Tràn Lan Pin Sạc Dự Phòng Trong Suốt, Cẩn Thận Tiền Mất, Tật Mang

Trong thời đại công nghệ 4.0, Gen Z chúng ta có thể quên cầm theo ví, nhưng mặc nhiên không thể thiếu đi chiếc smartphone. Nhưng, thời lượng pin của những thiết bị này thì có hạn, chưa kể viên pin còn đã bị "chai" đi vài phần. Vậy đâu mới là giải pháp?

Đơn giản mà, mang theo một cục pin sạc dự phòng, thế là xong. Dạo một vòng các trang thương mại điện tử, người dùng có thể sẽ hơi choáng với một "ma trận" các loại pin sạc khác nhau đang được bày bán, đủ loại kích thước, đủ loại giá tiền và tất nhiên, đủ loại thương hiệu khác nhau.

Tràn lan pin sạc dự phòng trong suốt, cẩn thận tiền mất, tật mang - Ảnh 1.

Muôn vàn lựa chọn khác nhau

Nhưng có một loại sản phẩm, tuy chỉ vừa mới xuất hiện trong vài tháng trở lại đây thôi, nhưng lại nhận được rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng, đó là những chiếc pin sạc dự phòng với hộp đựng bằng mica trong suốt.

Có thể thấy, đây là những sản phẩm được các chủ shop gọi là sạc dự phòng, với các cell pin được hàn lại với nhau, đặt trong một hộp mica trong suốt, kèm theo đó là một mạch điện tử chứa màn hình hiển thị, ngoài ra không có các biện pháp bảo vệ về mặt điện tử hay cơ học nào khác.

Được bày bán khá nhiều trên các trang thương mại điện tử

Với thông tin mô tả sản phẩm rất sơ sài như sử dụng lõi pin chính hãng, có 3 cổng sạc và có màn hình báo dung lượng pin. Người dùng gần như không có một công cụ gì để xác thực về độ an toàn, chất lượng sản phẩm lẫn nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ. Các cửa hàng chỉ cam kết bảo hành 1 đổi 1 nếu lỗi đến từ "nhà sản xuất" mà người mua cũng chả có chút thông tin gì về đơn vị này, vậy nên câu hỏi đặt ra là: "Ai sẽ chịu trách nhiệm nếu như những sản phẩm này không may gặp trục trặc"?

Cận cảnh pin sạc dự phòng vỏ mica trong suốt siêu bắt mắt

Pin, trên thực tế là một công cụ lưu trữ năng lượng có lịch sử khá lâu đời và công nghệ đang được sử dụng phổ biến hiện nay là pin Lithium - Ion, chúng sử dụng các ion Lithium để vận chuyển các electron qua lại giữa 2 cực của pin, nhưng nếu nói nữa thì sẽ thành luyên thuyên mất.

Tóm lại, các ion này có vai trò tích điện và chúng cực kỳ dễ cháy và nhạy cảm với nhiệt độ. Đó là lý do vì sao chúng ta vẫn thường thấy những viên pin sạc dự phòng có phần vỏ thường được làm bằng nhựa ABS màu đen, điều này giúp những sản phẩm này hạn chế được nhiệt lượng khủng khiếp từ Mặt Trời.

Tràn lan pin sạc dự phòng trong suốt, cẩn thận tiền mất, tật mang - Ảnh 4.

Pin dự phòng thường có lớp vỏ tối màu

Kế đến, ABS là một loại nhựa chịu lực rất tốt và đó lại một lần nữa là lý do tại sao những nhà sản xuất lớn thường sử dụng loại nhựa này để gia công lớp bọc bên ngoài pin sạc.

Đó là những biện pháp bảo vệ về mặt cơ học, còn về phần điện tử thì sao? Thông thường trên mạch của những pin sạc dự phòng chất lượng sẽ được trang bị các ic bảo vệ quá dòng và quá áp. Khi pin gặp trục trặc về kỹ thuật, các ic này sẽ tiến hành ngắn điện và đảm bảo không có bất kỳ tình huống cháy nổ nào xảy ra, đó là lý do tại sao những viên pin sạc dự phòng đến từ các hãng sản xuất uy tín như Anker, Energizer... lại luôn có mức giá khá cao.

Quảng cáo hẳn lên TikTok thì mới hợp thời!

  • Hiến kế "ứng dụng độc" giúp Lệ Quyên bóp eo không sợ méo tường
  • Apple sẽ ra mắt loạt sản phẩm mới vào ngày 23/3, có một thứ mà người dùng luôn chờ đợi!
  • Không chiếu rạp, fan DC có thể xem “Zack Snyder’s Justice League” ở đâu?

Quay trở lại với những viên pin sạc mica kể trên. Chúng gần như không sở hữu bất kỳ đặc tính bảo vệ nào đã được nêu bên trên, ngoại trừ phần mạch điện có vẻ như được bảo vệ quá dòng và cảnh báo nhiệt độ. Phần hộp mica trông thì cũng đẹp đấy nhưng đặc tính của loại vật liệu này không thể so sánh với sự dẻo dai của nhựa ABS. Vậy người dùng có gì khi xuống tiền mua những sản phẩm này. Đó là sự lo lắng và một viên pin không biết chất lượng ra sao.

Chắc cũng không cần kể lể quá nhiều về những tai nạn liên quan đến pin và sạc smartphone nữa. Nhẹ thì chỉ trầy xước hoặc bỏng, nặng thì nguy hiểm đến cả tính mạng. Các bạn có thể xem cái cách mà một viên pin Lithium - ion phản ứng khi gặp không khí bên dưới để đưa ra quyết định.

Pin Lithium-ion bốc cháy dữ dội khi tiếp xúc với oxy trong không khí

Tựu chung lại, quyết định mua và sử dụng những viên pin sạc trên vẫn hoàn toàn nằm ở người dùng, nhưng với mức giá đang được rao bán ngoài thị trường là khoảng 4-700 nghìn đồng cho một sản phẩm, đắt ngang ngửa với các thương hiệu uy tín thì có vẻ như đây không phải là một lựa chọn sáng suốt lắm đâu!

Nguồn: Tổng hợp

Từ khóa » Box Mica Sạc Dự Phòng