Trần Hà Liên Phương - “Nhà Khoa Học Trẻ Tài Năng Của Thế Giới”
Có thể bạn quan tâm
ĐÓNG 7
Nóng 24h - Bruce Ames: Sàng lọc hóa chất gây ung thư
- Warren Washington - người xây dựng mô hình khí hậu đầu tiên
- Thời gian sử dụng màn hình kéo dài làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
- 35% trẻ em trên thế giới bị cận thị
- SpaceX thử nghiệm tên lửa Starship lần thứ sáu
- Đẩy mạnh tái chế các khoáng sản quan trọng
- Du lịch giáo dục: Giải pháp cho các trường đại học phương Tây?
- Bằng chứng đầu tiên về vi nhựa chứa vi khuẩn kháng kháng sinh
- Chuyển giao công nghệ từ trường đại học: Con đường còn nhiều gập ghềnh
- Bí ẩn về hiện tượng song trùng doppelgänger
Ngày 18/3/2015, tại Paris, TS Trần Hà Liên Phương đã trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới” do Quỹ L’Oréal-UNESCO trao tặng.
Ngày 18/3/2015, tại Paris, TS Trần Hà Liên Phương (Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh) đã trở thành người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng “Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới” do Quỹ L’Oréal-UNESCO trao tặng. Công trình “Nghiên cứu hệ mixen chứa chất Fucoidan ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư” của chị được Hội đồng giám khảo đánh giá cao về tính hiệu quả, chi phí thấp, ít phản ứng phụ. Trong lĩnh vực chuyên môn Vật liệu dẫn thuốc nano, TS Trần Hà Liên Phương đã công bố 2 sách xuất bản quốc tế, 30 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế (trong đó có 25 bài báo trong danh mục ISI), 42 báo cáo tại các hội thảo khoa học quốc tế.Giấc mơ áo trắngTS Trần Hà Liên Phương tâm sự: “Hồi nhỏ tôi thường theo bố, mẹ đến chỗ làm là bệnh viện và công ty dược. Tôi rất yêu thích những nơi này, thích nhìn bố, mẹ khoác áo blouse trắng, thích mấy con thỏ trắng, chuột bạch và cái mùi đặc trưng của bệnh viện cùng với những viên thuốc đầy màu sắc. Những ký ức ấy theo tôi suốt khoảng thời gian trung học, nung nấu trong tôi quyết tâm thi đỗ vào Đại học Y - Dược TP Hồ Chí Minh, để được làm việc như bố và mẹ”. Những năm cuối của chương trình đại học, Phương khám phá ra mình có niềm đam mê môn bào chế và công nghiệp dược. Nhìn những tuýp gel, thuốc mỡ, chai dầu hay những viên thuốc đầy màu sắc… do mình làm ra, Phương cảm thấy “tràn đầy cảm hứng”. Được sự hướng dẫn của PGS.TS Lê Hậu, Phương thực hiện đề tài tốt nghiệp về “Điều chế viên phóng thích kéo dài có tác dụng nhiều hơn so với viên phóng thích thông thường”.Hướng nghiên cứu của Phương được Hội đồng chuyên gia đánh giá cao. Đây cũng là cơ sở để Phương được nhận học bổng sau đại học tại Đại học Quốc gia Kangwon (Hàn Quốc). Thời điểm này, công nghệ nano nở rộ như một cuộc cách mạng trong công nghệ điều chế thuốc, Phương bắt đầu nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano để điều chế thuốc với sự tư vấn của giáo sư hướng dẫn người Hàn Quốc.Trở về quê hương “vượt khó” Hướng nghiên cứu mới mang lại hứng thú đặc biệt cho nhà khoa học trẻ Trần Hà Liên Phương. Trong vòng 5 năm, chị đã có hơn 20 bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế uy tín. Năm 2011, sau khi hoàn thành khóa học, cầm trên tay tấm bằng tiến sỹ, Phương đứng trước lựa chọn ở lại hay về nước. Nếu ở