Trần Văn Thanh (chính Khách Trung Quốc) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Trần Văn Thanh (chính khách Việt Nam).
Trần Văn Thanh陈文清
Chức vụ
Bí thư Ủy ban Chính Pháp Trung ương
Nhiệm kỳ28 tháng 10 năm 2022 – nay2 năm, 21 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Tiền nhiệmQuách Thanh Côn
Kế nhiệmđương nhiệm
Ủy viên Bộ Chính trị
Nhiệm kỳ23 tháng 10 năm 2022 – nay2 năm, 26 ngày
Tổng Bí thưTập Cận Bình
Kế nhiệmđương nhiệm
Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia
Nhiệm kỳ7 tháng 11 năm 2016 – 30 tháng 10 năm 20225 năm, 357 ngày
Tổng lýLý Khắc Cường
Tiền nhiệmCảnh Huệ Xương
Kế nhiệmTrần Nhất Tân
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Trung Quốc
Sinhtháng 1, 1960 (64 tuổi)Nhân Thọ, Tứ Xuyên, Trung Quốc
Nghề nghiệpChính trị gia
Dân tộcHán
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc
Học vấnCử nhân Pháp luật
Alma materHọc viện Chính Pháp Tây NamĐại học Tứ Xuyên
Quê quánLâm Ấp, Đức Châu, Sơn Đông

Trần Văn Thanh (tiếng Trung: 陈文清; bính âm: Chēn Wénqīng; sinh tháng 1 năm 1960) là chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XX, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIX, hiện là lãnh đạo cấp phó quốc gia, Bí thư Ban Bí thư, Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trần Văn Thanh sinh ra và lớn lên tại Tứ Xuyên, từ một sĩ quan cảnh sát địa phương đã thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cơ quan an ninh cấp tỉnh từ năm 1994 đến 2002. Ông trở thành lãnh đạo cơ quan công tố của Tứ Xuyên, rồi sau được chuyển công tác, lãnh đạo cơ quan chống tham nhũng của tỉnh Phúc Kiến, vốn là nơi ông Tập Cận Bình đảm nhiệm vị trí lãnh đạo chính quyền địa phương từ năm 1999 đến 2002. Năm 2012, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCDI).[1] Tháng 11 năm 2016, ông được bầu làm Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Tháng 3 năm 2018, kỳ họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) thường niên của Trung Quốc với kế hoạch tái cơ cấu quy mô lớn Quốc vụ viện, Trần Văn Thanh nằm trong số ít bộ trưởng tiếp tục tại nhiệm.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Thanh là người Hán sinh tháng 1 năm 1960, người Nhân Thọ, tỉnh Tứ Xuyên.[2]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 9 năm 1980 đến tháng 7 năm 1984, ông theo học chuyên ngành pháp luật khoa pháp luật tại Học viện Chính trị Pháp luật Tây Nam (nay là Đại học Chính trị Pháp luật Tây Nam).

Tháng 3 năm 1995 đến tháng 10 năm 1997, ông theo học và tốt nghiệp lớp chương trình học nghiên cứu sinh chuyên ngành quản lý doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu Quản trị học tại Đại học Liên hợp Tứ Xuyên (nay là Đại học Tứ Xuyên).

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Văn Thanh xuất thân từ Bộ Công an Trung Quốc (MPS), cơ quan từng chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động chống gián điệp trước khi Bộ An ninh được thành lập năm 1983. Tháng 3 năm 1983, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tháng 7 năm 1984, Trần Văn Thanh được phân phối đến cơ sở hệ thống công an nhậm chức, là dân cảnh của đồn công an trấn Tạ Gia, Cục Công an huyện Bành Sơn, thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên rồi đảm nhiệm chức Phó Đồn trưởng Đồn công an trấn Tạ Gia, Phó Cục trưởng Phân cục Công an khu Kim Khẩu Hà.

Tháng 12 năm 1986, ông được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Phân cục Công an khu Ngũ Thông Kiều rồi nhậm chức Cục trưởng Phân cục Công an khu Ngũ Thông Kiều, thành phố Lạc Sơn, tỉnh Tứ Xuyên.

Tháng 6 năm 1990, ông được bổ nhiệm làm Phó Cục trưởng Cục Công an thành phố Lạc Sơn. Tháng 12 năm 1992, ông được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Công an thành phố Lạc Sơn.

