoát thêm phần âm khí.

Từ khóa » Hình Bát Quái Trận