lại, với những gì đã đạt được, chị có nhiều cơ hội làm việc cùng các giáo sư đầu ngành tại những phòng thí nghiệm lớn, thu nhập cao. Giữa lúc đang băn khoăn, Phương đọc được bài viết về GS Võ Văn Tới đã từ Mỹ trở về Việt Nam làm việc và nhớ về lời nói của PGS.TS Lê Hậu: “Nước mình người dân rất nghèo mà giá thuốc lại không ngừng gia tăng, các sản phẩm ngoại nhập tràn lan trên thị trường…”, Phương đã quyết định trở về dù chưa biết sẽ bắt đầu từ đâu. Sau khi gặp gỡ GS Võ Văn Tới (Trưởng Bộ môn Kỹ thuật y sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh), nhận thấy tâm huyết và tình cảm của GS dành cho quê hương và thế hệ trẻ, Phương nhất quyết xin được làm việc tại Bộ môn dù lúc đó Bộ môn mới thành lập, chưa có hướng nghiên cứu mà Phương theo đuổi, thiếu nhân lực, trang thiết bị… Với sự hỗ trợ của GS Võ Văn Tới và Ban Giám hiệu, Phương đã có những máy móc cơ bản cần thiết để có thể tiến hành các nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam. Tiếp theo đó, nữ TS trẻ lại phải đối mặt với những khó khăn khác: tìm cộng sự để thành lập nhóm nghiên cứu, nguồn nguyên liệu có chất lượng, thiết bị nghiên cứu chuyên sâu và bài toán khó nhất là tìm nguồn kinh phí để phục vụ cho nghiên cứu, những việc mà trước đó ở Hàn Quốc chị hoàn toàn không phải lo đến. Ngoài ra, là phụ nữ, ngoài sự nghiệp, Phương còn phải lo cho con cái, gia đình nên cuộc sống khá bận rộn và không dễ dàng. Áp lực càng đè nặng khi Phương phải dùng cả lương để trang trải cho các nghiên cứu của mình. Phương nhớ lại: “Các dự án gửi đi xin kinh phí tài trợ từ các cơ quan trong nước không thành công. Tôi thậm chí đã thấy hoài nghi về bản thân. Nhiều lần tôi tự hỏi mình sai ở đâu?”. TS Trần Hà Liên Phương và các nhà khoa học nữ tham quan phòng thí nghiệm của L’Oréal (nguồn: L’Oréal-UNESCO)Nhờ sự giúp đỡ của các thầy hướng dẫn, gia đình, đặc biệt là người chồng (cũng là đồng nghiệp), Phương đã dần “cải thiện” được tình hình. Chị đã tạo được mối quan hệ với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới qua các kỳ hội nghị quốc tế. Và bước ngoặt đã đến vào năm 2013, khi đề tài “Nghiên cứu làm tăng hiệu quả điều trị ung thư bằng việc kết hợp Fucoidan và các thuốc kháng ung thư khó tan để tạo các hạt nano” của Phương đã được Quỹ “Vì sự phát triển của phụ nữ trong khoa học” L’Oreal-UNESCO tuyển chọn. Tìm thuốc chữa ung thư hiệu quảNói về công trình nghiên cứu của mình, Phương cho biết: “Đề tài xuất phát từ thực trạng tỷ lệ bệnh ung thư ngày càng tăng cao ở nước ta, bệnh không trừ một ai, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Sản phẩm dành cho điều trị bệnh ung thư không thiếu nhưng cái thiếu là những sản phẩm trị liệu thật hiệu quả mà giảm thiểu được các tác dụng phụ của thuốc. Đó là mục tiêu nghiên cứu trọng tâm của đề tài”. Từ thông tin Viện Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Nha Trang chiết xuất được nguồn nguyên liệu Fucoidan quý từ tảo nâu, có hiệu quả trong việc chống lại sự tạo thành và phát triển của tế bào ung thư, Phương đã tìm hiểu sâu hơn và phát hiện khi Fucoidan kết hợp với thuốc điều trị ung thư thường khó tan, các hạt nano sẽ lập tức được tạo thành nhờ vào đặc tính thân nước của Fucoidan.Ngoài ra, việc sử