Tháng 8 năm 1994, Trần Văn Thanh chuyển công tác từ Bộ Công an sang Bộ An ninh Quốc gia với chức danh Phó Giám đốc Sở An ninh Quốc gia tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 1 năm 1997, ông được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng rồi Bí thư Ban Cán sự Đảng Sở An ninh Quốc gia tỉnh Tứ Xuyên kiêm Phó Giám đốc Sở An ninh Quốc gia tỉnh Tứ Xuyên.

Tháng 1 năm 1998, Trần Văn Thanh được bổ nhiệm làm Bí thư Ban Cán sự Đảng Sở An ninh Quốc gia tỉnh Tứ Xuyên, Giám đốc Sở An ninh Quốc gia tỉnh Tứ Xuyên. Tháng 9 năm 1998, ông kiêm nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký Chính phủ nhân dân tỉnh Tứ Xuyên.

Tháng 4 năm 2002, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên.

Tháng 8 năm 2006, ông được luân chuyển làm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phúc Kiến kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Tỉnh ủy Phúc Kiến. Ngày 21 tháng 10 năm 2007, tại phiên bế mạc của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 17, Trần Văn Thanh được bầu làm Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII.

Tháng 5 năm 2011, Trần Văn Thanh được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Phúc Kiến kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Tỉnh ủy Phúc Kiến.[3] Tháng 9 năm 2011, ông thôi kiêm nhiệm chức danh Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Tỉnh ủy Phúc Kiến.

Trong hai ngày 3 tháng 11 và 4 tháng 11 năm 2012, hội nghị toàn thể lần thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII được cử hành tại Bắc Kinh, Trần Văn Thanh được bầu làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVII, hàm Bộ trưởng.[4]

Ngày 15 tháng 11 năm 2012, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII tiến hành Hội nghị toàn thể lần thứ nhất bầu Trần Văn Thanh làm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XVIII, cơ quan chỉ huy chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi".

Tháng 4 năm 2015, Trần Văn Thanh được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc[5][6] đồng thời ông thôi giữ chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[7]

Ngày 7 tháng 11 năm 2016, tại hội nghị lần thứ 24 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XII nhiệm kỳ 2013 đến năm 2018, Trần Văn Thanh được phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc thay cho ông Cảnh Huệ Xương.[8][9][10] Cùng tháng 11 năm 2016, ông được chỉ định làm Ủy viên Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[11]

Ngày 24 tháng 10 năm 2017, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX.[12] Sáng ngày 19 tháng 3 năm 2018, kỳ họp thứ nhất Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) khóa XIII đã tổ chức hội nghị toàn thể lần thứ 7 tiếp tục bầu Trần Văn Thanh làm Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc nhiệm kỳ 2018 đến năm 2023.[13]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bộ An ninh quốc gia: Cơ quan bí mật nhất Trung Quốc
  2. ^ “Tiểu sử Trần Văn Thanh” (bằng tiếng Anh). China Vitae. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ “鹿心社任江西代省长 陈文清任福建省委副书记”. 搜狐. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ “中纪委增选张军、陈文清为中纪委副书记”. 凤凰网. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2012.
  5. ^ “Người gác cổng An ninh quốc gia cho ông Tập”. Tin nhanh VnExpress. 24 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  6. ^ “中纪委原副书记陈文清任国安部党委书记”. 新浪网. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2015.
  7. ^ “中央纪委副书记杨晓渡兼任中国纪检监察学院院长,接棒陈文清”. 澎湃新闻. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ “全国人大任命陈文清为国家安全部部长”. 新华通讯社. Truy cập ngày 7 tháng 11 năm 2016.
  9. ^ “Trung Quốc bổ nhiệm Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng An ninh Quốc gia”. Báo điện tử VOV. 7 tháng 11 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  10. ^ “Trung Quốc thay Bộ trưởng Tài chính, An ninh”. Báo Thanh niên Online. 7 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2017.
  11. ^ “国家安全部部长陈文清任中央政法委委员”. 澎湃新闻. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2016.
  12. ^ “List of members of the 19th CPC Central Committee”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 10 năm 2017.
  13. ^ “Trung Quốc bầu chọn các chức danh trong Chính phủ”. Đài Tiếng nói Việt Nam. 19 tháng 3 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2018.
  • x
  • t
  • s
 Trung Quốc: Lãnh đạo Đảng khóa XX và Nhà nước khóa XIV
Đảng Cộng sảnTrung Quốc
Ủy banTrung ươngKhóa XX
Bộ Chính trị
Tổng Bí thư ★Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao
7 Thường vụ ★
  • Tập Cận Bình
  • Lý Cường
  • Triệu Lạc Tế
  • Vương Hỗ Ninh
  • Thái Kỳ
  • Đinh Tiết Tường
  • Lý Hi
24 Ủy viên ☆
  • Tập Cận Bình
  • Lý Cường
  • Triệu Lạc Tế
  • Vương Hỗ Ninh
  • Thái Kỳ
  • Đinh Tiết Tường
  • Lý Hi
  • Mã Hưng Thụy
  • Vương Nghị
  • Doãn Lực
  • Thạch Thái Phong
  • Lưu Quốc Trung
  • Lý Cán Kiệt
  • Lý Thư Lỗi
  • Lý Hồng Trung
  • Hà Vệ Đông
  • Hà Lập Phong
  • Trương Hựu Hiệp
  • Trương Quốc Thanh
  • Trần Văn Thanh
  • Trần Cát Ninh
  • Trần Mẫn Nhĩ
  • Viên Gia Quân
  • Hoàng Khôn Minh
Ban Bí thư
7 Bí thư ☆
  • Thái Kỳ
  • Thạch Thái Phong
  • Lý Cán Kiệt
  • Lý Thư Lỗi
  • Trần Văn Thanh
  • Lưu Kim Quốc
  • Vương Tiểu Hồng
Quân ủy
Chủ tịch ★Tập Cận Bình
2 Phó Chủ tịch ☆
  • Trương Hựu Hiệp
  • Hà Vệ Đông
Kiểm Kỷ
Bí thư ☆
  • Lý Hi
Nhân ĐạiKhóa XIII
Ủy viên trưởng ★
  • Triệu Lạc Tế
14 Phó Ủy viên trưởng ☆
  • Lý Hồng Trung
  • Vương Đông Minh
  • Tiêu Tiệp
  • Trịnh Kiến Bang Chủ tịch Dân Cách
  • Đinh Trọng Lễ Chủ tịch Dân Minh
  • Hác Minh Kim Chủ tịch Dân Kiến
  • Thái Đạt Phong Chủ tịch Dân Tiến
  • Hà Duy Chủ tịch Nông Công
  • Vũ Duy Hoa Chủ tịch Cửu Tam
  • Thiết Ngưng
  • Bành Thanh Hoa
  • Trương Khánh Vĩ
  • Losang Jamcan người Tạng
  • Shohrat Zakir người Duy Ngô Nhĩ
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước ★Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch ☆
  • Hàn Chính
Quốc vụ việnKhóa XIV
Tổng lý ★
  • Lý Cường
4 Phó Tổng lý ☆
  • Đinh Tiết Tường
  • Hà Lập Phong
  • Trương Quốc Thanh
  • Lưu Quốc Trung
5 Ủy viên ☆
  • Lý Thượng Phúc