dụng các tác nhân hình ảnh trong công thức sẽ giúp các hạt nano này có thể quan sát các tế bào ung thư trong suốt quá trình điều trị. Phương pháp điều trị bằng việc sử dụng Fucoidan có mục đích kép là làm dẫn xuất cho thuốc và tự thân là thành tố điều trị bệnh. Tảo nâu cũng là loại tảo khá phổ biến tại các vùng biển Việt Nam nên sẽ giúp hạ giá thành của thuốc. Có thể nói, hướng nghiên cứu của Phương là “một mũi tên trúng nhiều đích”. TS Trần Hà Liên Phương (áo dài, giữa) và 14 nhà khoa học nữ từ các quốc gia khác cùng nhận giải “Nhà khoa học trẻ tài năng của thế giới” ngày 18/3/2015 tại Paris, Pháp (nguồn: L’Oréal-UNESCO)Trước mắt, TS Trần Hà Liên Phương còn rất nhiều việc phải làm, vì đây là hướng nghiên cứu hoàn toàn mới. Trước đây chưa từng có nghiên cứu nào về việc chế tạo hạt nano sử dụng Fucoidan như là nguyên liệu tạo thành, đồng thời là một thuốc điều trị ung thư. Các thông tin về cấu trúc, đặc tính của nguyên liệu không đầy đủ cũng là khó khăn cần giải quyết. Với Phương, những khó khăn này cũng là “thuận lợi” vì nó hấp dẫn và lôi cuốn chị vào guồng xoáy nghiên cứu để tìm cho được câu trả lời. Phương hy vọng: “Trong vòng 4-5 năm tới, nghiên cứu sẽ đạt được những kết quả nhất định, đóng góp một hệ trị liệu mới hiệu quả, ít phản ứng phụ và chi phí thấp cho các bệnh nhân ung thư ở Việt Nam”. Mong muốn lớn nhất của Phương lúc này là có thêm nguồn kinh phí để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn. www.most.gov.vnTIN KHÁC
Tiến sĩ toán học trẻ gặp mặt Thủ tướng
Trái đất bước vào cuộc đại tuyệt chủng thứ 6: Con người “có thể nhanh chóng bị diệt vong”?
Đức chế tạo máy bay chở khách siêu thanh
TIN TIÊU ĐIỂM
Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới
02/11FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc
27/12Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường?
14/10Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam
19/03Sự kiện
Môi trường và biến đổi khí hậu
Công nghệ sinh học
Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021
Chân dung nhà khoa học Việt
Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?
Trang TTĐTTH của Trung tâm Báo Khoa học phát triển - Tia Sáng Trụ sở: 70 Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội Tel/Fax: 024.39428445 VPĐD phía Nam: 31 Hàn Thuyên, Q1, T.p Hồ Chí Minh Tel/Fax: 028.8.273080 Email: khpt@most.gov.vn Người chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Trần Lê Giấy phép trang TTĐTTH số: 9/ GP-TTĐT Ngày cấp 18/01/2024CHUYÊN MỤC
- Sự kiện
- Chính sách
- Khoa học
- Công nghệ
- Khám phá
- Sống - Khỏe
- Địa phương
- Ảnh - Clip
- Khoa học quốc tế
- Kết quả nghiên cứu mới
Từ khóa » Ts Trần Hà Liên Phương
-
Trần Hà Liên Phương - Tin Tức Mới Nhất 24h Qua - VnExpress
-
TS Trần Hà Liên Phương - Báo Tuổi Trẻ
-
.vn - TS Trần Hà Liên Phương (sinh Năm 1981), Bộ ...
-
Tiến Sĩ Trần Hà Liên Phương Nhận Giải 'Nhà Khoa Học Trẻ Tài Năng ...
-
Trần Hà Liên Phương (tranhalienphuong) - Profile | Pinterest
-
Follow Trần Hà Liên Phương's (@halienphuong) Latest Tweets ...
-
Trần Hà Liên Phương On Behance
-
Trần Hà Liên Phương
-
Nữ Tiến Sĩ Trẻ Và Mơ ước Chữa Ung Thư
-
Nữ Tiến Sĩ Y Khoa Trẻ Của Việt Nam được Thế Giới Vinh Danh - Sức Khỏe