  • Vương Tiểu Hồng
  • Ngô Chính Long
  • Thầm Di Cầm
  • Tần Cương
Chính HiệpKhóa XIV
Chủ tịch ★
  • Vương Hỗ Ninh
23 Phó Chủ tịch ☆
  • Thạch Thái Phong
  • Hồ Xuân Hoa
  • Thẩm Dược Dược
  • Vương Dũng
  • Chu Cường
  • Pagbalha Geleg Namgyai người Tạng
  • Hà Hậu Hoa
  • Lương Chấn Anh
  • Bagatur người Mông Cổ
  • Tô Huy nữ, Chủ tịch Đài Minh
  • Thiệu Hồng Phó Chủ tịch Cửu Tam
  • Cao Vân Long Chủ tịch Công Thương
  • Trần Vũ người Tráng
  • Mục Hồng
  • Hàm Huy người Hồi
  • Vương Đông Phong kiêm Tổng thư ký
  • Khương Tín Trị
  • Tưởng Tác Quân Chủ tịch Trí Công
  • Hà Báo Tường Phó Chủ tịch Dân Cách
  • Vương Quang Khiêm Phó Chủ tịch Dân Minh
  • Tần Bác Dũng Phó Chủ tịch Dân Kiến
  • Chu Vĩnh Tân Phó Chủ tịch Dân Tiến
  • Dương Chấn Phó Chủ tịch Nông Công
Quân ủy
Chủ tịch ★Tập Cận Bình
Phó Chủ tịch ☆
  • Trương Hựu Hiệp
  • Hà Vệ Đông
Giám sát
Chủ nhiệm ☆
  • Lưu Kim Quốc
Pháp viện
Viện trưởng ☆
  • Trương Quân
Kiểm Viện
Kiểm sát trưởng ☆
  • Ứng Dũng
Danh sách lãnh đạo Đảng và Nhà nước theo vị trí tổ chức; ★: Lãnh đạo cấp Quốc gia; ☆: Lãnh đạo cấp Phó Quốc giaKhóa XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ 2022–27; khóa XIV của Nhân Đại, Quốc vụ viện, Chính Hiệp nhiệm kỳ 2023–28.
  • x
  • t
  • s
Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khóa XIII
Chính phủ Lý Khắc Cường (2018–2023)
Tổng lý Quốc vụ việnLý Khắc Cường Thường vụ Chính trị, Lãnh đạo thứ HaiTổng lý Quốc vụ viện Lý Khắc CườngPhó Tổng lý thứ Nhất Hàn Chính
Phó Tổng lý
  1. Hàn Chính Lãnh đạo thứ Bảy
  2. Tôn Xuân Lan ♀ Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Hồ Xuân Hoa Ủy viên Bộ Chính trị
  4. Lưu Hạc Ủy viên Bộ Chính trị
Ủy viên Quốc vụ
  1. Ngụy Phượng Hòa
  2. Vương Dũng
  3. Vương Nghị
  4. Tiêu Tiệp Tổng Thư ký Quốc vụ viện
  5. Triệu Khắc Chí
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giaoVương Nghị
02. Bộ Quốc phòngThượng tướng Ngụy Phượng Hòa
03. Bộ Công AnTriệu Khắc Chí • Vương Tiểu Hồng
04. Bộ Giáo dụcTrần Bảo Sinh • Hoài Tiến Bằng
05. Bộ Khoa học và Công nghệVương Chí Cương
06. Bộ Công nghiệp và Thông tinMiêu VuTiêu Á Khánh • Kim Tráng Long
07. Bộ Dân chínhHoàng Thụ HiềnLý Kỷ Hằng • Đường Đăng Kiệt
08. Bộ Quốc anTrần Văn Thanh
09. Bộ Tư phápĐường Nhất Quân
10. Bộ Tài chínhLưu Côn
11. Bộ Nhân lực và Xã hộiTrương Kỉ Nam • Chu Tổ Dực
12. Bộ Tài nguyên thiên nhiênLục Hạo • Vương Quảng Hoa
13. Bộ Môi trường và Sinh tháiLý Cán Kiệt • Hoàng Nhuận Thu
14. Bộ Nhà ở và Kiến thiết thành thị, nông thônVương Mông Huy • Nghê Hồng
15. Bộ Giao thông Vận tảiLý Tiểu Bằng
16. Bộ Thủy lợiNgạc Cánh Bình • Lý Quốc Anh
17. Bộ Nông nghiệp và Nông thônHàn Trường Phú • Đường Nhân Kiện
18. Bộ Thương mạiChung Sơn • Vương Văn Đào
19. Bộ Văn hóa và Du lịchLạc Thụ Cương • Hồ Hòa Bình
20. Bộ Quản lý khẩn cấpVương Ngọc PhổHoàng Minh • Vương Tường Hỉ
21. Bộ Cựu chiến binhTôn Thiệu Sính • Bùi Kim Giai
Các cơ quan ngang bộ
22. Ủy ban Cải cách và Phát triểnHà Lập Phong Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch Chính Hiệp
23. Ủy ban Sự vụ dân tộc Quốc giaBagatur Chủ nhiệm, Phó Chủ tịch Chính HiệpTrần Tiểu Giang • Phan Nhạc
24. Ủy ban Y tế Quốc giaMã Hiểu Vĩ
25. Ngân hàng Nhân dânBí thư Quách Thụ Thanh – Thống đốc Dịch Cương
26. Kiểm toán Nhà nướcHồ Trạch Quân ♀ • Hầu Khải
Tên in nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳ.« Quốc vụ viện khóa XII → Khóa XIII → Quốc vụ viện khóa XIV »
  • x
  • t
  • s
Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc
  • Lăng Vân
  • Giả Xuân Vượng
  • Hứa Vĩnh Dược
  • Cảnh Huệ Xương
  • Trần Văn Thanh

Từ khóa » Thứ Trưởng Bộ Công An Trung Quốc